Top 5 # Bệnh Hội Chứng Thận Hư Nước Tiểu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Học Hội Chứng Thận Hư

Bệnh học Hội chứng thận hư:

Phần 1:

Bệnh học Hội chứng thận hư -Phần 1-Đại cương.

Phần 2:

Bệnh học Hội chứng thận hư -Phần 2-Chẩn đoán.

Phần đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu về Đại cương của Hội chứng thận hư, phần này chúng ta đi sâu về cách chẩn đoán bệnh và điều trị chứng bệnh thận hư:

2.2. Chẩn đoán

Xác định hội chứng thận hư dựa vào các yếu tố sau:

+ Phù: phù là triệu chứng thường gặp nhất, phù thường bắt đầu ở mặt, nhiều vào buổi sáng thức dậy, phù ở chân,mắc cá chân, phù bìu, âm hộ. Trường hợp nặng phù toàn thân mức độ nhiều có kèm tràn dịch đa màng. Phù trắng mềm, ấn lõm không đau, đối xứng hai bên. Cần đánh giá mức độ phù bằng cách theo dõi cân nặng mỗi ngày.

– Tiểu ít, mệt mỏi chán ăn.

– Tiểu máu, tăng huyết áp có thể gặp ở bệnh nhân xơ hóa cầu thận khu trú từng phần, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tăng sinh màng.

2.3. Tiến triển và tiên lượng:

– Bệnh thận với tổn thương cầu thận tối thiểu (minimal change disease):Biểu hiện lâm sàng là hội chứng thận hư:

Khoảng 80% bệnh nhân là người lớn đáp ứng với điều trị bằng uống prednisolon với liều 1mg/kg/ngày. Trường hợp không đáp ứng với điều trị có thể do chẩn đoán nhầm, thường nhầm với bệnh cầu thận xơ hoá ổ-đoạn ở giai đoạn đầu.

Những bệnh nhân có đáp ứng với prednisolon có thể giảm liều dần trong 4 tháng rồi ngừng, cần theo dõi protein niệu trong giai đoạn giảm liều prednisolon. Trường hợp bệnh tái phát thì dùng lại liều prednisolon ban đầu cũng có hiệu quả. Trường hợp hay tái phát, hay không thể giảm prednisolon dưới mức liều cao thì có thể phối hợp với cyclophosphamit (endoxan) với liều 2 mg/kg/ngày trong 2 tháng hoặc chlorambucil 0,2 mg/kg/ngày uống trong 2-3tháng.

Bệnh nhân có hội chứng thận hư thay đổi tối thiểu ở người lớn, chỉ có 60% số bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị corticoit sau 8 tuần, hơn 80% không còn protein niệu sau 16 tuần điều trị và có 94% số bệnh nhân protein niệu về âm tính sau thời gian điều trị dài hơn. Số bệnh nhân đáp ứng chậm với điều trị được coi là kháng steroit và không nên điều trị thêm nữa.

2.4. Các biến chứng của hội chứng thận hư:

Biến chứng của hội chứng thận hư là hậu quả của các rối loạn sinh hoá do mất nhiều protein qua nước tiểu. Có thể gặp các biến chứng sau:

– Suy dinh dưỡng: thường gặp ở trẻ em và cả ở người lớn nếu không cung cấp đủ protein để bù vào lượng protein bị mất qua nước tiểu.– Suy giảm chức năng thận do rối loạn nước và điện giải, giảm thể tích máu do phù có thể dẫn đến suy thận chức năng.– Nhiễm khuẩn: nguy cơ nhiễm khuẩn tăng do giảm IgM, IgG, giảm bổ thể trong huyết tương do mất qua nước tiểu. Có thể gặp viêm mô tế bào, zona, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phúc mạc tiên phát, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu và các loại vi khuẩn khác.– Giảm canxi máu: canxi máu giảm do giảm protein máu và do giảm hấp thu canxi từ ruột có thể gây ra cơn tetani.– Nghẽn tắc mạch: có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, nhất là tĩnh mạch thận. Biến chứng này đã được biết từ lâu, nhưng mãi cho tới gần đây, người ta mới phát hiện tỉ lệ nghẽn tắc tĩnh mạch thận khá cao, từ 5-60% số bệnh nhân có hội chứng thận hư (tuỳ theo tác giả). Triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch thận thường kín đáo, phát hiện được thường dựa vào mức lọc cầu thận và chức năng thận suy giảm đột ngột, siêu âm Doppler tĩnh mạch thận hoặc chụp tĩnh mạch thận có cản quang thấy có cục nghẽn. ở nam giới, nếu nghẽn tắc tĩnh mạch thận trái, có thể thấy giãn tĩnh mạch bìu.

Biến chứng nghẽn tắc mạch có thể do rối loạn đông máu ở bệnh nhân có hội chứng thận hư gây nên. Rối loạn đông máu ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có đặc điểm là giảm anti thrombin III (ATIII) trong máu do bị tăng đào thải qua nước tiểu, giảm nồng độ và/hoặc giảm hoạt tính của protein C, protein S trong máu. Tăng fibrinogen máu do tăng tổng hợp ở gan. Giảm quá trình phân giải fibribin và có lẽ còn có vai trò quan trọng của tăng α2 antiplasmin.

Tăng ngưng tập tiểu cầu.

Hội Chứng Thận Hư Là Bệnh Gì

Tổng quan Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư (hay còn được gọi là thận nhiễm mỡ) là tình trạng thận để mất đạm qua nước tiểu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên…

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này: – Nguyên nhân nguyên phát ở cầu thận. – Nguyên nhân thứ phát do các bệnh toàn thể hoặc những trường hợp…

Ở người lớn, có đến trên 30% số bệnh nhân bị hội chứng thận hư (HCTH) nghĩa là có bệnh thận do bệnh toàn thân gây nên như đái tháo đường, thoái hóa…

Triệu chứng & phân loại Hội chứng thận hư

Người ta vẫn nghĩ bệnh thận thường xảy ra ở người lớn, nhưng thật ra tỷ lệ trẻ em hiện nay mắc bệnh thận không phải là ít. Mỗi năm tại bệnh viện Nhi…

Phù là biểu hiện đầu tiên của hội chứng thận hư. Tiếp đó là các biểu hiện như: tiểu ít, chán ăn, huyết áp cao. Nếu bệnh để lâu có thể dẫn đến một số…

Chẩn đoán & xét nghiệm Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là một hội chứng sinh hóa và lâm sàng đặc trưng bởi sự mất nhiều protein qua nước tiểu, gây giảm albumin huyết tương, biểu hiện…

Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: Phù,…

Điều trị & chăm sóc Hội chứng thận hư

Các chế độ ăn khác nhau phải đảm bảo sự cân đối, sự đầy đủ và sự toàn diện của nó, sao cho phù hợp với đặc tính biết trước của từng bệnh, chú trọng…

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn chức năng thận (cảm mạo, lo sợ, căng thẳng tinh thần nặng, nhiễm độc, nhiễm khuẩn…) dẫn đến bệnh ở thận (viêm cầu…

Việc điều trị hội chứng thận hư thường phức tạp và kéo dài. Trong thực tế có nhiều người sau khi uống thuốc thấy hết phù, nghĩ rằng bệnh đã khỏi…

Hội chứng thận hư có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng, do thuốc, nhiễm độc thai nghén, rối loạn do di truyền, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống như tiểu…

Khoa thận bệnh viện Nhi Ðồng 1 hiện đang có hơn 50 bệnh nhi đang điều trị. Có bé như cháu Y., nhà ở Thủ Ðức, chỉ mới 3 tháng tuổi đã phải vào viện do…

Giải đáp của bác sỹ Hội chứng thận hư

Xin cho biết cách điều trị hội chứng thận hư. Tôi nghe nói trẻ em phát bệnh dễ chữa hơn người lớn? Tại sao một số bác sĩ cho ăn uống theo chế độ bình…

Em phá mụn cóc bằng mủ xương rồng rồi sau đó bị phù cả người. Xét nghiệm thấy protein trong nước tiểu vượt mức cho phép. Bác sĩ chẩn đoán là bị thận…

Kinh nghiệm cộng đồng Hội chứng thận hư

Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư

Các nguyên nhân nguyên phát phổ biến nhất là:

Thoái hóa bột, một nguyên nhân còn chưa được thừa nhận hoàn toàn, chiếm 4% số trường hợp.

Bệnh thận do HIV có tổn thương xơ hóa cầu thận ổ cục bộ xuất hiện ở bệnh nhân AIDS.

Nguyên nhân của hội chứng thận hư

Protein niệu xuất hiện do thay đổi các tế bào nội mô mao mạch, màng đáy cầu thận (GBM) hoặc tế bào chân lồi biểu mô, thường cho phép lọc protein huyết thanh chọn lọc theo kích thước và theo điện tích.

Cơ chế gây tổn thương cho các cấu trúc này hiện chưa được biết rõ trong bệnh cầu thận nguyên phát và thứ phát, nhưng các bằng chứng cho thấy các tế bào T có thể kích thích yếu tố tính thấm trong tuần hoàn hoặc làm giảm hoạt động của yếu tố ức chế tính thấm đáp ứng với các kháng nguyên miễn dịch và các cytokine chưa được xác định. Các yếu tố có thể khác bao gồm các khiếm khuyết di truyền tại các protein gắn với màng lọc cầu thận, hoạt hóa bổ thể dẫn tới tổn thương các tế bào biểu mô cầu thận và mất các nhóm điện tích âm gắn với các protein của màng đáy cầu thận và các tế bào biểu mô cầu thận.

Hội chứng này gây mất các protein phân tử lớn ra nước tiểu, chủ yếu là albumin cũng như các opsonins, globulin miễn dịch, erythropoietin, transferrin, các protein liên kết hormon (bao gồm globulin liên kết hormon tuyến giáp và protein liên kết vitamin D) và antithrombin III. Sự thiếu hụt các protein này và các protein khác góp phần gây ra một số biến chứng (xem Bảng: Các biến chứng của hội chứng thận hư); các yếu tố sinh lý khác cũng có vai trò gây ra các biến chứng.

Các biến chứng của hội chứng thận hư

Mất erythropoietin và transferrin

Tăng tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan

Tăng độ nhớt máu do giảm thể tích tuần hoàn

Đôi khi giảm hấp thu đường miệng thứ phát do phù nề mạc treo

Rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Các triệu chứng ban đầu bao gồm chán ăn, mệt mỏi và nước tiểu sủi bọt (do nồng độ protein cao).

Các triệu chứng tương ứng có thể xuất hiện, bao gồm phù ngoại biên và cổ trướng. Phù có thể làm mờ các dấu hiệu của triệu chứng teo yếu cơ và gây ra dấu hiệu đường trắng song song ở nền móng (đường Muehrcke).

Tỷ lệ protein / creatinine nước tiểu cắt ngang ≥ 3 hoặc protein niệu ≥ 3 g / 24 giờ

Chẩn đoán được nghĩ đến ở những bệnh nhân có phù và protein niệu. Chẩn đoán xác định dựa vào tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cắt ngang hoặc dựa vào lượng protein niệu 24 giờ. Nguyên nhân có thể được gợi ý thông qua các biểu hiện lâm sàng (ví dụ như SLE, tiền sản giật, ung thư); khi nguyên nhân không được rõ ràng, các xét nghiệm bổ sung (ví dụ, huyết thanh học) và sinh thiết thận sẽ được chỉ định.

Chẩn đoán HCTH khi có protein niệu tăng có ý nghĩa (protein niệu 3g/24 giờ) ( lượng bài tiết thông thường là < 150 mg / ngày). Ngoài ra, tỷ lệ protein / creatinine trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ước tính một cách khá chính xác lượng protein niệu 24h/ 1,73 m 2 da (ví dụ, với giá trị 40 mg / dL protein và creatinine 10 mg / dL trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tương đương với lượng protein 4 g / 1,73 m 2 trong mẫu nước tiểu 24 giờ).

Việc tính toán dựa trên mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ít tin cậy hơn khi sự bài tiết creatinine ở mức cao (ví dụ như trong khi luyện tập thể dục thể thao) hoặc ở mức thấp (ví dụ như trong hội chứng suy mòn). Tuy nhiên, tính toán dựa trên các mẫu nước tiểu ngẫu nhiên thường được áp dụng hơn mẫu nước tiểu 24 giờ vì việc thu thập nước tiểu thuận tiện hơn và ít bị sai sót hơn (ví dụ do thiếu tuân thủ); thuận tiện hơn trong việc đánh giá sự thay đổi xét nghiệm trong quá trình điều trị.

Ngoài protein niệu, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các trụ niệu (trụ hyalin, trụ hạt, trụ mỡ, trụ sáp hoặc trụ tế bào biểu mô). Lipid niệu, sự hiện diện của lipid tự do hoặc lipid trong các tế bào ống thận (thể mỡ tròn), trong các trụ ( trụ mỡ) hoặc dưới dạng các globulin tự do, gợi ý có bệnh cầu thận gây ra hội chứng thận hư. Có thể phát hiện cholesterol trong nước tiểu dưới kính hiển vi quang học và biểu hiện dưới dạng hình chữ thập Maltese dưới ánh sáng phân cực chữ thập, có thể phải sử dụng nhuộm Sudan để hiển thị triglycerides.

Xét nghiệm hỗ trợ giúp đánh giá mức độ nặng và biến chứng.

Albumin huyết thanh thường < 2,5 g / dL.

Không cần thiết phải định lượng nồng độ alpha- và gammaglobulin, globulin miễn dịch, ceruloplasmin, transferrin và các thành phần bổ thể, nhưng nồng độ các chỉ số này có thể cũng thấp.

Vai trò của xét nghiệm tìm các nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư (xem Bảng: Nguyên nhân của hội chứng thận hư) còn đang tranh cãi vì bằng chứng còn thấp. Các xét nghiệm được chỉ định dựa trên tình trạng lâm sàng. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Glucose huyết thanh hoặc Hb glycosyl hóa (HbA 1c)

Sinh thiết thận được chỉ định ở người lớn để chẩn đoán các thể tổn thương gây hội chứng thận hư nguyên phát. Hội chứng thận hư ở trẻ em hầu hết là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu và thường được quy ước chẩn đoán mà không cần sinh thiết trừ khi bệnh nhân không cải thiện với điều trị corticosteroids. Dấu hiệu đặc trưng trên sinh thiết sẽ được bàn luận ở từng tổn thương cụ thể.

Tiên lượng thay đổi theo nguyên nhân. Đáp ứng hoàn toàn có thể đạt được một cách tự nhiên hoặc với điều trị. Tiên lượng nói chung là tốt ở các tổn thương đáp ứng với điều trị corticoid.

Trong mọi trường hợp, tiên lượng có thể không tốt nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

Điều trị các bệnh lý nền có thể bao gồm điều trị nhiễm trùng kịp thời (ví dụ viêm nội tâm mạc do tụ cầu, sốt rét, giang mai, sán máng), giải mẫn cảm dị ứng (ví dụ như ngộ độc lá sồi hoặc lá cây thường xuân và phơi nhiễm kháng nguyên côn trùng), ngừng một số loại thuốc (ví dụ: vàng, penicillamine, NSAIDs ); các biện pháp này có thể điều trị hội chứng thận hư trong một số trường hợp cụ thể.

Ức chế Angiotensin (sử dụng ức chế men chuyển hoặc các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II) được chỉ định để làm giảm áp lực trong cầu thận và huyết áp hệ thống và protein niệu. Các thuốc này có thể gây ra hoặc làm tăng kali máu ở những bệnh nhân suy thận vừa đến nặng.

Hạn chế protein không còn được khuyến cáo vì thiếu hiệu quả được chứng minh trên sự tiến triển của bệnh.

Hạn chế natri (< 2 g natri, hoặc khoảng 100 mmol / ngày) được khuyến cáo cho bệnh nhân có phù trên lâm sàng.

Các thuốc lợi tiểu quai thường được dùng để kiểm soát phù nhưng có thể làm xấu thêm tình trạng suy thận trước đó và tình trạng giảm thể tích, tăng độ nhớt máu, tăng đông và do đó nên được sử dụng chỉ khi chế độ ăn hạn chế natri không hiệu quả hoặc có bằng chứng về tình trạng quá tải dịch trong lòng mạch. Trong trường hợp nặng của hội chứng thận hư, truyền albumin tĩnh mạch sau đó dùng lợi tiểu quai có thể được chỉ định để kiếm soát phù.

Statin được chỉ định để điều trị rối loạn lipid máu.

Hạn chế cholesterol và chất béo bão hòa được khuyến cáo giúp kiểm soát rối loạn lipid máu.

Thuốc chống đông được chỉ định để điều trị tình trạng huyết khối, nhưng có rất ít dữ liệu hỗ trợ cho việc sử dụng chúng như biện pháp phòng ngừa ban đầu.

Tất cả các bệnh nhân cần được tiêm phòng phế cầu nếu không có chống chỉ định khác

Phẫu thuật cắt hai thận trong hội chứng thận hư nặng do giảm albumin máu dai dẳng hiếm khi là chỉ định cần thiết. Kết quả tương tự đôi khi có thể đạt được bằng cách nút động mạch thận bằng coil, do đó tránh được phẫu thuật ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Lọc máu được chỉ định khi cần thiết.

Bệnh Án Nội Khoa Hội Chứng Thận Hư

Hội chứng thận hư là bệnh nội khoa xuất hiện bởi những tổn thương của đám mạch máu nhỏ ở thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc chất thải và lượng nước dư từ cơ thể. Bệnh án nội khoa hội chứng thận hư gây sưng (phù), đặc biệt ở bàn chân và cổ chân, và gia tăng mối nguy cơ về những vấn đề sức khỏe khác.

Những dấu hiệu y học lâm sàng của bệnh án nội khoa hội chứng thận hư bao gồm:

Sưng (phù), đặc biệt xung quanh mắt và cổ chân, bàn chân bệnh nhân.

Nước tiểu có bọt do bài tiết quá mức protein.

Tăng cân do ứ nước trong cơ thể.

Mất cảm giác ngon miệng.

Các triệu chứng khác như: Ho, Đi tiểu khó, đau, Sốt, Nhức đầu, Máu trong nước tiểu…

Bệnh án nội khoa hội chứng thận hư thường gặp nhất ở trẻ em. Tùy vào mức độ của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

1. Hành Chính

Họ và tên bệnh nhân: Nguyễn Xuẫn T

Giới tính: Nam.

Tuổi 72

Địa chỉ: Hải Phòng

Nghề nghiệp: Cán bộ về hưu.

Vào viện lúc 13h 31/08/2011

Lý do vào viện: Phù 2 chi dưới , tiểu ít , chóng mặt

II. Bệnh sử

Một tháng trước khi vào viện bệnh nhân thấy mệt mỏi trong người, ăn uống kém, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt. Hay bị choáng, choáng sau khi vận động mạnh. Đi lại, đứng lên ngồi xuống cũng choáng và hoa mắt. Đống thời bệnh nhân thấy nặng dần 2 chi dưới, lúc đầu không rõ ràng, sau hơn 2 tuần trước khi vào viện, 2 chân nặng dần lên làm bệnh nhân khó chịu khi đi lại và vận động.

Phù chân nhiều về buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đỡ hơn về chiều. Phù trắng, mềm, ấn lõm, không thay đổi màu sắc với da kèm theo. Bệnh nhân không có cảm giác nặng mắt, nặng mặt. Đi tiểu ít gần 1 tháng nay, mỗi ngày đi từ 2-3 lần, tổng cộng khoảng 700-800ml / 24h. Không tiểu đêm. Không tiểu rắt, tiểu buốt. Nước tiểu vàng trong, không rõ độ sánh. Đại tiện phân vàng thành khuôn. Bệnh nhân không nôn, không sốt, không tức ngực khó thở, không chảy máu cam, không chảy máu chân răng. Ở nhà chưa điều trị gì, được đưa nhập khoa điều trị theo hướng lợi tiểu, nâng cao thể trạng …

Hiện tại bệnh nhân còn hoa mắt chóng mặt, phù 2 chi dưới, đi tiểu được khoảng 2000ml/4h, nước tiểu vàng trong, không rõ độ sánh.

III. Tiền sử

Bản thân: Trước đây chưa có lần nào phù như vậy

Không dùng thuốc lá , thuốc lào , bia rượu.

IV. Thăm khám: Lúc 17h30p 31/08/2011

Toàn thân

– Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thể trạng gây ( cao 1m60 nặng 48kg )

– Da xanh, niêm mạc mắt miệng, gốc lưỡi nhợt.

– Phù 2 chi dưới, phù trắng mềm, ắn lõm. Phù 2 cẳng chân từ gối trở xuống, Vùng đùi 2 bên không rõ.

– Không xuất huyết dưới da.

– Môi khô , lưỡi không bẩn .

– Tuyến giáp không to , hạch ngoại biên không sờ thấy .

– M: 90l / ph T* : 36*8

– NT : 20l/ ph HA: 140/80mmHg

Bộ phận

– Thận tiết niệu :

+ Hố thận 2 bên không đầy

+ Không có dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận

+ Không có cầu bàng quan

+ Ấn các điểm niệu quản Trên, Giữa không đau.

– Thần kinh :

+ Không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.

+ Không phát hiện hội chứng màng não.

– Tuần hoàn :

+ Mỏm tim đập KLS V đường giữa xương đòn T

+ Không có rung miu

+ Diện tim không to

+ T1 , T2 đều rõ

+ Không phát hiện tiếng tim bệnh lý

+ NT: 90l/ph HA: 140/80 mmHg

– Hô Hấp :

+ Lồng ngực cân đối , di động đều theo nhịp thở .

+ Không co kéo các cơ hô hấp , các KLS không giãn.

+ Rung thanh đều rõ 2 bên phổi.

+ Gõ trong

+ RRPN êm dịu

+ Không thấy rale phổi.

– Bụng:

+ Bụng mềm , không chướng , di động theo nhịp thở

+ Không có tuần hoàn bàng hệ , không u cục nổi , không sẹo mổ cũ.

+ Không có điểm đau khu trú ,

+ Gan lách không sờ thấy.

– Các bộ phận khác : Chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý .

V. Chẩn đoán sơ bộ: Bệnh án nội khoa Hội chứng thận hư.

Bệnh nhân có hội chứng Phù với đặc điểm phù thận , Hội chứng nước tiểu , Hội chứng về tim mạch ( tăng huyết áp , thiếu máu nhẹ )

VI . Cận Lâm Sàng

Yêu cầu : CTM, SHM : Gmáu , Ure , Cre , acid uric , Pro toàn phần , anbumin , globulin, Cholesterol , Tryglycerid , HDL , LDL , Điện giải đồ , CK , CK-MB, phosphatase kiềm.

SH nước tiểu tổng quát.

X-Q ổ bụng, X-Q tim phổi thẳng.

SA OB chú ý thân và đường niệu

SHM: Ure82 ,3 Micro mol(Mcm)/ l

Cre 163Mcm/ l

Acid uric : 618Mcm/l

Albumin 28.1g/l Protein TP (?) (không hiểu sao không có cái này trong phiếu xét nghiệm HSM )

Cholesterol 8.78 mol/l

Tryglycerid 2.94mmol/l

– SH nước tiểu :

Protein 9.3g/l

VII. Tóm tắt bệnh án

Bệnh nhân nam 72 tuổi vào viện với lý do phù 2 chân , tiểu ít , hoa mắt chóng mặt . Qua hỏi và thăm khám thấy :

HC nước tiểu (+) : Tiểu ít 700ml/24h , Pro niệu 9.3g /l

HC phù (+) : Phù 2 chi dưới , trắng mềm , ấn lõm

HC Ure huyết cao (+) : Mệt mỏi , nhức đầu , chóng mặt, ăn uống kém , ure máu 32.3Mcm/l

HC thiếu máu (+/-) : da xanh , niêm mạc nhợt , hoa mắt chóng mặt

THA (+/-) : HA 140/80 mmHg sau dùng thuốc lợi tiểu

Cholesterol 8.78mol/l Tryglycerid 2.94mmol/l Albumin 28.1g/l Creatinin 163Mcm/l

Chẩn đoán xác định: HC thận hư – theo dõi suy thận

Nghĩ nhiều đến bệnh án hội chứng thận hư vì bệnh nhân có:

HC phù

HC nước tiểu :

Đặc biệt : pro niệu 9.3g/ l Albumin 28.1g/l

Chẩn đoán Phân biệt :

Hội chứng cầu thận cấp tính -phối hợp thận hư : Do có 3 hội chứng

HC phù : phù với đặc điểm phù thận.

HC nước tiểu : tiểu ít khoảng 700ml/ 24h , pro niệu 9.3g/l

Có THA và thiếu máu nhẹ :

– Suy thận mạn : Không nghĩ đến do không có tiền sử phù và bệnh lý thận niệu trước đây.

VIII. Điều trị Chế độ dinh dưỡng

– Tăng đạm

– Ăn nhiều hoa quả, đậu đỗ , ít chất béo , ít muổi , ít nước.

Dùng thuốc

– Hướng điều trị : Lợi tiểu , corticoid , Kháng sinh phổ rộng không độc với thận . theo dõi thiếu máu.

– Cụ thể :

Prednisolon 5mg x 10 v Uống 8h : 6v 16h : 4v

Amoxicillin 500mg x 3v uống S, T C

Furosmid 20mg x 2ống TMC 8h , 16h

Scanneuron x 4v S, C

Pondil 0.05g x2 óng TMC 8h, 16h