Top 5 # Bệnh Giời Leo Có Lây Hay Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Giời Leo Có Lây Không?

30-09-2009

Loại bệnh gây nên những nốt sần đỏ, chảy nước xuất hiện ở mặt, tay, đùi… Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, giời leo (hay Zone) là 1 bệnh có biểu hiện ngoài da do virus gây ra với triệu chứng chính là hồng ban – bóng nước ở một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát nhiều.

Bệnh chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị Zona về sau. Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona khi về già, thường trên 65 tuổi. Các đối tượng sau đây thường dễ bị Zona:

– 50% nguời già = 80 tuổi

– 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương,

– Người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi.

– Người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc loại Corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp…

2. Bệnh Zona có lây không? Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân Zona.

Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng một tên khác là herpes zoster.

Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ “thức dậy ” trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.

Varicella – zoster virus ( VZV ) chỉ gây thủy đậu và Zona.

Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, châm chích hay đau rát như bị phỏng ngoài da. Sau vài ngày, tại vị trí đau rát xuất hiện 1 hồng ban sưng phù. Trên nền hồng ban này sẽ có nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch huyết vùng lân cận có thể sưng to.

Hồng ban thường xuất hiện như một băng hay một dải, ở một bên cơ thể và thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi. Vị trí xuất hiện một bên của hồng ban – bóng nước kèm cảm giác đau rát nhiều là một triệu chứng đặc trưng của Zona. Nếu sang thương Zona xuất hiện ở vùng trán, virus có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng cho bệnh nhân dẫn đến mù lòa.

Ở một số bệnh nhân già yếu hay bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sang thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể. Trong vòng 1 – 2 tuần sau khi xuất hiện, các bóng nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và không còn virus nữa. Một trường hợp bị Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tuy nhiên cảm giác đau do Varicella – zoster virus gây ra có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hay nhiều nămsau. Bệnh nhân bị chứng đau sau Zona.

** Đau nhức thần kinh sau Zona

– Là hiện tượng bệnh nhân vẫn còn cảm giác bị đau nhức dai dẳng nơi vùng da bị Zona dù thương tổn ngoài da đã lành. Đây là hậu quả do Varicella – zoster virus gây tổn hại sợi thần kinh trong quá trình di chuyển ra da để gây bệnh.

– Bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng, rát và đau nhói rất nhiều ở vùng da đã bị Zona.

– Sự đau nhức này có thể kéo dài nhiều tháng hay có khi nhiều năm sau khi bệnh Zona đã khỏi. Càng lớn tuổi, bệnh nhân càng dễ bị biến chứng này và thường bị mất ngủ, suy sụp tinh thần do không thể chịu đựng được cơn đau. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân Zona bị biến chứng đau nhức thần kinh sau Zona, trong đó có :

+ 1/4 bệnh nhân trên 55 tuổi.

+ 2/4 bệnh nhân trên 60 tuổi.

+ 3/4 bệnh nhân trên 70 tuổi.

– Điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành các bóng nước và ngăn chặn bệnh lan rộng.

– Việc điều trị sớm trong vòng 2 – 3 ngày sau khi hồng ban xuất hiện sẽ giảm thiểu mức độ trầm trọng của bệnh và có thể giảm nguy cơ bị đau sau Zona. Riêng bệnh nhân bị Zona vùng mặt , trán cần được chữa trị ngay để tránh biến chứng mù loà.

– Thuốc điều trị chính là các thuốc kháng virus : Acyclovir ( Zovirax ), Famcyclovir

(Famvir) hay Valacyclovir (Valtrex) được dùng 3 đến 5 lần mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày tùy theo từng loại thuốc.

+ Prednisone có thể được dùng để kháng viêm.

+ Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm liều thấp có thể được dùng để điều trị các cơn đau. Trường hợp bệnh nhân đau nhiều có thể được chỉ định phong bế thần kinh.

B. Đau nhức thần kinh sau Zona

– Không dùng thuốc kháng virus vì VZV không còn.

– Không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là giảm cơn đau.

– Các thuốc giảm đau thông thường như : Paracetamol, Nor-amidopyrine… không có tác dụng.

– Các thuốc thường được chỉ định là : thuốc có Opioids, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hay thuốc dán tại chổ có Lidocaine.

BS. LÊ ĐỨC THỌ – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Giời Leo Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh giời leo d o loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus gây ra, nếu thông thường sẽ không nguy hiểm nhưng trường hợp zona thần kinh cần phải khám bác sĩ để trị bệnh đúng cách

Triệu chứng ban đầu của bệnh giời leo

Bệnh “giời leo” (y học gọi là zona) đã được dân gian biết đến từ rất lâu đời, biểu hiện bằng những tổn thường trên da ngoằn ngèo khiến cho người ta cảm tưởng đến vệt đi của một loại côn trùng hay loài bò sát nào đó, cái tên “giời leo” cũng ra đời từ đó. Người dân thường tự điều trị bằng cách nhai đậu xanh hạt hoặc lá cây mướp ngọt rồi đắp lên chỗ bị bệnh, tuy có tạo sự dễ chịu nhưng bệnh vẫn duy trì và tiến triển. Tần số mắc căn bệnh này tăng vọt trong những năm gần đây. Sẽ tư vấn cho các bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh giời leo.

Có thể bị sốt, nóng rát, sưng lể kéo dài nhất là trong thời tiết nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn.

Sốt nhẹ khoảng 37.50 – 38.50, toàn thân mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể kéo dài 10-15 ngày, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải.

Ở vùng da bị bệnh: đầy tiên khi nhiễm bệnh, tại vị trí nhiễm bệnh sẽ có cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt. Mảng da này nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía, các nốt giời bên trong mọng nước sưng to dần, đồng thời vẫn kèm theo ngứa, ngáy khó chịu ở vùng da bị bệnh đó. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn.

Bệnh giời leo có lây không?

Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân Zona.

Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng một tên khác là herpes zoster.

Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ “thức dậy ” trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.

Bệnh zona giời leo có nguy hiểm không?

BS Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc chúng tôi cũng cho rằng lâu nay người ta vẫn thường nhầm lẫn giời leo và zona là hai loại bệnh khác nhau nhưng thực ra đây là hai tên gọi của cùng một loại bệnh. Ước tính cứ 10 người bị bệnh thủy đậu sẽ có một người phát bệnh giời leo sau 50 tuổi. Thông thường bệnh này chỉ xuất hiện một lần trong đời, không quá nguy hiểm.

Bệnh giời leo nguy hiểm khi:

Theo BS Minh, nếu người bị bệnh không bị nhiễm trùng hoặc miễn dịch bình thường thì sẽ lành và để lại vết sẹo mất sắc tố. Đối với người có những yếu tố thuận lợi cho siêu vi gây bệnh giời leo phát triển thì chậm lành hơn và tổn thương lan rộng, xuất huyết, hoại tử hoặc dễ bị các biến chứng hơn. Biến chứng thường gặp là dễ bị nhiễm thêm vi trùng do mụn nước bị vỡ. Nếu bị bệnh giời leo ở mắt sẽ dễ bị sẹo giác mạc, thiên đầu thống hoặc bọng mủ.

BS Lê Hùng lại cho rằng bệnh giời leo rất nguy hiểm khi xuất hiện ở tai, sau đó lan ra vùng mặt (siêu vi có thể tấn công dây thần kinh số VII gây liệt mặt nặng nề, khó hồi phục), lan lên trán, đôi khi lan vào mắt (siêu vi tấn công vào nhánh mắt của dây thần kinh sọ não số V làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn).

Cách chữa bệnh giời leo nhanh nhất

Với những biểu hiện và biến chứng nêu trên, đây là căn bệnh khiến bệnh nhân rất khó chịu, giảm khả năng lao động hàng ngày và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế cần có loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp:

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể:

– Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.

Dùng thuốc chống đau, chống viêm:

– Đây là triệu chứng phải giải quyết đầu tiên, bệnh nhân nên được dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm không sterroide để tránh khỏi cảm giác khó chịu.

– Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.

– Bôi các dung dịch sát khuẩn và góp phần làm khô vết thương như milian, eosin. Sử dụng thuốc kháng virus: Nhằm rút ngắn thời gian biểu hiện của bệnh, chống đau hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng sau khi tổn thương đã lành. Các thuốc chống virus nhóm acyclovir được xem là hiệu quả nhất gồm: Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir:

– Trường hợp tổn thương nhẹ, bạn có thể đến tiệm thuốc để mua một trong các loại thuốc trên và sử dụng theo chỉ dẫn, tổn thương sẽ khô nước dần và lành hẳn trong 5ngày sau khi dùng thuốc.

– Đối với những bệnh nhân bị nặng thì nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng sau bệnh có thể xảy ra.

Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh (dân gian gọi là bệnh giời leo) là loại bệnh lý gặp phải ở không ít người. Bệnh không gây chết người nhưng nếu điều trị sai cách có thể khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn. Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không? Triệu chứng đầu tiên là cảm giác đau, ngứa, căng, bỏng, nhức ở một phía của cơ thể. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày, 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất, vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.

Trước khi thấy những mẩn đỏ, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến một tuần. Bệnh zona khởi đầu là những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, và tiếp tục hình thành mới từ 3-5 ngày. Mụn nước thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống. Cuối cùng, các mụn vỡ ra và bắt đầu chảy nước, sau đó bề mặt khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến lúc khỏi, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đau dù không nhìn thấy mụn nước.

Bệnh Zona diễn biến kéo dài khoảng 2-3 tuần tùy theo sức đề kháng của người bệnh. Nếu càng trẻ diễn biến bệnh càng nhanh, nhẹ và tự khỏi. Nếu càng nhiều tuổi bệnh càng kéo dài và đau nhức nhiều.

Đa số người bệnh cao tuổi (từ 45-50 tuổi trở lên), sau khi các triệu chứng của Zona chấm dứt, thường cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, hình thành chứng “đau sau Zona”, thường rất khó can thiệp bằng thuốc giảm đau thông thường. Trong những trường hợp này phải áp dụng điều trị hoặc phong bế bằng thuốc tê quanh các sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.

Thông thường, không tái phát, chỉ bị một lần duy nhất. Theo nghiên cứu y học, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị Zona. Do đó, trong những trường hợp này, bệnh nhân nên có từng đợt khám tổng quát để phát hiện những bất thường nếu có.

tu khoa

benh zona than kinh co chua khoi duoc khong

benh gioi leo co nguy hiem khong

cach chua benh gioi leo nhanh nhat

Có thế bạn quan tâm :

Giời Leo Có Lây Không? Dấu Hiệu Nhận Biết Là Gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba

1. Bệnh giời leo có lây không?

Bệnh giời leo là từ dân gian cũng để chỉ bệnh phát ban trên da do Virus Varicella Zoster gây nên. Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn mặt hay cơ thể. Bệnh giời leo có lây không là băn khoăn của rất nhiều người.

Theo các chuyên gia da liễu, vì nguyên nhân gây bệnh là virus nên đây là căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Bệnh càng để lâu thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

2. Bệnh giời leo lây qua đường nào?

Bệnh giời leo có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua nhiều đường như sau:

Người lành tiếp xúc trực tiếp với vùng da có mụn nước hoặc dịch tiết ra từ mụn nước của người bệnh. Khi này, các virus lây lan nhanh chóng sang da của người lành và gây ra những tổn thương tương tự.

Virus trong dịch tiết từ mụn giời leo của người bệnh lây lan sang người lành thông qua đường thông khí, thâm nhập vào trong đường hô hấp của người lành và gây bệnh.

Virus lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc gián tiếp. Virus từ dịch tiết trong mụn giời leo của người bệnh dính trên quần áo, chăn gối, vật dụng cá nhân của người bệnh. Khi người lành chạm vào thì ngay lập tức bị nhiễm virus và nhiễm bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo là gì? (Hình ảnh)

Nổi ban đỏ kèm theo mụn nước phân bố dọc theo dây thần kinh. Các mụn nước này gây đau rát, ngứa ngáy vô cùng.

Phát ban thường nổi lên ở một phía cơ thể.

Phát ban thường nổi lên với những mẩn đỏ, rộp nước và cuối cùng, sau khi vỡ ra thì kết lại thành lớp da khô (giống như những đốm nhỏ của nốt thủy đậu).

Lưng, ngực hay bụng là những chỗ phát ban phổ biến nhất. Tuy nhiên giời leo cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí nguy hiểm như mắt và sau tai.

Những trẻ trong quá khứ từng bị thủy đậu thì có khả năng bị giời leo.

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh giời leo

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị từ sớm. Bệnh cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm nếu người bệnh điều trị sai cách, như sử dụng các bài thuốc dân gian mà không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa da liễu, tự ý sử dụng sai thuốc điều trị hoặc sai liều lượng an toàn,…

Đau thần kinh sau khi bị giời leo: Bệnh giời leo có thể dẫn đến biến chứng đau dây thần kinh. Đau dây thần kinh thường xuất hiện sau 1 tháng khi mà các vết tổn thương da đã biến mất.

Bội nhiễm trên da: Nếu không được chữa trị sớm các vết loét do phỏng nước do bệnh giời leo bị nhiễm trùng sẽ khiến viêm nhiễm nặng, nưng mủ. Đặc biệt, bệnh nhân bị giời leo ở vùng da quanh mắt, không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.

Tổn thương các tạng: Trường hợp các biểu hiện trên da nặng lên, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương các tạng như não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.

Giời Leo Có Nguy Hiểm Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba

1. Bệnh giời leo có nguy hiểm không?

Giời leo không phải căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh điều trị từ sớm dưới sự theo dõi của bác sĩ. N hưng nếu để bệnh kéo dài lâu, nhất là khi cơ thể miễn dịch kém thì vùng da giời leo có thể bị nhiễm trùng. Bệnh sẽ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, khiến cho da lâu lành, khó khỏi. Thậm chí tổn thương lan rộng còn gây xuất huyết, hoại tử và dễ để lại nhiều biến chứng hơn.

Bệnh giời leo đặc biệt nguy hiểm nếu như xuất hiện ở những vị trí như sau:

Giời leo ở mắt: Bệnh vô cùng nguy hiểm vì dễ gây ra sẹo giác mạc, bọng mủ hoặc thiên đầu thống. Siêu vi sẽ tấn công vào nhánh thần kinh mắt khiến thị lực bị giảm hoặc mất hoàn toàn.

Giời leo ở tai: Bệnh sẽ lan ra vùng mặt. Lúc này siêu vi có thể tấn công đến dây thần kinh số VII, gây ra bệnh liệt mặt, rất khó phục hồi. Sau đó bệnh lan lên trán, thậm chí có thể lan vào mắt.

2. Điều trị bệnh giời leo như thế nào?

2.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê một số loại thuốc như sau:

Thuốc làm dịu da, ức chế virus: Kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, thuốc xanh Methylen, Castelani. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.

Dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh: Samicason, Begendrem,… dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Hồ nước hoặc hồ Tetraprenisolon: Dùng trong trường hợp vết thương có dịch mủ.

Bôi một trong các chế phẩm nhóm Steroid: Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort nếu vùng da có những tổn thương khô.

Uống Amoxicilin hoặc Erythromycin: Nếu tổn thương có dịch mủ trắng. Mỗi đợt dùng kháng sinh kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Thuốc kháng Histamin: Cetrizin, Loratadin,… giúp giảm phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5 – 10 ngày.

Thuốc giảm đau: Có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh.

2.2. Một số lưu ý khi điều trị

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời tránh khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng với những thói quen xấu thông thường:

Khi bị mắc bệnh giời leo do côn trùng, tuyệt đối không nên sờ tay vào vùng da bị nhiễm bệnh rồi lại chạm vào những vùng da khác. Bởi vì giời leo dễ lây lan sang vùng da lành thông qua những tiếp xúc thông thường.

Sử dụng những vật dụng cá nhân riêng để chăm sóc vùng da bị bệnh. Tránh để virus lây lan sang những người khỏe mạnh khác.

Khi cảm thấy vùng da nào bị đau, nóng rát hay nổi vệt đỏ thì nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch. Sau đó để khô thoáng, tránh bị viêm nhiễm. Nếu thấy không ổn thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay.

Khi mắc bệnh giời leo, sức đề kháng của cơ thể rất yếu vì thế bạn cần bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như cam, nho, bưởi, rau xanh,…

Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày, bổ sung thêm nước cam, chanh để tăng cường giải độc, cải thiện sức đề kháng.

Ăn những thức ăn mát cho cơ thể như khổ qua, hạt sen, rau má, bí xanh, các loại rau xanh sậm màu,… để giảm sưng viêm, đau ngứa.

Tránh các loại thực phẩm chứa Arginine như yến mạch, bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, socola, thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, thức uống có chứa cồn như rượu bia.

Không ăn đồ ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua,…

3. Cách ngăn ngừa bệnh giời leo tái phát

Dù tỷ lệ tái phát bệnh giời leo không cao, nhưng ở những người có hệ miễn dịch kém thì vẫn cần thận trọng. Vì một khi bệnh giời leo tái phát, các triệu chứng sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Không nên bật đèn sáng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Vì đó là thời điểm các loại côn trùng bị mất môi trường sinh sống, có xu hướng bay vào nhà để trú ngụ. Đèn sáng lại dễ thu hút chúng nhiều hơn.

Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Nếu vô tình đập phải chúng thì tuyệt đối không rửa tay bằng xà phòng.

Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho nơi ở khô thoáng, tránh ẩm thấp.

Bổ sung các loại thực phẩm mát lành, các rau củ, hoa quả để tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe làn da cải thiện hệ miễn dịch.

Qua bài viết trên, VietSkin đã giúp giải đáp thắc mắc “bệnh giời leo có nguy hiểm không”. Để đề phòng và chữa trị bệnh giời leo không khó. Nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại những biến chứng khá nguy hiểm hoặc để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị càng sớm càng tốt tránh được các biến chứng đáng tiếc.