Top 4 # Bệnh Cao Huyết Áp Có Chữa Được Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Cao Huyết Áp Có Chữa Khỏi Được Không?

Bệnh tăng huyết áp (còn gọi là bệnh cao huyết áp, hay huyết áp cao) có chữa khỏi dứt điểm không ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người mắc phải căn bệnh cao huyết áp thường thắc mắc. Bởi có rất nhiều ý kiến cho rằng khi mắc bệnh cao huyết áp thì không có cách nào có thể chữa được.

Bệnh cao huyết áp có 2 loại đó là cao huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Thế nào là cao huyết áp nguyên phát? Cao huyết áp nguyên phát có chữa khỏi được không?

Tăng huyết áp nguyên phát (còn gọi là huyết áp cao vô căn), là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng theo thời gian. Đây là loại huyết áp cao không thể xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.

Tăng huyết áp nguyên phát thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ trung niên trở đi và thường là người từ 45 tuổi.

Người mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm mà những người mắc bệnh cao huyết áp loại này chỉ có thể dùng thuốc điều trị thường xuyên để giữ huyết áp ở mức ổn định.

Thế nào là tăng huyết áp thứ phát? Tăng huyết áp thứ phát có chữa dứt điểm được không?

Huyết áp cao thứ phát là loại tăng huyết áp mà luôn xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.

Bệnh cao huyết áp thứ phát thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

Người mắc các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay tắc mạch máu vùng thận; các rối loạn hoocmon ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing); chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ; tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược; phụ nữ có thai, tiền sản giật; một số khuyết tật bẩm sinh (hẹp eo động mạch chủ, …); sử dụng chất kích thích; …vv

Người mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát nếu được phát hiện và điều trị tốt yếu tố gây bệnh (ví dụ như bệnh hẹp động mạch thận) thì huyết áp có thể về trị số bình thường hay nói cách khác là có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Cao Huyết Áp Có Uống Sâm Được Không?

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, được định nghĩa là tình trạng bệnh lý khi mà áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nếu bệnh không được kiểm soát sẽ diễn tiến thầm lặng, gây ra những nguy hiểm và biến chứng khôn lường, làm tổn thương đến nhiều cơ quan đích, thậm chí là tử vong.

Huyết áp cao khi mới khởi phát sẽ không xuất hiện nhiều biểu hiện cụ thể, chính bởi vậy cách tốt nhất để kiểm soát bệnh là chủ động phòng ngừa từ sớm. Bạn hãy bắt đầu bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe, theo dõi huyết áp thường xuyên,…

Tuy nhiên, khi huyết áp diễn tiến âm thầm, ở tình trạng cao huyết áp cấp cứu có thể xuất hiện một vài biểu hiện, bao gồm:

Đau đầu, chóng mặt, cảm giác choáng váng

Không thể gắng sức

Suy giảm thị lực, tầm nhìn giảm

Chảy máu cam

Huyết áp cao được chia làm tăng huyết áp nguyên phát (không xác định rõ nguyên nhân, chiếm 95% tổng số ca bệnh) và tăng huyết áp thứ phát (xác định được nguyên nhân gây bệnh).

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường là: di truyền, tuổi tác (người cao tuổi thường mắc bệnh cao huyết áp), béo phì, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn mặn),…

2. Huyết áp cao có dùng sâm được không?

Tìm hiểu về nhân sâm

Nhân sâm từ xa xưa đã được coi như vị thuốc quý, còn được xem là cải lão hoàn đồng, giúp điều trị nhiều bệnh tật.

Nhân sâm là dạng thân thảo sống lâu năm, chiều cao từ 40 – 100 cm. Thân, rễ mọc bò ngang, có nhiều đốt, rễ phụ. Lá kép hình chân vịt, mọc vòng, thường có từ 3 – 5 lá ở ngọn thân. Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra những tác dụng của nhân sâm, bao gồm:

Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, nhân sâm có tác dụng điều trị viêm, làm chậm quá trình lão hóa.

Cải thiện sự tập trung, tăng cường tuần hoàn não.

Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, tăng cường khả năng sinh lý đối với nam giới.

Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, có tác dụng rất tốt với những người thể trạng gầy gò, hay ốm vặt. Nâng cao sức đề kháng

Nhiều nghiên cứu còn chứng minh nhân sâm còn có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên bất thường của các tế bào qua đó hiệu quả trong phòng chống ung thư.

Sử dụng một chút nhân sâm vào mỗi sáng có thể giúp bạn tràn đầy năng lượng để hướng đến một ngày làm việc hiệu quả

Hỗ trợ điều trị rất tốt cho những bệnh nhân mắc đái tháo đường thông qua cơ chế kích thích tế bào tuyến tụy tăng cường khả năng sản xuất insulin góp phần cân bằng lượng đường trong máu.

Nhân sâm có dùng cho người bị huyết áp cao không?

Tuy nhân sâm quý và tốt là vậy, nhưng lại có thể khiến tăng nhịp tim, bởi vậy người bị huyết áp cao không được khuyến khích sử dụng sâm. Một số tác dụng phụ của nhân sâm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh huyết áp cao, thậm chí có thể khiến huyết áp tăng cao hơn.

Nếu bạn sử dụng nhân sâm cần lưu ý thêm rằng:

Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.

Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi, kỵ Lilu

Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.

Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử

Bảo quản: đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh, không nên dùng quá liều.

3. Huyết áp cao nên ăn gì?

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân huyết áp cao cần cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, ít natri, giàu kali và chất xơ, giảm tiêu thụ chất béo, axit béo bão hòa. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích áp dụng chế độ ăn DASH- ăn nhiều rau xanh, quả chín và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.

Protein: chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.

Lipid: chiếm 20 – 25% tổng năng lượng.

Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi( chủ yếu là axit omeg3, omega 6 có trong các loại cá) chiếm khoảng 7 – 10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans( chất béo chuyển hóa có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,…) chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.

Nhân sâm được biết là dược liệu quý và đắt tiền, tuy nhiên lại không được khuyến khích sử dụng cho người bị cao huyết áp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thay thế nhân sâm bẳng những thực phẩm khác vừa đem lại hiệu quả, lại có giá thành nhỏ hơn, ví dụ như: chuối, củ cải đường, quả mọng, trà giảo cổ lam,…

Ngoài ăn uống hợp lý, bạn cũng nên tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giữ tình thần thoải mái, hạn chế căng thẳng mệt mỏi, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…sẽ giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp của mình.

Tìm hiểu chi tiết: Người bị huyết áp nên kiêng gì để mau khỏi bệnh?

4. Huyết áp cao uống thuốc gì?

Việc điều trị tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý điều trị hoặc dùng sai thuốc sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp bao gồm:

Thuốc ức chế Beta: Có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim. Hiệu quả của thuốc là làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim và chặn một số nội tiết tố trong cơ thể khiến huyết áp tăng.

Thuốc lợi niệu: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do lượng muối cao và lượng chất dịch trong cơ thể bị dư thừa. Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu;

Chất gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Angiotensin là hóa chất khiến thành động mạch và mạch máu co hẹp lại. Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin ngăn không cho chất Angiotensin gắn vào các thụ thể của nó gây ra tác động co mạch.

Thuốc chặn Canxi: Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp.

Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc này có tác dụng giảm huyết áp và giãn mạch máu. Cơ chế của loại thuốc này là làm thay đổi xung thần kinh mà gây co mạch máu, từ đó làm thư giãn mạch máu và giúp hạ huyết áp hiệu quả.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Huyết áp cao nên uống thuốc gì để chữa bệnh

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm đáng báo động, điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của người bệnh. Nhân sâm được xem như dược liệu vô cùng quý hiếm và đắt tiền, tuy nhiên chúng lại không được khuyến khích cho bệnh nhân cao huyết áp. Bạn có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm thay thế khác mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với nhân sâm để giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Người Bệnh Cao Huyết Áp Có Ăn Yến Sào Được Không?

“Yến sào có tốt cho người cao huyết áp không” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Cao huyết áp có ăn yến được không?

Theo nghiên cứu của y học và hóa học, trong yến sào có nhiều loại acid amin như là arginine, amide, lysine, cystine, humin,…. và hơn 60% chất đạm tự nhiên. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng đánh giác các chất có trong yến sào có tác dụng điều hòa ổn định huyết áp rất tốt, giúp cho người bệnh tỉnh táo, tinh thần sảng khoái hơn.

Hơn nữa, trong yến sào hoàn toàn không có chất béo động vật, nên không sợ bị tăng Cholesterol giúp hệ tim mạch và hệ tuần hoàn hoạt động ổn định hơn. Chính vì vậy mà bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người lớn tuổi nên dùng yến sào thường xuyên để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Cách dùng yến sào tốt cho người cao huyết áp

Với người bị cao huyết áp, có thể dùng tổ yến chưng đường phèn, thêm một ít táo đỏ, hạt sen để vừa giữ được các chất dinh dưỡng quý giá trong yến sào, vừa giúp cho người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Không chỉ tốt cho tình trạng huyết áp, mà còn thể chất khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên, không phải bổ thì có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Với yến sào cũng vậy, ăn quá nhiều không chỉ lãng phí mà còn gây tác dụng ngược là làm huyết áp càng tăng cao hơn.

Theo bác sĩ Thanh Sơn (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) khuyên mỗi tuần chỉ nên dùng 1 – 2 chén yến sào, tổng khoảng 3 – 5 gr yến là hợp lý. Ở mức này thì cơ thể sẽ hấp thụ dưỡng chất của tổ yến một cách vừa đủ cho cơ thể, không quá nhiều chất dinh dưỡng nên vừa tốt lại vừa an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý khi dùng yến sào cho người cao huyết áp

Bên cạnh việc không nên dùng quá nhiều yến sào cùng lúc thì người cao huyết áp nên dùng yến vào lúc đói ví dụ như sáng sớm, xế chiều hoặc tối trước khi ngủ. Vì đây là các thời điểm cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Hiện nay, tình trạng mắc bệnh cao huyết áp ngày càng nhiều, độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hơn. Vì vậy, “cao huyết áp có ăn yến được không” thì đáp án là cao huyết áp ăn yến sào rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức hơn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thắc Mắc Bệnh Cao Huyết Áp Xông Hơi Có Được Không

Liệu người cao huyết áp không nên xông hơi? (Ảnh: Internet)

Xông hơi mang đến lợi ích gì cho sức khỏe của bạn?

Xông hơi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe cũng như việc làm đẹp. Quá trình xông hơi giúp ta được thư thái, dễ chịu, giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời xông hơi còn có tác dụng lưu thông máu, giảm đau khớp đau cơ hiệu quả. Chính vì vậy nhiều người tìm đến phòng xông hơi với số lượng ngày càng gia tăng.

Xông hơi rất tốt cho sức khỏe và có khả năng điều trị một số bệnh thì liệu người mắc bệnh cao huyết áp có nên xông hơi hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm và mong muốn tìm kiếm câu trả lời bởi hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp diễn ra phổ biến, ngày càng có xu hướng gia tăng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện điều trị kịp thời.

Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh cao huyết áp gây ra đối với sức khỏe như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…Vì vậy việc tìm kiếm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng cao huyết áp là hết sức cần thiết và quan trọng.

Gợi ý đọc: các loại thảo dược tốt cho sức khỏe người cao huyết áp

Xông hơi mang đến nhiều lợi ích sức khỏe thiết thực. (Ảnh: Internet)

Phòng xông hơi có rất nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, nhưng chúng có thể gây hại nếu bạn lạm dụng chúng. Ở trong phòng xông hơi hơn 15 phút có thể làm bạn mất nước. Phòng xông hơi cũng có thể là nơi chứa vi trùng lây nhiễm từ những người khác. Hơi nước không đủ nóng để tiêu diệt một số loại vi khuẩn và hơi ấm thậm chí có thể làm tăng số lượng vi khuẩn.

Chỉ xông không đủ để điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Và trong khi xông hơi có thể tăng nhịp tim của bạn và làm cho bài tập của bạn hiệu quả hơn, tuy vậy phòng xông hơi không thể thay thế cho việc tập thể dục. Nếu bạn đang mang thai, bị suy giảm miễn dịch hoặc hồi phục sau phẫu thuật, hãy tránh xa bất kì loại xông hơi khô hay ướt nào cho đến khi bạn nhận được hướng dẫn rõ ràng từ bác sĩ.

Cùng giải đáp thắc mắc người cao huyết áp xông hơi có được không?

Theo các chuyên gia người mắc bệnh cao huyết áp có nên xông hơi vì quá trình xông hơi vừa giúp thoát các chất độc, thoát nước ra ngoài cơ thể vừa làm giãn nở mạch máu ngoại biên. Chính nhờ điều này góp phần ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, khắc phục tình trạng đông nghẽn mạch máu, thế nên quá trình vận chuyển máu và oxy về tim diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Do đó xông hơi giúp làm giảm áp lực lên thành mạch cũng như giảm áp lực đối với tim. Từ đó giảm huyết áp, ổn định lượng đường trong máu, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức khỏe tốt.

Như vậy người mắc bệnh cao huyết áp có nên xông hơi và nên tiến hành thường xuyên để cải thiện tình trạng huyết áp, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm stress, căng thẳng. Để việc hạ huyết áp đạt hiệu quả bên cạnh xông hơi ta nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cùng tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Người cao tuổi cũng như người mắc bệnh lý về huyết áp vẫn có thể tận hưởng xông hơi đúng cách ngay tại nhà. (Ảnh: Internet)