Xem Nhiều 3/2023 #️ Tổng Quan Về U Tuyến Yên # Top 5 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tổng Quan Về U Tuyến Yên # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về U Tuyến Yên mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

20-03-2012

U tuyến yên là một khối tân sinh bất thường xuất phát từ tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormon) của cơ thể.

– Điều may mắn là đa số các u tuyến yên đều lành tính (adenoma). Khoảng 20% dân số có các loại u tuyến yên. Tuy nhiên, khá nhiều khối u không gây ra triệu chứng gì và vì thế không bao giờ được chẩn đoán trong suốt cuộc đời.

– Tuyến yên là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu khu trú ở đáy não. Tuyến yên giúp điều hòa sự bài tiết của các hormone từ những tuyến nội tiết khác nhau như tuyến giáp và các tuyến thượng thận. Tuyến yên còn phóng thích những hormone gây ảnh hưởng trực tiếp lên các mô của cơ thể như xương và tuyến tiết sữa. Những hormone này bao gồm:

Hormon kích thích vỏ thượng thận (Adrenocorticotropic hormone=ACTH)

Hormon tăng trưởng (Growth hormone=GH)

Hormon tăng tiết sữa prolactin

Hormon kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone=TSH)

– Khi khối u tăng trưởng, các tế bào sản xuất ra hormon của tuyến yên có thể bị hủy hoại, gây ra tình trạng suy tuyến yên ( hypopituitarism).

– Nguyên nhân gây ra các khối u ở tuyến yên chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số u có thể là một phần của rối loạn di truyền có tên gọi là đa tân sản nội tiết I ( multiple endocrine neoplasia I=MEN I).

Nhiều loại u khác có thể gặp ở cùng vị trí với u tuyến yên:

U sọ hầu (craniopharyngiomas)

U tế bào mầm (germinomas)

U di căn đến từ các bộ phận khác của cơ thể

– Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra:

– Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm:

+ Nhìn đôi (song thị)

+ Sụp mí mắt

+ Mất thị trường

– Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng.

– Khám kỹ lâm sàng. Ghi nhận các vấn đề về song thị và mất thị trường, như mất thị trường ngoại vi (peripheral vision) hoặc mất thị giác ở một số vùng của thị trường.

– Các xét nghiệm về chức năng nội tiết bao gồm:

+ Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone. Dexamethasone là một steroid ngoại sinh gây phản hồi âm tính (negative feedback) đến tuyến yên để ức chế bài tiết ACTH. Steroid này không thể vượt qua được hàng rào máu não khiến xét nghiệm này giúp đánh giá một phần đặc hiệu của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận.

+ Xét nghiệm cortisol nước tiểu

Lượng hormon kích thích nang noãn (follicle-stimulating hormone=FSH)

Lượng yếu tố tăng trưởng insulin (insulin growth factor-1=IGF-1)

Lượng luteinizing hormone (LH). LH tiết bởi thùy trước tuyến yên, kích thích sự rụng trứng ở nữ và tiết androgen ở nam.

Lượng prolactin máu

Lượng testosterone/estradiol máu

Lượng hormon tuyến giáp:

+ T4 tự do

– Các xét nghiệm khác giúp xác định chẩn đoán bao gồm:

– U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.

– Phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường rất cần thiết, đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến mù lòa.

– Trong đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên một số u không thể phẫu thuật được bằng các đường kể trên và phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.

– Xạ trị được dùng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

– Các thuốc sau đây có thể giúp giảm thể tích một số loại u:

Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin. Các thuốc này giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u.

Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi

Tiên lượng khá tốt nếu có thể phẫu thuật và bóc tách được toàn bộ khối u.

6. Các biến chứng có thể gặp

– Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

– Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.

Tổng Quan Về Bệnh Suy Tuyến Giáp Ở Trẻ Em

Tần suất bệnh khi được tầm soát là 1/3.500 – 1/4.000 trẻ sinh sống.

1996: Tại Đông Nam Á, chương trình sàng lọc sơ sinh cho thấy tỉ lệ suy giáp là 1/3.300.

Từ 2002-2007: tại TP Hồ Chí Minh (BV Từ Dũ) đã sàng lọc cho 166.190 trẻ sơ sinh, phát hiện tỉ lệ SGBS là 1/5.000 trẻ sơ sinh sống.

Sinh lý bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Chức năng chính của tuyến giáp

Tổng hợp T4 (thyroxine) và T3 (3,4,5 triidothyroxine) với nguyên liệu chính là iode.

Đơn vị chức năng của sự tổng hợp hormone tuyến giáp là nang tuyến giáp. Nang tuyến giáp bao gồm ở phần trung tâm là chất keo chứa Thyroglobuline, xung quanh là các tế bào biểu mô, và phần ngoài cùng là màng đáy. Kích thước và hình dạng của nang thay đổi tùy theo lượng TSH được bài tiết; sự tổng hợp hormone tuyến giáp được điều hoà bởi hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên.

Sự tổng hợp hormone giáp trạng

Iod được hấp thu từ ruột vào máu. Trong máu, Iod ở dưới dạng Iodur ( I – ). Tuyến giáp bắt lấy Iodur từ máu và chuyển vào trong tế bào tuyến giáp qua màng tế bào bằng cơ chế chủ động.

Đối với phần MIT và DIT không được sử dụng để tạo T3 và T4: Iod tách ra khỏi Thyrosine và được tái sử dụng trở lại để tiếp tục tổng hợp T3, T4.

Thiếu men desiodase, một lượng lớn MIT và DIT sẽ vào máu và thải ra nước tiểu.

Tuyến giáp sản xuất ra T4 (100%), T3 (20%) và rT3 (reverse T3, 5%). Hoạt tính sinh học của rT3 rất thấp. Ở thận và gan: 40% T4 chuyển thành T3.

Trong huyết thanh, hormone tuyến giáp dạng tự do rất thấp (0,5%) còn lại gắn với protein chuyên chở: TBG (thyroxine – binding – globulin) hoặc TBPA (thyroxine binding prealbumine) và Albumin.

Nhu cầu về iode ở trẻ em khoảng 75 – 150 μg / ngày.

Vai trò của hormone giáp trạng trong cơ thể

Hormone giáp trạng ảnh hưởng đến sự phát triển và biệt hoá các tổ chức nhất là xương, hệ thần kinh và cơ (do đó, thiếu hormone giáp trạng sẽ gây chậm phát triển tâm thần, vận động và thể chất).

– Tăng sự tiêu thụ oxy và năng lượng

– Tăng biến dưỡng cơ bản

– Tăng tân tạo đường và phân giải glycogen, nên làm tăng đường huyết

– Tăng thoái biến mỡ, tăng tiêu dùng cholesterol ở gan dẫn đến giảm cholesterol trong máu

– Tăng sự tổng hợp protein nhưng ở liều cao sẽ ức chế tổng hợp protein

– Tăng nhu cầu sinh tố: B 1, B 6, B 12, C, và cần cho sự biến đổi caroten thành sinh tố A

Có tác dụng kích thích β đối với các cơ quan: tim, đường tiêu hoá, cơ, hệ thần kinh

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Suy giáp bẩm sinh

Suy giáp nguyên phát:

a/ Bất thường trong sự phát triển tuyến giáp (85%) b/ Rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp (15%)

Rối loạn tổng hợp Thyroglobuline

Rối loạn vận chuyển Iod

Rối loạn oxid hóa Iod (thyroperoxydase: TPO)…

c/ Khác: kháng TSH do đột biến receptor TSH, rất hiếm.

Suy giáp mắc phải

Viêm tuyến giáp tự miễn (viêm giáp Hashimoto)

Sau xạ trị vùng cổ, cắt bỏ tuyến giáp vì ung thư

Bướu cổ (do thiếu Iod)

Thuốc làm giảm sản xuất hormone: kháng giáp (PTU, Methimazol, Iodine, phenylbutazone, PAS, sulfamide)

Suy giáp nguồn gốc trung ương

Lâm sàng bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Suy giáp là một trong những bệnh nội tiết thường gặp nhất ở trẻ em.

Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng theo 2 thời kỳ: sơ sinh, nhủ nhi – trẻ em lớn.

– Trẻ sơ sinh già tháng, chậm thải phân su, vàng da sơ sinh kéo dài, da nổi bông, phù niêm, giảm trương lực cơ, thoát vị rốn, bón, thóp sau chậm đóng chậm, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm, “vẻ mặt đặc biệt”: mũi hếch, lưỡi to và thè ra, da khô, bú chậm, ngủ gà, trẻ “ngoan”.

– Bướu cổ hiện diện dưới 15%, thường không to nhiều.

– Nếu không điều trị sớm, chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển xương, chậm chạp.

– Dạng có khoảng trống sau sinh:

Dấu hiệu gợi ý là chậm phát triển chiều cao, với tuổi xương chậm hơn tuổi thật. Béo phì có thể tìm thấy ở dạng tiến triển lâu. Trong dạng này, bệnh nhân không ngu đần, vì vẫn bình thường ở thời kỳ sơ sinh, nhưng có thể khó khăn trong học tập, nhất là môn toán.

Dấu hiệu đi kèm gợi ý của dạng này là táo bón, ngủ nhiều và dậy thì muộn sau này.

– Dạng không đầy đủ triệu chứng, dễ nhầm:

Chẩn đoán rất khó. Chỉ phát hiện bằng cách đo lường hormone giáp trạng. Ở trẻ gái lớn, đôi khi không có dậy thì muộn, mà là rối loạn kinh nguyệt với băng huyết, hoặc xuất huyết sinh dục. Ở trẻ trai, đôi khi người ta lại ghi nhận dậy thì sớm với phì đại tinh hoàn.

Thiếu máu hồng cầu to hiện diện từ những ngày đầu sau sinh.

– Dạng biểu hiện đường tiêu hóa với bón và phình hoặc dài đại tràng.

Cận lâm sàng bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

TSH /máu: tăng

T4 hoặc Free T4 (FT4) giảm Trị số bình thường:

TSH: 0,25 – 6 mU/L

T4: 40 – 130 mcg/L (51 – 168nmol/L)

Free T4: 0,8 – 2,3 ng/dL (9 – 29 pmol/L) Thiếu máu

Cholesterol, Triglycerid tăng

Chậm phát triển xương: chụp X quang vùng gối cho thấy phần dưới xương đùi và phần trên xương chày nhỏ hơn bình thường hoặc không có các điểm cốt hoá.

Siêu âm và chụp xạ hình tuyến giáp với iode 123 cho phép xác định nguyên nhân suy giáp.

Chẩn đoán bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Chẩn đoán xác định: dựa và lâm sàng và T4 hoặc FT4 giảm, TSH tăng.

Chẩn đoán phân biệt:

– Còi xương: trẻ chậm lớn, da không khô, không táo bón, phát triển tâm thần bình thường. X quang có hình ảnh còi xương.

– Hội chứng Down: vẽ mặt đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ có tam nhiễm sắc thể 21. Tuy nhiên, Hội chứng Down đôi khi kèm suy giáp.

– Trẻ sơ sinh thiếu tháng: suy giáp thoáng qua, không vĩnh viển.

Do chẩn đoán chậm trể và điều trị chậm có thể có tổn thương não trầm trọng do thiếu thyroxine, gây nên chậm phát triển tâm thần không phục hồi. Do đó cần chẩn đoán sớm bằng phương pháp phát hiện một cách thường quy, có hệ thống.

Phương pháp phát hiện một cách thường quy suy giáp bẩm sinh:

– Được thực hiện từ 1979 ở các nước

– Dựa vào sự đo lường TSH: máu được lấy trên giấy thấm vào ngày thứ 3 sau sanh

– Phương pháp này phối hợp với sự phát hiện phenylcetone /niệu, còn được gọi là nghiệm pháp Guthrie.

– Tất cả trẻ em có TSH gia tăng được gọi trở lại và báo cho gia đình để kiểm tra.

– Bằng phương pháp phát hiện này, nếu điều trị sớm trước 1 tháng, kết quả cho thấy các trẻ đều có phát triển tâm thần vận động bình thường.

Tuy nhiên, cần nhận biết các dấu hiệu lâm sàng vì phương pháp phát hiện thường quy chưa được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và phương pháp này có thể âm tính giả do kỹ thuật, hoặc do các bất thường sinh học chỉ xuất hiện muộn, và không tìm thấy trong những tuần đầu.

Điều trị bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Cần điều trị càng sớm càng tốt (3 tuần đầu của đời sống)

L-Thyroxine: dạng giọt (1 giọt L-T4 = 5μg), dạng viên (Levothyrox: viên 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200 μg).

Trong năm đầu, cần giữ T4 từ 10 – 16 mcg/dL (130 – 206 nmol/L).

Tương tự với free T4: thí dụ với phương pháp Assay cho trị số bình thường của free T4 trong giới hạn 0.8 – 2.3 ng/dL, mục tiêu của điều trị nhằm giữ free T4 trong khoảng 1.4 – 2.3 ng/dL (18 – 30 pmol/L).

Nồng độ TSH cần được điều chỉnh < 5 mU/L, tốt nhất là giữa 0.5 – 2.0 mU/L.

Thông thường liều L-T4 như sau:

Tránh dùng Thyroxine cùng lúc với đậu nành, sắt, calcium do các chất này vận chuyển T4 và ức chế sự hấp thu T4.

Theo dõi và tái khàm bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Theo dõi về mặt lâm sàng: theo dõi nhịp tim, phát triển thể chất (cân nặng, chiều cao) và phát triển tâm thần vận động.

Theo dõi về mặt sinh học: T4 hoặc Free T4, TSH.

Lượng TSH tăng cao cho biết là liều thuốc điều trị chưa đủ, và ngược lại TSH thấp dưới mức bình thường cho biết là quá liều.

Theo The American Academy of Pediatrics, cần định lượng T4 hoặc free T4, TSH:

– 2 tuần sau điều trị L-T4 và mỗi 2 tuần cho đến khi TSH trở về bình thường.

– Mỗi 1 – 3 tháng trong năm đầu

– 2 – 4 tháng trong năm thứ 1- 3 tuổi

– 6 – 12 tháng trong các năm sau cho đến khi hết tăng trưởng

– Mỗi 2 tuần sau khi thay đổi liều và thường xuyên hơn tùy kết quả và sự hợp tác uống thuốc của bệnh nhân.

Tiên lượng bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Tùy thuộc lúc phát hiện bệnh và việc điều trị sớm.

Nhiều nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt với nhóm chứng, sau 30 năm theo dõi, của những trẻ SGBS được tầm soát trong thời kỳ sơ sinh về sự hòa nhập xã hội, cũng như về sự phát triển chiều cao và dậy thì.

Tóm tắt bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Cần nhận biết, phát hiện và điều trị sớm trẻ mắc suy giáp bẩm sinh để bảo đảm sự phát triển thể chất và tâm thần bình thường cho trẻ.

Khi có kết quả tầm soát (thực hiện với giấy thấm) chắc chắn dương tính, cần bắt đầu điều trị ngay trong khi chờ kết quả xác định của phòng xét nghiệm.

Trong trường hợp kết quả tầm soát không rõ ràng, thì quyết định điều trị sẽ tùy thuộc vào kết quả xác định của phòng xét nghiệm.

Tiên lượng về phát triển thể chất và tâm thần tốt khi trẻ được điều trị sớm từ 2 – 6 tuần đầu sau sinh và được điều trị tốt trong 3 năm đầu. Tiên lượng xấu khi trẻ được chẩn đoán muộn và không nhận đủ liều L-T4.

PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp

Tài liệu tham khảo cho bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Kliegman RM et al (2011). “Hypothyroidism”. Nelson texbook of pediatrics. Elsevier, Philadelphia (PA),19th ed, pp.557-562

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2013). Phác đồ điều trị Nhi Khoa. Nhà Xuất Bản Y Học TP Hồ Chí Minh, xuất bản lần thứ 4, tr.671-676

Stephen LaFranchi. “Clinical features and detection of congenital hypothyroidism.” Available at: http://www.uptodate.com/contents/clinical-features-and-detection-of-congenital-hypothyroidism, May 31 2014

Stephen LaFranchi. “Treatment and prognosis of congenital hypothyroidism”. Available at: http://www.uptodate.com/contents/treatment-and-prognosis-of-congenital-hypothyroidism, May 31 2014

Bourrillon A (2011). Pédiatrie pour le praticien, 6ème édition. Elsevier Masson, Paris, pp. 298-300

Toublanc JE. ‘Pathologie thyroidienne de l’enfant’. P diatrie, EMC (Elsevier Masson SAS, Paris), 4-105-A-10, 2008.

Ý Kiến Của Mẹ!

Tổng Quan Về Bệnh Uốn Ván

Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây nên. Vi trùng tiết ra tetanospamin, là độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra biểu hiện co cứng cơ và co giật toàn thân. bệnh diễn biến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tỉ lệ tử vong còn cao. Bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh vẫn phải tiêm phòng để tránh tái phát.

I. Tác nhân gây bệnh

Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, kích thước 4-10 x 0,4-0,6 mm, có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn có thể tạo bào tử ở cuối thân, xuất hiện ở dạng hình dùi trống hoặc đinh ghim. Bào tử uốn ván có sức đề kháng rất cao, chịu đựng được sức nóng đun sôi 1 đến 3 giờ, tồn tại được trong dung dịch sát trùng như phenol, formalin. Trong đất khô, thiếu ánh sáng và không khí bào tử có thể sống đến nhiều năm. Bào tử hiện diện trong đất có nhiều phân, đôi khi cũng tìm thấy trong bụi.

II. Dịch tễ học

Các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các nước đang phát triển, uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân lớn gây tử vong. Tỷ lệ này ngược lại với các nước đã phát triển, đa số bệnh uốn ván xảy ra ở người lớn tuổi do lơ là việc tiêm phòng.

Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (2,2 đến 1,6/1). Tỷ lệ tử vong ở phái nam cũng cao hơn nữ từ 1,3 đến 3 lần.

3. Phân bố địa dư

Bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nóng, ẩm và đất có nhiều chất hữu cơ.

– Vết thương da niêm do tai nạn giao thông, thương tích chiến tranh, tai nạn lao động. Thường là những vết thương bẩn, dập nát. Ngoài ra có thể từ phỏng, tiêm chích không vô trùng.

– Tổn thương da niêm trường diễn: chàm, loét hoại tử da, ung thư da, viêm da do quang tuyến, viêm tai giữa.

– Vết thương phẫu thuật: thường là sản phụ khoa, đại tràng, vết sẹo cũ.

– Phá thai và đỡ đẻ không vô trùng

– Không tìm thấy đường lây: Tỷ lệ 10 %.

III. Lâm sàng

Bệnh cảnh lâm sàng của uốn ván thường xếp làm 4 loại chính:

– Uốn ván toàn thân.

– Uốn ván cục bộ.

– Uốn ván đầu.

– Uốn ván rốn.

Trong bệnh cảnh uốn ván cần chú ý đến:

Thời kỳ ủ bệnh: là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ.

Thời kỳ khởi phát: là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 đến 5 ngày.

Nếu thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng. Người nghiện ma túy bị uốn ván thì bệnh thường nặng, nguyên nhân chưa rõ.

a. Uốn ván toàn thân

Là thể bệnh uốn ván thường gặp nhất. Bệnh khởi phát với mệt mỏi, nhức đầu, mỏi quai hàm và nhai khó, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Dần dần, hàm cứng không há lớn được. Thăm khám sẽ thấy:

– Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động.

– Dùng cây đè lưỡi cố mở hàm bệnh nhân thì hàm càng khít chặt lại.

– Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vàng quai hàm.

Giai đoạn toàn phát uốn ván thể điển hình bao gồm các dấu hiệu :

Xuất hiện và lan tràn theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ cơ nhai, kế đến là các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt cười nhăn; sau đó đến cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới và cuối cùng mới đến cơ chi trên. Hiếm khi có co cứng cơ liên sườn.

Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong các tư thế đặc biệt như sau:

– Cong ưỡn người ra sau.

– Thẳng cứng cả người như tấm ván.

– Cong người sang một bên.

– Gập người ra phía trước.

Co cứng toàn thân tự nhiên hoặc do kích động bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn. Nguy hiểm nhất là cơn co thắt hầu họng gây khó nuốt, sặc đờm và co thắt thanh quản đưa đến tím tái và ngưng thở.

Khó nuốt, khó nói, khó thở do co thắt hầu họng, tăng tiết đờm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp.

– Tỉnh táo.

– Không sốt cao lúc mới phát bệnh và 48 giờ đầu.

– Giai đoạn chót: huyết áp tụt.

B. Uốn ván cục bộ

Co cứng cơ khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi trùng uốn ván. Bệnh thường nhẹ và kéo dài, diễn tiến tự khỏi.

Bệnh hay gặp ở người đã có miễn dịch một phần với tetanospasmin (ví dụ đã được tiêm phòng SAT khi bị thương nhưng không xử trí vết thương đúng và không tiêm ngừa VAT). Co cứng cơ có thể lan sang chi đối diện hoặc có thể diễn tiến sang uốn ván toàn thân khi luợng độc tố đạt đến mức đủ đến hệ thần kinh trung ương.

C. Uốn ván thể đầu

Là dạng đặc biệt của uốn ván cục bộ. Vết thương khu trú ở vùng đầu, mặt, cổ, thời gian nung bệnh thường ngắn hơn.

Có hai loại biểu hiện:

Khởi đầu với triệu chứng co thắt hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt, uống nước bị sặc.

Thường gặp hơn thể không liệt.

Liệt mặt ngoại biên: thường gặp nhất, liệt cùng bên với vết thương, liệt cả hai bên nếu vết thương ở ngay giưõa sống mũi.

Liệt dây thần kinh III, IV, VI: hiếm gặp hơn.

D. Uốn ván rốn

Thời gian nung bệnh: 3 – 5 ngày.

Biểu hiện: trẻ bỏ bú, nhắm mắt, khóc không ra tiếng rồi không khóc, bụng co cứng, bàn tay nắm chặt, chân co cứng. Trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, co thắt tím tái. Bệnh tiến triển tốt khi bé mở mắt, ngủ được, khóc to dần, hết co giật. Tỷ lệ tử vong còn rất cao: từ 70 đến 80%, do suy hô hấp, bội nhiễm, suy dinh dưỡng.

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh uốn ván.

Phòng bệnh phải riêng biệt, bảo đảm yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, bù hoàn nước điện giải thích hợp, thức ăn thường là súp, sữa bơm hoặc nhỏ giọt qua ống thông dạ dày để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khi bệnh nhân co giật và co thắt.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, hút đờm nhớt thường xuyên, xoay trở mỗi 4 giờ để tránh loét.

– Kháng độc tố uốn ván.

– Chống co giật

– Chống suy hô hấp:

Hút đờm thường xuyên, thở ôxy ngắt quãng

Mở khí quản khi cần thiết

Săn sóc bệnh nhân đã mở khí quản

Diệt vi trùng uốn ván

Điều chỉnh rối loạn hệ thần kinh thực vật

– Phòng ngừa và điều trị các biến chứng thường gặp:

Loét dạ dày tá tràng

Loét do nằm lâu

Những biến chứng ít gặp hơn: thuyên tắc phổi, ly giải cơ vân gây suy thận cấp.

VI. Phòng ngừa

Phòng tái phát

Bệnh uốn ván không tạo được miễn dịch, do đó phải tiêm giải độc tố uốn ván (VAT) liều đầu ngay cùng thời điểm với tiêm kháng độc tố nhưng ở vị trí khác và với kim chích khác. Tiêm nhắc lại lần 2 và lần 3, mỗi lần cách nhau 4 tuần.

Tiêm phòng uốn ván:

Trẻ mới sinh:

Tiêm phòng theo lịch phòng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà theo lịch sau:

(DPT: Diphtheria – Pertussis – Tetanus tức bạch hầu – ho gà – uốn ván. Td: Tetanus và giải độc tố bạch hầu đã được giảm liều dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn).

chúng tôi

U Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tổng quan bệnh U tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone tư các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone tăng tiết sữa prolactin, hormone kích thích tuyến giáp.

U tuyến yên là hiện tượng một khối khối u nằm trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Khi khối u tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.

Nguyên nhân bệnh U tuyến yên

Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của u tuyến yên, chỉ có rất ít trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ.

U tuyến yên có nguy hiểm với sức khoẻ của con người và đặc biệt nguy hiểm hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh U tuyến yên

Tùy thuộc vào các loại nội tiết tố do khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u mà mỗi người bệnh lại có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó có thể chia ra 3 nhóm dấu hiệu như sau:

Rối loạn nội tiết:

Dấu hiệu này do tăng tiết prolactin làm cho người bị bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, nặng hơn có thể bị vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có thể biểu hiện bằng dấu hiệu giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH làm cho người bị bệnh có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to bất thường…dẫn đến hình dáng người bệnh rất đặc biệt so với người bình thường.

Các dấu hiệu suy tuyến yên, giảm các nội tiết tố gây đến các dấu hiệu vô sinh, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Có một số trường hợp có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ.

Rối loạn thị giác:

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn nhìn, nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Khi khối u lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt… do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V.

Tăng áp lực trong sọ:

Khi có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê chính là lúc khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.

Đường lây truyền bệnh U tuyến yên

Đối tượng nguy cơ bệnh U tuyến yên

Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là người già. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình đã từng bị mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.

Phòng ngừa bệnh U tuyến yên

Để phòng ngừa bệnh u tuyến yên, trước hết cần thay đổi những thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau:

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

Không tự ý, tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi có bất kỳ các biểu hiện của bệnh, kịp thời thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên trong não, ngoài thăm khám có thể dùng các phương pháp sau:

Đo lường mức độ hormone thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Để tìm ra khối u và đo kích thước của khối u, sử dụng phương pháp chụp cộng huởng từ.

Kiểm tra thị lực để xác định được những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác.

Các biện pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị u tuyến yên hiện nay: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Điều trị u tuyến yên bằng những phương pháp cụ thể sau:

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với các bệnh nhân này cần duy trì việc tái khám thường xuyên để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển.

Đối với các trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu không thể cắt bỏ khối u bằng cách này có thể sử dụng loại bỏ khối u thông qua hộp sọ.

Phương pháp xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u vẫn bị tái phát.

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về U Tuyến Yên trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!