Top 12 # Bệnh Ghẻ Hòm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Thuốc Trị Ghẻ Chó, Ghẻ Lỡ, Thuốc Xịt Trị Ghẻ Ngứa, Ghẻ Máu Cho Chó Đặc Trị

Chó bị ghẻ là căn bệnh khá phổ biến và hay gặp ở chó và nguyên nhân chính gây bệnh chính là do chọ bị kí sinh trùng trên da, lông, tai bởi ve chó, bọ chét hút máu. Khi đó, chó sẽ bị viêm da mọc mủ, bị dị ứng, thiếu máu và bị ghẻ.

Bệnh ghẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ của chó, khiến chó bị rụng lông, viêm da, hôi hám mà còn ảnh hưởng đến con người và các vật nuô khác.

Đặc biệt nó còn khiến bản thân bạn khó chịu, không muốn và không thể ôm thú cưng. Vậy, làm sao để điều trị bệnh ghẻ của chó 1 cách hiệu quả và nhanh chóng nhất

Pharmectin thuốc tiêm trị ghẻ, ký sinh trùng ở chó mèo

Tác dụng thuốc:

Liều lượng cách dùng:

Thuốc trị ghẻ Mitecyn

NexGard Thuốc trị ghẻ chó, viêm da, ve chó của Merial – Pháp

NexGard là sản phẩm thuốc diệt ve chó, bọ chét, ký sinh trùng, ghẻ modemdex. Thuốc dạng viên nhai đặc trị các bệnh ghẻ, viêm da, ve rận, giun trên chó

Thuốc có hiệu quả kéo dài trong 1 tháng.

Giúp lông cún bóng mượt không có mùi hôi.

Thuốc có mùi vị thịt bò ngon miệng với hầu hết các loài chó.

Sản phẩm thuộc công ty Merial – Pháp.

Thuốc có chứa các hoạt chất Afoxolaner giúp điều trị và kiểm soát các bệnh ghẻ, bọ chét, rận trong vòng 1 tháng..

Điều trị được bệnh ghẻ do Demodex, Sarcoptes

Điều trị bệnh viêm da dị ứng do bọ chét gây ra.

Thuốc sử dụng an toàn trên cún từ 8 tuần tuổi trở lên, Khi điều trị cho chó đang mang thai hoặc cho con bù nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Liệu dùng: 1 viên nhai có thể trộn vào thức ăn

Tác dụng phụ của thuốc đối với chó: Nôn mửa, ngứa, tiêu chảy, thờ ơ, chán ăn. Nếu như chó có tiểu sử bệnh co giật nên hỏi bác sĩ thú ý trước khi sử dụng.

Viên nhai trị bệnh ghẻ cho chó Bravecto

Thuốc Bravecto – dạng viên nhai có tác dụng điều trị các bệnh viêm da, ghẻ Demodex, ký sinh trùng trên da chó và có tác dụng bảo vệ chó không bị nhiễm các bệnh trên trong vòng 12 tuần chỉ với 1 liệu trình sử dụng 1 viên duy nhất. Thuốc Bravecto có thể sử dụng cho tất cả các loài chó khác nhau với nhiều trọng lượng khác nhau.

Tác dụng điều tri và phòng bệnh: Chó được điều trị và bảo vệ khỏi ve, rận, ký sinh trùng, ghẻ Demodex trong 12 tuần sau khi sử dụng 1 viên Bravecto duy nhất.

Thuốc có tác dụng ngay: Thuốc có tác dụng diệt bọ chét ngay sau 8 giờ điều trị và 24 giờ đối với ve chó đang bám trên cơ thể.

Thuốc dạng viên nhai có mùi hấp dẫn: Chó chỉ cần sử dụng 1 viên duy nhất là có thể phong và chữa trị bệnh. Ngoài ra thuốc được sản xuất với mùi hương hấp dẫn đối với chó giúp kích thích chó ăn nhai.

Lợi ích của việc sử dụng thuốc Bravecto đối với thú cưng:

Một năm chỉ cần sử dụng 4 liều cho cún là bạn có thể bảo vệ chú cún của mình khỏe mạnh cả năm.

Bạn không phải lo lắng về vấn đề ký sinh trùng, rận chó, ve chó tấn công cún của bạn.

Thuốc rất dễ sử dụng vì chỉ có 1 viên duy nhất khô ráo không có chưa nước hay dịch.

Sử dụng thuốc cho chó xong bạn không cần phải lau rọn nhà và thỏa thích chơi đùa với cún giống như các loại thuốc xịt khác.

Thuốc an toàn với cún mang thai và cho con bú.

Giúp lông da cún bóng mượt, không có mùi hôi.

Thuốc Bra-vecto được ghi nhận là một trong số các loại thuốc trị ghẻ cho chó tốt nhất hiện nay hiệu quả điều trị bệnh lên tới 99% đối với tất cả các loại bệnh ghẻ.

Thuốc xịt trị ghẻ cho chó Hantox

Tác dụng của sản phẩm:

Cách sử dụng thuốc:

Tác dụng:

Cách sử dụng:

Kết luận

Bệnh Ghẻ Có Lây Không? Các Con Đường Lây Bệnh Ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh có thể lây. Đối với những trường hợp có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện lây lan ghẻ, như khu vực đông đúc, kém vệ sinh, nghèo nàn về chế độ dinh dưỡng,… thì tỉ lệ mắc bệnh ghẻ có thể chiếm đến 60%. Trong số các bệnh phổ biến, tỉ lệ bệnh ghẻ khoảng từ 2,8% cho đến 3% trường hợp mắc bệnh.

Những con đường lây bệnh ghẻ

Có hai con đường lây bệnh ghẻ điển hình là đường tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Trong hai con đường lây nhiễm chính cũng có một số yếu tố nhỏ góp phần làm cho ghẻ có điều kiện thuận lợi để lây lan sang người khác.

1. Con đường tiếp xúc trực tiếp với con ghẻ

Con đường tiếp xúc trực tiếp là một trong những con đường lây bệnh ghẻ khá phổ biến. Người bị nhiễm bệnh ghẻ thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp thường qua một số yếu tố bao gồm:

Người tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, không có các vật dụng bảo vệ.

Người thường xuyên ngâm mình, tiếp xúc tay chân trong những vùng nước bị nhiễm bẩn.

Những trường hợp tiếp xúc với môi trường đất bẩn.

Nếu trứng hoặc cái ghẻ ngoài môi trường bám vào các vị trí như da, kẽ móng tay, kẽ móng chân,… có thể bắt đầu phát triển và đào hang vào dưới da. Các triệu chứng của bệnh ghẻ bắt đầu xuất hiện nhiều sau khoảng 2 tuần cho đến 30 ngày.

2. Con đường tiếp xúc gián tiếp

Ngoài tiếp xúc trực tiếp với con ghẻ và trứng ghẻ, bệnh nhân cũng có thể bị mắc bệnh ghẻ do con đường tiếp xúc gián tiếp. Đối với con đường tiếp xúc gián tiếp, các yếu tố nguy cơ rất đa dạng bao gồm:

Tiếp xúc gián tiếp với da của người bị ghẻ có khả năng nhiễm ghẻ cao. Những trường hợp tiếp xúc với da của bệnh nhân khiến cho ghẻ lây lan có thể xảy ra nhiều trong những gia đình nhỏ, không gian chật hẹp, những khu vực đông dân cư.

Người sử dụng chung các vật dụng cá nhân của bệnh nhân bị ghẻ như quần áo, chăn, dra, ngủ cùng giường,… đều có thể tạo điều kiện cho trứng ghẻ hoặc cái ghẻ xâm nhập. Con đường lây nhiễm này là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Đặc biệt do triệu chứng ghẻ không bùng phát ngay nên khó phát hiện khi bị cái ghẻ xâm nhập.

Những trường hợp người bị nhiễm cái ghẻ nếu không biết và có quan hệ tình dục với người khác thì cũng có khả năng lây nhiễm bệnh ghẻ từ người sang người.

Các hoạt động như bắt tay, ôm,… cũng có thể dẫn đến tình trạng ghẻ lây nhiễm từ người sang người.

Cần làm gì khi bị bệnh ghẻ?

Do ghẻ là một bệnh ngoài da dễ lây nên khi mắc bệnh này cần chú ý thực hiện các biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp để loại bỏ bệnh ghẻ trên da. Bệnh nhân cần chú ý một số lưu ý sau đây:

Thăm khám và điều trị sớm đối với bệnh ghẻ để tránh bệnh tái đi tái lại gây khó chịu.

Đối với những gia đình nhỏ, khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân cần chú ý thăm khám và điều trị chung cho những người thân khác trong gia đình vì khả năng bệnh ghẻ lây trong khu vực diện tích nhỏ là rất cao.

Người bệnh cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc điều trị ghẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến da, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách, giặt giũ quần áo và các vật dụng cá nhân thường xuyên.

Bệnh Ghẻ Xốn Và Cách Trị Ghẻ Xốn Hiệu Quả

Ghẻ xốn là một trong những bệnh ngoài da do kí sinh trùng gây ra, kí sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei hoặc dễ hiểu hơn là cái ghẻ. Chúng có kích thước khoảng 1/4 mm, hoạt động chủ yếu về ban đêm, mắt thường chúng ta rất khó phát hiện ra. Cái ghẻ sau khi xâm nhập được vào da chúng ta sẽ tiếp tục đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ trứng trong khoảng 4-6 tuần liên tục và mỗi ngày đẻ khoảng 2-3 trứng.

+ Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở những vị trí như kẻ tay chân, bụng, mặt, đùi. Đối với trẻ nhỏ hay gặp ở lòng bàn tay chân, mặt và phía sau mông.

+ Bệnh ghẻ xốn thường gây ngứa da dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.

+ Ngoài ra, sau một vài ngày bệnh ghẻ có thể bị chốc lở, mọc mụn mủ, mụn nhọt.

2/ Cách điều trị ghẻ xốn

a. Thuốc Lindane

Khi bị ghẻ xốn bạn có thể tìm mua thuốc Lindane, loại thuốc này là thuốc xịt, sau khi tắm rửa vệ sinh sạch sẽ vùng ghẻ xốn bạn có thể xịt thuốc trực tiếp vào da từ cổ đến chân. Sau khi xịt khoảng 12h tắm lại bằng nước sạch, thay quần áo. Loại thuốc này chỉ nên xịt 1 tuần 2 lần. Thuốc Lindane có tác dụng chữa ghẻ xốn nhanh và hiệu quả nhưng do có độc tính cao nên tuyệt đối cấm sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

c. Thuốc D.E.P (dietyl phtalat)

Thuốc DEP chính là thuốc chống muỗi và vắt đốt, ngoài ra nó còn có tác dụng trị bệnh ghẻ xốn rất hiệu quả, ít độc tính. Rất đơn giản, sau khi tắm rửa sạch sẽ bạn chỉ cần dùng thuốc DEP thoa trực tiếp lên vùng bị ghẻ xốn ngày khoảng 2-3 lần, điều trị trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thuyên giảm, thuốc này tuyệt đối không được bôi vào cơ quan sinh dục, rất nguy hiểm.

Thuốc Spregal là loại thuốc có thể phun lên toàn thân, ngoại trừ vùng mặt, Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lau khô người bạn chỉ cần thuốc phun lên toàn thân, mỗi ngày phun thuốc một lần, sau khoảng 12 giờ tắm lại bằng nước sạch. Đây là loại hầu như không có độc tính mạnh nên có thể dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

→ Lưu ý: Bác sĩ khuyên rằng: Khi bị ghẻ xốn hay bất bất kì loại ghẻ nào ngoài việc bạn tự ý mua thuốc tây về bôi hay sử dụng các phương pháp đông y nó cũng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, không thể nào điều trị tận gốc bệnh. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng về ghẻ bạn nên đến các trung tâm y tế lớn để khám và được các y bác sỹ hướng dẫn điều trị tốt hơn.

⇒ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Bệnh Ghẻ Và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ Tận Gốc Hiệu Quả

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da khá phổ biến, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh cũng như điều trị tốt hãy lắng nghe các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ gây nên

Vậy bệnh ghẻ là gì?

Là một bệnh da lây truyền do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp…

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ghẻ?

Bệnh ghẻ do kýsinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, hình bầu dục, có 08 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấutrùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ như sau

Do nằm chung giường với bệnh nhân, mặc chung quần áo…

Bệnh được lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình. Do sự tiếp xúc thường xuyên và khó tránh khỏi.

Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Mụn nước xuất hiện ở vùng da mỏng như ngón tay, cổ tay

Những triệu chứng cho thấy đã bị mắc bệnh ghẻ

Thời gian ủ bệnh ghẻ trung bình từ 2-3 ngày đến 2-6 tuần.

Xuất hiện những thương tổn cơ bản trên da:

Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ, thường ở vùng da mỏng như ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân.

Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5mm.

Săng ghẻ thường xuất hiện ở vùng sinh dục, dễ nhầm với săng giang mai.

Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.

Vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hoá, mụn mủ.

Ghẻ Na Uy là một thể đặc biệt, gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. Thương tổn là các lớp vảy chồng lên nhau và lan toả toàn thân, có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy.

Triệu chứng cơ năng: Ngứa nhiều, nhất là về đêm. Lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn….và có thể có sốt.

Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 – 7 ngày.

Nguyên tắc chung điều trị bệnh ghẻ:

Phát hiện sớm, điều trị sớm khi chưa có biến chứng

Điều trị tất cả những người bị ghẻ sống chung cùng một lúc

Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly người bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung.

Cách điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Điều trị cụ thể bằng thuốc:

Lựa chọn thuốc bôi tại chỗ:

+ Gamma benzen 1%

+ Permethrin 5%

+ Benzoat benzyl 25%

+ Diethylphtalat (DEP)

Có thể dùng các thuốc khác như:

Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt là người bệnh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú (rất an toàn, nhược điểm có mùi hôi).

Crotaminton 10%

Có thể dùng vỏ cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó.

Cách bôi:

Tắm sạch bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào thương tổn ngày một lần vào buổi tối. Giặt sạch phơi khô quần áo, chăn màn.

Ghẻ bội nhiễm dùng milian hoặc castellani 1-2 lần / ngày.

Nếu có chàm hóa, dùng hồ nước hoặc kem chứa corticoid bôi (Hydrocortison, desonid, clobetason 0,5% hoặc 1% ,Betamethason (dipropionat hoặc valerat): 0,5% hoặc 1%. Triamcinolon acetonid 0,025%, 0,1% và 0,5%…), bôi ngày 2 lần, sáng-chiều trong 1-2 tuần.

Ghẻ Na Uy: ngâm, tắm sau đó bôi mỡ salicylat để bong sừng rồi bôi thuốc diệt ghẻ.

Dùng thuốc điều trị toàn thân:

Uống kháng histamin tổng hợp.

Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, liều duy nhất. Chỉ định trong những trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ Na Uy, ghẻ ở người nhiễm HIV. Chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai.

Có những cách nào phòng bệnh ghẻ?

Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.

Điều trị bệnh sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.