Top 5 # Bệnh Bạch Hầu Xuất Hiện Ở Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Tại Sao Bệnh Bạch Hầu Xuất Hiện Ở Tp Hồ Chí Minh?

Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia kiêm Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tiến sĩ Dương Thị Hồng chia sẻ: Các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần đạt tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng để có thể khống chế bệnh dịch.

Do vậy, duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao hơn 95% trên toàn quốc là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Chương trình TCMR luôn hướng đến ngay cả khi bệnh không xuất hiện.

Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng một số vắcxin chưa đạt cao. Các hoạt động tiêm chủng đã tạm ngừng trên phạm vi toàn quốc trong thời gian giãn cách xã hội 3 tuần đầu tháng 4. Do khống chế tốt dịch COVID-19, hiện Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai lại hoạt động TCMR và giảm thiểu mức thấp nhất gián đoạn công tác TCMR.

Tỷ lệ tiêm chủng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (37,2%) và chưa đạt tiến độ yêu cầu (khoảng 40%). Tỷ lệ tiêm vắcxin sởi-rubella, DPT4 (bạch hầu, ho gà, uốn ván) cho trẻ 18 tháng tuổi lần lượt là 31,2% và 28,9%, thấp hơn 5 tháng đầu năm 2019. Tỷ lệ tiêm chủng các vắcxin tại một số địa phương vẫn chưa đạt chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuyển đổi vắcxin 5 trong 1 DPT-VGB-Hib năm 2018, 2019, một số cha mẹ e ngại phản ứng sau tiêm vắcxin dẫn đến không cho con đi tiêm chủng hoặc tiêm muộn khiến tỷ lệ tiêm chủng vắcxin này giảm xuống.

Và với nguyên nhân bất khả kháng do dịch COVID-19, hoạt động tiêm chủng trên toàn quốc đã tạm ngưng trong 3 tuần đầu tháng 4.2020 vừa qua cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ tiêm chủng các vắcxin trong chương trình đầu năm nay.

Trong năm 2019 ghi nhận số ca mắc sởi, bạch hầu, ho gà tăng. Cụ thể, ghi nhận vụ dịch sởi trên quy mô lớn với 11.256 ca mắc, chủ yếu ở trẻ độ tuổi 1-10 chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi. Có 1.013 ca ho gà trong năm 2019, và ghi nhận 50 ca mắc bạch hầu tại 7 tỉnh/thành phố.

Ngoài ra, tình trạng trì hoãn tiêm vắcxin sởi theo lịch trong TCMR để tiêm vắcxin dịch vụ khiến cho nhiều trẻ trong độ tuổi tiêm chủng bị mắc bệnh sởi, ho gà trước khi được tiêm vắcxin. Đối với nhóm người lớn và trẻ lớn nếu đã tiêm một số vắcxin như vắcxin bạch hầu, ho gà, uốn ván khi còn nhỏ tuổi thì miễn dịch phòng bệnh nếu có cũng giảm dần theo thời gian.

Do vậy, một số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh mặc dù đã tiêm đủ mũi khi còn nhỏ. Tình trạng nhiều bà mẹ không còn kháng thể để truyền cho con khiến nhiều trẻ mắc ho gà, sởi trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng.

* Giải pháp khắc phục trong thời gian tới đây như thế nào?

– Tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên. Trong các tháng tới đây, các địa phương sẽ tiếp tục rà soát trẻ sót mũi, triển khai tiêm bù, tiêm vét các loại vắcxin trong chương trình TCMR cho trẻ chưa được tiêm chủng. Dự án TCMR cũng sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Kiểm định chất lượng nghiêm ngặt

Các vắcxin sử dụng trong chương trình TCMR và vắcxin dịch vụ đều phải trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo quy định và bảo đảm tính an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Đã có hàng trăm triệu liều vắcxin sản xuất trong nước được triển khai trong chương trình TCMR và chứng minh có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Giúp Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, giảm tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B ở trẻ em xuống dưới 1%, khống chế bệnh sởi, rubella. Tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà… giảm hàng trăm lần.

Đối với vắcxin nhập khẩu gồm vắcxin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do Hib và vắcxin bại liệt tiêm IPV đều là các vắcxin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới và được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng. Điều kiện bảo quản vắcxin trong hệ thống dây chuyền lạnh từ khi xuất xưởng cho đến khi sử dụng được kiểm tra chặt chẽ để bảo đảm chất lượng khi đến người dùng. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể yên tâm cho con đi tiêm chủng các vắcxin trong chương trình.

Cha mẹ có thể lựa chọn vắcxin trong chương trình hay tiêm chủng dịch vụ nhưng cần cho con đi tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch vì chính sức khỏe con em mình và vì trách nhiệm chung với cộng đồng.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Không để dịch bạch hầu bùng phát trở lại

Chiều 28.6, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn của Bộ Y tế tới kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Từ đầu tháng 6 đến nay, đã phát hiện 12 ca dương tính với bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông. Trong đó 4 ca mắc tại xã Đắk Sor từ ngày 3 đến 8.6, 8 ca mắc tại hai xã Quảng Hòa và Đắk R’ Măng, huyện Đắk Glong. 1 ca tử vong là bé gái 9 tuổi sinh sống tại thôn 6, xã Quảng Hòa.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đắk Nông và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng, dập dịch, truyền thông các biện pháp phòng chống dịch tới người dân, đồng thời thực hiện việc tiêm chủng bổ sung vắcxin Td phòng bệnh bạch hầu, uốn ván cho người dân trong độ tuổi từ 7-40 sống tại khu vực có dịch.

Tiến sĩ Văn Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho hay Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã thực hiện 550 mẫu xét nghiệm, cung cấp cho Đắk Nông 10.000 liều vắcxin Td, trợ giúp 60 bộ quần áo phòng dịch và 200 chai dung dịch rửa tay diệt khuẩn. Bên cạnh đó, viện còn cử đến Đắk Nông hai cán bộ để giúp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Nông nâng cấp kỹ thuật có thể tự xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm bạch hầu bằng phương pháp PCR.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã tới điểm tiêm chủng tại thôn 6 (đội 2) xã Quảng Hòa. Thôn có 73 hộ với 321 khẩu, tất cả đều là người dân tộc thiểu số, trong đó người Mông chiếm 98,6%, hộ nghèo chiếm 95,8%. Tổng số người cần tiêm chủng bổ sung vắcxin Td trong đợt này là 274 người. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã tới thăm gia đình ông Sùng Văn T. có con gái là cháu Sùng Thị H., 9 tuổi, tử vong vì bệnh bạch hầu trong đợt dịch này.

Bệnh Trầm Cảm Cười Có Đang Xuất Hiện Ở Người Việt?

Bệnh trầm cảm cười cũng thuộc một loại bệnh lý của trầm cảm, nhưng các biểu hiện bên ngoài của nó sẽ khác biệt đôi chút và rất khó để nhận diện bệnh nếu bạn không phải là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Nhìn vào bên ngoài, bạn sẽ nhìn thấy mọi hoạt động bình thường, người bệnh vẫn vui vẻ với mọi người xung quanh, nhưng thực tế sâu bên trong thì lại không hoàn toàn như vậy.

Chính sự nhầm lẫn trong biểu hiện mà trầm cảm cười gây ra, nó làm cho việc ngăn chặn và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Ở Việt Nam, bệnh trầm cảm đã bắt đầu xuất hiện phổ biến và đang lo lắng rất lớn cho cuộc sống của nhiều gia đình và xã hội. Với chứng trầm cảm cười, người ta đang bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu xem nó đã bắt đầu xuất hiện trên người Việt hay chưa?

Trầm cảm “cười” đặc trưng bởi có các biểu hiện như hạnh phúc bên ngoài, và đau đớn bên trong.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm cười, có sự tương phản rõ ràng giữa cách một người nhìn vào họ và cảm giác của họ.

Trong một cuộc khảo sát do tạp chí Women’s Health và Liên minh Bệnh tinh thần quốc gia (NAMI) thực hiện, 89% trong số 2.000 phụ nữ bị chứng trầm cảm hoặc lo lắng cũng đã thừa nhận rằng họ đã kiềm chế cảm xúc của họ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

Carrie Krawiec, một nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình tại Birmingham Maple Clinic ở Troy, Michigan và Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Hôn nhân và Gia đình Michigan (Mỹ) cho biết những người mắc tình trạng rối loạn này có mối quan hệ và bạn bè vui vẻ, chỉ có nội tâm buồn bị giấu đi.

Những triệu chứng phổ biến của những người bị trầm cảm “cười” là giảm cân hoặc tăng cân, ngủ gục hoặc ngủ quên, mệt mỏi, cảm thấy vô giá trị, tội lỗi, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết.

Đọc thông tin về căn bệnh trầm cảm cười, có lẽ nhiều người Việt sẽ chợt giật mình thấy lo bởi họ nhận ra lâu nay mình có thói gặp gì cũng cười, dù phải dù trái, hoặc bất cứ ở đâu cũng cứ dùng cái cười đi trước…

Thực ra tính hay cười này của người Việt đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Vĩnh chỉ ra từ những năm đầu thế kỷ XX.

Ông từng nhận xét: “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.

Có kẻ bảo cười hết cả cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thẩy, không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày nghĩ ngợi… Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác, có cái láo xược khinh người, có câu chửi người ta…

Gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi tê môi để hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng hì, khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì thì ai là không phải phát tức?”.

Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ, nguyên do của bệnh trầm cảm cười là bởi lòng tự trọng. Những người cầu toàn có xu hướng bị trầm cảm vì họ có được giá trị bản thân bằng cách muốn là người “hoàn hảo” cho bản thân và bạn bè của họ.

Đặc biệt, do vỏ bọc này, họ ít có khả năng hay cam đảm tìm tới sự hỗ trợ y tế. Điều này khiến họ càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.

Bệnh Bạch Hầu Ở Trẻ Em

Bệnh bạch hầu là bệnh cấp tính có giả mạc ở họng, lây lan thành dịch nhỏ. Bệnh xuất hiện ở những em chưa tiêm phòng vắcxin bạch hầu hay tiêm không đủ liều vào lứa tuổi trẻ em và thiếu niên. Phát hiện bệnh, chữa muộn dễ tử vong cao do liệt các cơ hô hấp.

Nguyên nhân do trực khuẩn Corynebacterium diphteriae gam dương lây bằng đường hô hấp và đường gián tiếp qua đồ chơi, quần áo mang mầm bệnh.

Biểu hiện lâm sàng: bạch hầu thông thường, bạch hầu ác tính và bạch hầu thanh quản.

Bạch hầu thông thường.

Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày kể từ ngày mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

Thời kì khởi phát bệnh: bệnh nhi sốt nhẹ 38-38,5°c, họng đỏ, xuất hiện giả mạc trên amidan, màu trắng ngà, bóng, dai, dính, khó bóc và lan nhanh ở lưỡi gà. Niêm mạc họng xuất huyết. Bệnh nhi chảy nước mũi một bên hay 2 bên. Hạch ở góc hàm to, đau, đỏ và khó nuốt.

Ngoáy họng tìm thấy trực khuẩn bạch hầu

Thời kì toàn phát: toàn trạng nhiễm độc, da xanh, người mệt, quấy khóc, bỏ chơi, bỏ ăn, mạch nhanh, nước tiểu ít, có protein.

Bạch hầu ác tính.

Thời kì khởi phát: dữ dội, sốt cao 39-40°C. Bệnh nhi nôn khan, nôn nhiều lần. Giả mạc ở họng màu xám đen, dày dễ chảy máu. Nếu bóc dễ tái tạo lại nhanh, phủ trên amidan, lưỡi gà, thành sau họng. Niêm mạc dưới lưỡi hơi phù nề, xuất huyết. Hạch 2 góc hàm sưng. Lưỡi bật ra phía trước. Hạch 2 góc hàm sưng to, đau, viêm quanh amidan làm cho cố bành ra. Mũi chảy mủ loãng có lẫn máu. Mũi loét có giả mạc.

Nói giọng mũi, khó nuốt, miệng hôi. Màn hầu bị liệt gây nên ăn uống sặc lên mũi.

Toàn trạng nhiễm độc nặng, sốt cao, da xanh tái nhợt, người mệt mỏi, xuống sức, tim đập nhanh, huyết áp hạ, tiêu chảy, gan to, tiểu ít, nước tiểu có protein. Xuất hiện xuất huyết ở da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Bệnh nhân tử vong sau vài ngày.

Một số trường hợp các dấu hiệu trên lui dần, nhưng nhiễm độc vẫn tồn tại gây liệt màn hầu, vòm họng, viêm cơ tim, toàn thân nặng hơn.

Bạch hầu thanh quản

Bệnh này gặp trẻ 2-5 tuổi sau khi bị bạch hầu thông thường, điều trị không đúng phương pháp hay để quá muộn, giả mạc lan tràn xuống thanh quản, thể hiện 3 giai đoạn:

Giai đoạn khó thở: bệnh nhi khó thở chậm ở thì thở vào, co kéo trên xương ức, trên xương đòn, tiếng rít do hẹp thanh môn, phải đặt nội khí quản.

Giai đoạn ngạt thở: không điều trị đúng phương pháp, không đặt nội khí quản dẫn đến khó thở nhanh nông. Da tái nhợt nhạt. Mạch nhanh nhỏ.Tứ chi lạnh, vã mồ hôi, hôn mê và tử vong.

Phòng ngừa là tiêm phòng văcxin bạch hầu đủ liều, tránh không tiếp xúc với người bệnh bạch hầu, không dùng đồ chơi, quần áo nhiễm trực khuân bạch hầu.

Lớp mẫu giáo không nhận những học sinh mang bệnh bạch hầu.

Điều trị bệnh bạch hầu tại bệnh viện theo phác đồ: Bạch hầu thông thường:

Huyết thanh kháng bạch hầu 20000-40000 đơn vị.

Giải độc tố bạch hầu 1/10ml tiêm dưới da nơi khác. Ba ngày sau tiêm 1/2ml, 5 ngày sau tiêm 1,2,3ml.

Penicilline 1000000-2000000 đơn vị/ngày, dùng 7 ngày.

Vitamin C 1gam/ ngày

Bạch hầu nặng, đến muộn: ác tính.

Huyết thanh kháng bạch hầu 40000-80000 đơn vị.

Giải độc tố bạch hầu ngày đầu tiêm dưới da nơi khác l/10ml. Ba ngày sau l/2ml, 5 ngày sau tiêm 1,2,3

Penicilline 2000000 đơn vị/ ngày, dùng 5 ngày, lúc no.

Bệnh nhi nằm bất động đến khi hết dấu hiệu nhiễm độc.

Bạch hầu thanh quản.

Huyết thanh kháng bạch hầu 40000-80000 đơn vị.

Giải độc tố bạch hầu: ngày đầu tiêm dưới da nơi chưa tiêm huyết thanh kháng bạch hầu 1/10ml. Ba ngày sau tiêm l/2ml, 5 ngày sau tiêm 1, 2, 3 ml.

Penicilline 2000000 đơn vị/ ngày, dùng 7 ngày.

Prednisolon 5mg X 4viên, chia 2 lần/ ngày, dùng 5 ngày lúc no.

Đặt nội khí quản hay mở khí quản.

Bệnh nhi nằm bắt động khi dấu hiệu nhiễm độc hết.

Nâng cao thể lực cho bệnh nhi bằng ăn nhiều chất đạm, uống nhiều sữa, uống vitamin, ăn nhiều quả chín cam, dưa hấu, nhãn, na, chuối, đu đủ..

Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản Ở Bé

Chữa bệnh acetaminophen, âm thanh, bác sĩ, bạch hầu, chăm sóc bé, chẩn đoán, cho bé, cơn ho, dùng kháng sinh, điều trị, đường thở, giảm sưng, giúp bé, kháng sinh, khó thở, nhiễm bệnh, tái phát, thanh quản, thở khò khè, triệu chứng

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, chúng tôi khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Bạch hầu thanh quản có triệu chứng điển hình là sưng phù ‘hộp âm thanh’ (thanh quản) và khí quản. Nguyên nhân có thể do dị ứng, nhiễm khuẩn, hít phải dị vật nhưng phổ biến là nhiễm virus. Bệnh thường gặp ở nhóm bé từ 6 tháng đến 3 tuổi, vào tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Phần lớn các trường hợp mắc bạch hầu thanh quản là không nghiêm trọng nhưng nhiều bé vẫn phải nhập viện điều trị.

Triệu chứng Vì thanh quản bị sưng nên nó ảnh hưởng đến âm thanh khi bé ho. Nếu cơn ho của bé sâu, khàn nghe giống tiếng hải cẩu sủa thì có thể bé đang mắc bạch hầu thanh quản. Một số bác sĩ có thể chẩn đoán bé mắc bệnh hay không bằng việc nghe tiếng bé ho, dù chỉ qua điện thoại.

Bệnh khởi phát sau vài ngày bé có các triệu chứng như bị cảm, cơn ho trầm trọng hơn vào ban đêm. Nếu bệnh không thuyên giảm, bé sẽ xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở khò khè, phát ra âm thanh khi bé hít vào, có thể kèm theo sốt nhẹ.

Dấu hiệu nguy hiểm

Ngày nay, các bé đều được tiêm phòng sởi, bệnh bạch hầu thì sẽ được miễn dịch tự nhiên với bạch hầu thanh quản. Bệnh có thể khởi phát và tự biến mất trong vòng 1 tuần mà không gây nguy hiểm. Hình thức nặng nhất của bệnh là bé khó thở.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Nếu bé khó thở, thở khò khè ngay cả khi được nghỉ ngơi, bạn nên đưa bé đi khám. Ngoài ra, nếu bé gồng mình mới thở được, da và môi trở nên xanh tái, bạn cũng nên đưa bé đi viện.

Nếu lần đầu nhiễm bệnh và bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho bé được điều trị tại nhà. Không khí mát mẻ trong nhà sẽ làm dịu cơn sưng ở thanh quản hoặc có thể cho bé ‘tắm hơi’ trong phòng tắm 10-15 phút: chuẩn bị một chậu nước nóng (hoặc bồn tắm nước nóng) và để hơi nước giúp bé dễ thở hơn. Cách này chỉ giúp bé dễ thở nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh. Bạn có thể lặp lại phương pháp này nếu bé khó thở đến mức không thể ngon giấc ban đêm.

Cũng có thể dùng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng của bé để duy trì độ ẩm trong không khí. Nên vệ sinh máy hàng ngày để ngăn ngừa sự phát tán vi khuẩn. Đồng thời, bạn cũng nên cho bé uống đủ nước.

Trao đổi với bác sĩ về việc cho bé dùng acetaminophen và ibuprofen nếu bé bị sốt. Tuyệt đối tránh cho bé dùng aspirin. Không tự ý dùng đơn thuốc ho cho bé, cũng không nên tùy tiện dùng kháng sinh chữa bệnh vì nếu nguyên nhân của bệnh là virus thì việc dùng kháng sinh cũng vô ích.

Bác sĩ có thể kê đơn cho bé uống steroid để giảm sưng ở thanh quản, giúp bé dễ thở. Nếu tình trạng không khá hơn, bé có thể được điều trị ngắn ngày trong bệnh viện, gồm việc dùng thuốc, truyền nước nếu bé bị mất nước.

Theo Babycenter/ Mẹ và bé

Bệnh có thể tái phát Một số bé liên tục tái phát bệnh cho đến khi đường thở lớn hơn. Nếu bé phát bệnh lần thứ 2, nên tìm cách chăm sóc bé tại nhà. Bạch hầu thanh quản thường là kết quả của dị ứng, nhiễm virus; vì thế, nên kiểm tra kỹ những tác nhân gây bệnh cho bé để biết cách phòng tránh. Nếu bệnh tiến triển xấu, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết Bệnh bạch hầu thanh quản ở bé ( https://www.meo.vn/benh-bach-hau-thanh-quan-o-be.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.