Top 11 # Bệnh Dại Sủa Như Chó Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Người Bị Bệnh Dại Có Phát Tiếng Chó Sủa?

“Các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại và không có trường hợp phát bệnh dại nào sủa như chó cả”, BS Cấp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng có những người do lo sợ quá ám ảnh nghĩ mình bị dại và ám ảnh rằng bị dại thì sẽ sủa như chó nên họ sẽ sủa gâu gâu.

“Những trường hợp đó được gọi là biểu hiện giả dại chứ thực tế bệnh nhân không bị dại. Một số bệnh lý không phải dại khác như viêm thanh quản cũng có thể ho, nói ông ổng giống tiếng chó sủa”, bác sĩ cho biết thêm.

Tử vong gần 100%

Trong trường hợp này, BS Cấp nhận định có thể cháu bị viêm thanh quản, phù nề bít tắc thanh quản gây ngạt thở, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo BS Cấp, người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại trong vòng 3-6 tháng. Rất ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc sau vài năm mới phát bệnh. Khi phát bệnh dại có 2 thể bệnh chính. Thể viêm não và thể liệt.

Với thể viêm não, người bệnh khởi đầu có cảm giác dị cảm nơi vết cắn, mất ngủ, bồn chồn. Sau đó xuất hiện kích thích, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng. Bệnh tiến triển tăng dần đến mức không thể uống nước, có những cơn co thắt hầu họng khi uống nước. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ.

Ngoài ra đồng tử sẽ giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc. Sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, cường dương, xuất tinh tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Bệnh nhân khi thấy gió hoặc thậm chí chỉ nghe thấy tiếng nước chảy, gió thổi cũng rất sợ. Nguyên do virus dại làm tăng hoạt tính hệ NMDA trong não, làm tăng khả năng nhận kích thích của tế bào não. Khi đó những âm thanh, ánh sáng bình thường nhưng có thể tác động giống như tiếng sét, ánh chớp với người bệnh.

Với thể liệt, người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân tử vong.

BV Bệnh Nhiệt đới từng tiếp nhận một bé trai 7 tuổi từ Phú Thọ chuyển xuống do mắc bệnh dại. Khi lên cơn, bé tìm cách chui vào gầm giường nằm vì sợ ánh sáng và không nói được thành tiếng. Đáng tiếc, sau 2 ngày nhập viện, cháu bé tử vong.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh như chó, mèo, chồn, cáo..

Theo BS Cấp, không phải 100% số người bị cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, người không, tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da.

Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nhìn chung tử vong gần 100%. Cách duy nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin phòng dại.

Bộ Y tế khuyến cáo, nếu bị chó cắn, cần theo dõi trong vòng 15 ngày, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

Người dân tuyệt đối không áp dụng các biện pháp chữa mẹo, điều trị bằng thuốc nam.

Trong năm 2017, nước ta có hơn 63 trường hợp tử vong do bệnh dại, chủ yếu xảy ra tại miền Bắc.

Xôn Xao Clip Bé Trai Phát Bệnh Dại, Sủa Như Vật Nuôi Sau Khi Bị Chó Cắn

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook, một clip về trường hợp em bé được cho rằng bị chó dại cắn xong phát bệnh dại luôn khiến không ít người cảm thấy thương cảm và lo lắng.

Theo chia sẻ của một người dùng mạng xã hội, em bé này bị chó cắn nhưng sợ bị bố mẹ mắng nên không nói cho gia đình biết để phòng bệnh, tới lúc phát bệnh thì không kịp nữa. Kết quả là em bị phát bệnh dại và liên tục có các biểu hiện như thè lưỡi, kêu ra các âm thanh như chó sủa, liên tục kêu la, ôm đầu do đau đầu…

Đối tượng thường gặp phải nguy hiểm do chó cắn không loại trừ người lớn hay trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt phải nhấn mạnh đến trẻ em.

Đối tượng thường gặp phải nguy hiểm do chó cắn không loại trừ người lớn hay trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt phải nhấn mạnh đến trẻ em.

Ông cho biết thêm, thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3-4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau mới lên cơn dại và khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu chữa.

Biểu hiện của bệnh nhân khi bị virus bệnh dại tấn công

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, bệnh nhân bị virus dại tấn công thường có các biểu hiện ban đầu là: Đau nhức nơi vết cắn, sưng tấy vết cắn kèm sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Tiếp theo là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt, sùi bọt mép, sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió.

Nặng hơn nữa người bệnh có thể bị liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo, có hành vi không bình thường như chống đối người xung quanh, thể trạng suy sụp nhanh, luôn bị hôn mê, ngất và thậm chí tử vong nhanh chóng.

Sơ cứu đúng khi bị chó cắn để giảm thiểu nguy hiểm

Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang. Trong trường hợp đó, chúng ta không nên hốt hoảng quá mà cần nhanh chóng rửa vết thương do chó cắn. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương, rồi chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại. Cụ thể như sau:

Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch.

– Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch. Bạn cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả các mầm bệnh. Rửa vết thương nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, tránh chạm tay trực tiếp vào vết thương.

– Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng là chỉ sử dụng một lượng nhỏ lên vết cắn, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì sẽ rất xót.

Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.

Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.

– Để vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng. Điều này rất quan trọng vì nếu bị chó cắn, bạn có thể bị chảy máu nhiều. Nâng cao vùng bị thương giúp cầm máu hiệu quả hơn.

– Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn chảy máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, chờ trong vòng 7 phút mà máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì tiếp tục đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

– Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh mất máu quá nhiều.

Dấu Hiệu Chó Bị Dại? Bị Chó Dại Cắn Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra dấu hiệu chó bị dại và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này.

Thông tin về bệnh dại ở chó

Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thuốc phòng ngừa. Vì thế, chúng ta cần trang bị kiến thức kỹ càng về căn bệnh này để có biện pháp nhận biết, phòng ngừa hợp lý. Đây là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây lan từ chó sang người bằng tuyến nước bọt. Bệnh dại ở chó do virus gây ra, gây tử vong cho cả động vật và con người.

Nhận biết chó bị dại

Bệnh dại không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh khá lâu, nên tới 2 tháng, bạn sẽ chỉ thấy chó mệt mỏi và tránh tiếp xúc. Nhiều người lầm tưởng chó cưng bị ốm hoặc đang trong thời kỳ động dục. Sau thời gian này, biểu hiện của bệnh dại sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Chó có biểu hiện lờ đờ, chảy dãi nhiều, mắt có màu đục và bị kéo xuống thấp.

Chó mệt mỏi, chỉ nằm yên một chỗ và di chuyển một cách run rẩy

Chó trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc và không cho chủ nhân chạm vào người.

Lên cơn co giật

Giai đoạn cuối, chó sẽ nằm một chỗ, không thể ngậm miệng, chảy nhiều dãi và chết sau thời gian ngắn.

Chó chết do bệnh dại chúng ta cần tiêu hủy xác một cách kỹ càng, không được ăn thịt chó dại sẽ bị lây nhiễm virus nguy hiểm. Chó phát bệnh dại thường chỉ sống được tối đa 5 ngày. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh dại, cùng với khả năng lây nhiễm sang người nên đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bệnh dại hầu hết chỉ xuất hiện ở chó lớn, đôi khi vẫn có trường hợp chó con bị mắc dại nhưng rất ít.

Dấu hiệu người bị nhiễm virus dại

Cơ thể có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu. Vết chó cắn có cảm giác sưng và đau nhức. Đây chính là biểu hiện rõ nét của người bị nhiễm dại đang trong thời gian ủ bệnh.

Vào thời kỳ phát bệnh, người nhiễm dại thường sốt cao trên 40 độ C. Cơ thể vô cùng mệt mỏi, ho khan và khó khăn trong ngôn ngữ. Hơn nữa, biểu hiện cũng tùy thuộc vào thể chất của từng người.

Người mắc bệnh dại thường có biểu hiện co giật, sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Chỉ vô tình phải chịu đựng những hiện tượng trên, người bệnh sẽ lập tức bị co giật và căng cứng. Nghiêm trọng hơn, hệ hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn như khó thở, ngạt thở, thậm trí mất ý thức và hôn mê sâu. Bệnh nhân sẽ tử vong chỉ sau tối đa một tuần khi xảy ra những biểu hiện này.

Cũng có những trường hợp người bệnh mắc dại không có bất kỳ hiểu hiện kích thích thần kinh nào. Tuy nhiên, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, không thể di chuyển với dấu hiệu của sự co thắt cơ.

Cuối cùng là biểu hiện của việc virus dại tác động thẳng vào hệ thống thần kinh của của người bệnh. Người bệnh sẽ có biểu hiện mất kiểm soát như cắn xé, đập phá mọi thứ. Trường hợp này, người bệnh thường chỉ sống được từ 2 tới 3 ngày là tử vong.

Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?

Nếu chẳng may bị chó dại cắn, các bạn cần thực hiện những điều sau để phòng tránh lây nhiễm virus nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Tuyệt đối không được nặn bóp, bôi dầu hỏa hoặc các chất kích thích, đắp lá vào vết thương. Điều này sẽ dẫn đến vết thương càng bị nặng, không thể xử lý.

Hãy sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc nước sạch trong vòng 15 phút. Tốt nhất các bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch rồi sau đó dùng cồn để sát trùng và rửa sạch vết thương.

Đưa người bị thương đến các cơ sở y tế gần nhất để cầm máu, xử lý vết thương và điều trị.

Hiện nay biện pháp để điều trị bệnh dại đó là sử dụng văcxin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó dại cắn. Hãy đến các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh càng nhanh càng tốt.

Chó dại cắn không chảy máu có sao không?

Kể cả khi không chảy máu, chúng ta cũng không được chủ quan và cần thực hiện nhanh chóng các biện pháp sơ cứu kịp thời. Lý do vì mầm bệnh tồn tại trong dãi chó có nguy cơ phát tán virus dại rất cao.

Cần nhanh chóng sát trùng vết thương và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để uống thuốc chống phơi nhiễm bệnh dại. Bệnh dại lây từ chó sang người hiện chưa có thuốc chữa. Có thể nói gần như bất kỳ ai bị chó dại cắn đều sẽ tử vong. Thời gian ủ bệnh tối đa nửa tháng và phát bệnh chỉ vài ngày rồi tử vong.

Biện pháp phòng tránh bệnh dại

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên để tránh bị lây virus dại từ chính chú chó cưng của mình. Các bạn cần tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, nếu mua chó về bạn cần hỏi người bán xem đã tiêm phòng hay chưa để có thể tiêm phòng cho chó kịp thời. Đặc biệt, người bị chó dại cắn tuyệt đối tránh những nơi âm thanh ồn ào, inh ỏi. Tần suất âm thanh lớn sẽ kích thích thần kinh, dễ khiến người nhiễm virus dại phát bệnh và khó kiểm soát được hành vi.

Theo Dõi Chó Dại Và Các Phương Pháp Phát Hiện Bệnh Dại

Bệnh dại là một bệnh virus nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây qua nước bọt của động vật bị nhiễm, thường là do bị cắn. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 – 3 tháng sau khi nhiễm virus. Khi đã lên cơn dại bệnh nhân hầu như chắc chắn sẽ tử vong.

Khi bị chó mèo cắn ta có thể đi tiêm phòng ngay lặp tức sẽ an toàn cho sức khỏe nhưng cũng không ít trường hợp chúng ta còn phân vân vậy chúng ta sẽ làm gì trong những trường hợp này? Cần làm gì để phát hiện bệnh dại?

Theo dõi chó

Theo dõi chó sau khi cắn là quan trọng nhất để phát hiện bệnh dại

Chó vẫn sống hay bề ngoài vẫn khoẻ mạnh

Cần phải tiến hành việc theo dõi và không được giết chó trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu chó đang trong thời gian ủ bệnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện thường là khoảng 2 ngày sau nhưng có thể lâu hơn. Có thể tiến hành xét nghiệm mô não của con vật để xem nó có bị dại không. Khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh, chúng ta sẽ bước sang trường hợp thứ hai.

Chó bị bệnh dại

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để kết luận. Đối với thể bại liệt, con vật thường bị bại liệt phần thân sau hay bại hàm. Còn đối với thể dại điên cuồng, con vật có những cơn hung dữ, chảy nhiều nước bọt và tiếng sủa khan. Con vật sẽ chết 2 – 3 ngày sau đó. Khi đó chúng ta sẽ gặp trường hợp thứ 3.

Chó đã chết

Lấy mẫu là những phần ở não để tiến hành xét nghiệm. Hiện nay có 3 phương pháp thông dụng nhất để chẩn đoán xét nghiệm bệnh dại, đó là phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phương pháp tiêm truyền trên động vật thí nghiệm và phương pháp giải phẫu bệnh.

Phương pháp xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus dại

Miễn dịch huỳnh quang giúp tìm virus Dại

Phương pháp này gồm có các bước sau: đánh dấu kháng thể bằng một chất nhuộm màu là fluorochrome, làm cho kháng thể phản ứng với kháng nguyên đặc hiệu (nếu hiện diện) và sau đó quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Một chất được gọi là có tính huỳnh quang, nếu sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng ở một độ dài sóng nào đó, sẽ phát ra ánh sáng ở một độ dài sóng khác.

Trong trường hợp của bệnh dại, khi kháng nguyên kết hợp với kháng thể được đánh dấu bằng isothiocynat fluoroxin (là một chất nhuộm màu được sử dụng nhiều nhất) sẽ thấy xuất hiện những tiểu phần phát sáng màu xanh của quả táo hoặc vàng xanh lá cây nhạt trên một nền đen. Nền đen này có thể chứa hoặc không chứa vật có tính huỳnh quang không đặc trưng. Tính chất và đậm độ của màu sắc có thể thay đổi tuỳ theo việc sử dụng các loại kính lọc màu khác nhau.

Hiện nay, phương pháp miễn dịch huỳnh quang là một phương pháp cho kết quả chẩn đoán xét nghiệm nhanh nhất (có thể chỉ vài giờ sau khi nhận mẫu) và chính xác nhất (98 – 99,4%) so với các phương pháp khác. Do đó phương pháp này cần được sử dụng trong tất cả các phòng xét nghiệm chuyên về bệnh dại.

Phương pháp tiêm truyền qua động vật thí nghiệm

Ngày nay người ta thường sử dụng chuột bạch để chẩn đoán xét nghiệm bệnh dại. Một số phòng xét nghiệm sử dụng chuột con mới đẻ, còn một số phòng thí nghiệm khác thì dùng chuột lẻ bầy. Bệnh phẩm là não của con vật nghi dại được lấy ở các phần sau sừng Ammon, hai bên bán cầu não và tiểu não. Bệnh phẩm phải được lấy từ những con vật nghi dại vừa mới chết hoặc chế chưa quá 24 giờ và phải được ướp đá kỹ lưỡng. Đối với con vật lớn có thể cắt lấy đầu còn với con vật nhỏ phải để nguyên con và trong cả 2 trường hợp phải giữ cho hộp sọ còn nguyên vẹn.

Não sau khi lấy ra khỏi hộp sọ phải cho ngay vào dung dịch Glycerin để bảo quản. Tại phòng xét nghiệm, não phải được lấy ra để rửa sạch, đem nghiền nát và xử lý kháng sinh để diệt vi trùng tạo nhiễm. Sau đó tiêm huyền dịch đã pha vào não của chuột bạch con với liều lượng là 0,02 ml cho mỗi con và tiến hành theo dõi trong một thời gian tối thiểu là 4 tuần.

Nếu trong bệnh phẩm có chứa virus dại thì sau một thời gian nung bệnh 10 – 15 ngày, chuột sẽ có những biểu hiện mắc bệnh. Những dấu hiệu thường thấy là bỏ ăn, xù lông, phản ứng có phần chậm chạp hoặc hốt hoảng thái quá khi khua động bocal, khả năng vận động lanh lợi của chuột đã mất thăng bằng và ngã xuống. Biểu hiện này xảy ra trong vòng 1 – 2 ngày. Sau đó chuột sẽ bị bại liệt, bắt đầu là 2 chân sau, kế đến lan dần ra toàn thân. Chuột nằm nghiêng, co giật mạnh, co rúm thân mình lại khi dùng panh chạm vào thân hay gõ vào thành bocal. Ban đầu chuột còn thở mạnh, sau đó thoi thóp và cuối cùng chuột sẽ chết. Giai đoạn từ khi bị bại liệt đến lúc chết thường trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên biểu hiện bại liệt có thể xuất hiện trong một thời gian rất ngắn hay không xuất hiện tức là chuột sẽ bị chết đột ngột.

Nếu trong 4 tuần theo dõi, chuột tiêm không có biểu hiện nào bất thường thì sẽ kết luận âm tính, bệnh phẩm không chứa virus dại.

Mức độ chính xác của phương pháp này khá cao: 98,3 – 98,79%, tương đương với phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Theo các chuyên gia về bệnh dại của Tổ chức Y tế Thế giới, ở các phòng xét nghiệm có trình độ chuyên môn cao, sự tương đồng về các kết quả của phương pháp này gần như đạt đến 100%. Với phương pháp tiêm truyền trên động vật thí nghiệm, còn giúp phát hiện đến 20% các trường hợp sai sót của phương pháp giải phẫu bệnh thể Negri.

Phương pháp giải phẫu bệnh

Giải phẫu bệnh tìm thể Negri trong não động vật nghi ngờ bị bệnh

Dùng để phát hiện thể Negri – là bệnh tích đặc trưng của bệnh dại, nhờ một chất nhuộm màu thích hợp. Thuốc nhuộm của Sellers, Giemsa được sử dụng rộng rãi và tỏ ra khá tốt. Dù có sử dụng loại thuốc nhuộm nào, cũng phải chú ý tránh để không nhầm lẫn thể Negri với các thể ẩn nhập của những bệnh do virus khác hay với những vật thể khác. Sự phân biệt này rất tế nhị nên cần đến một người làm công tác xét nghiệm có trình độ chuyên môn cao.

Với phương pháp này, có thể cho kết quả chẩn đoán dương tính trong vòng vài ngày. Trong trường hợp kiểm tra thể Negri âm tính, cần tiếp tục tiến hành các phương pháp chẩn đoán khác như phương pháp miễn dịch huỳnh quang và phương pháp tiêm truyền trên động vật thí nghiệm. Ngày nay, có nhiều kỹ thuật giải phẫu học chẩn đoán nhanh dựa vào việc sử dụng những coupe đông lạnh, nhưng việc sử dụng phương pháp này ngày càng ít đi vì hiện tại phương pháp chẩn đoán nhanh chính là kỹ thuật huỳnh quang. Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn có ích nếu mô não bị mềm và nếu muốn giữ lâu để nghiên cứu.

Mức độ chính xác của phương pháp này vào khoảng 65,8 – 75,4%.

Điều trị bệnh dại

Điều trị bệnh sau khi tiếp xúc với động vật nghi dại gồm tiêm 1 liều huyết thanh kháng dại và 5 liều vaccin phòng dại trong thời gian 28 ngày. Huyết thanh kháng dại và liều vaccin đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi có tiếp xúc. Huyết thanh kháng dại sẽ được tiêm vào vùng quanh vết cắn và vaccin được tiêm vào bắp tay.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại

Benh.vn (Theo ykhoa.net)