Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Mổ Hở U Nang Buồng Trứng mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông thường, những u nang buồng trứng lành tính, kích thước nhỏ, thì được bóc tách khá đơn giản bằng kĩ thuật mổ nội soi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phương pháp mổ hở mới có thể loại bỏ được u nang buồng trứng triệt để. Vậy cụ thể, những trường hợp nào thì người ta sẽ áp dụng kỹ thuật mổ hở để điều trị u nang buồng trứng và quy trình thực hiện ra sao, bạn có thể tìm đọc trong bài viết này.1. Mổ hở u nang buồng trứng là gì?
Mổ hở là kỹ thuật mổ truyền thống có từ năm 1934 đến nay. Để loại bỏ u nang buồng trứng bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ tạo một đường rạch dài ở thành bụng (kích thước từ 3 – 4 inch trở lên). Vết rạch mở ra sẽ giúp họ quan sát trực tiếp được các cấu trúc bên trong buồng trứng, tạo không gian thuận lợi để đưa các dụng cụ phẫu thuật để can thiệp điều trị cho bệnh nhân.
1.1. Đối tượng áp dụng mổ hở
Mổ hở thường được chỉ định với những ca u nang buồng trứng phức tạp, cụ thể là:
U nang biến chứng vỡ hoặc xoắn chảy máu nhiều cần phải mổ gấp.
U nang có tốc độ phát triển rất nhanh, u bị ung thư hóa hoặc nghi ngờ là ung thư.
Siêu âm thấy kết cấu bên trong khối u thuộc thể rắn thay vì chỉ chứa dịch lỏng, u nang buồng trứng nằm trên lớp mô lỏng lẻo.
1.2. Đối tượng không áp dụng mổ hở
Phụ nữ đang đến kì kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Phụ nữ mắc các bệnh về máu (rối loạn động máu, nhiễm trùng máu…)
Phụ nữ bị nhiễm trùng toàn thân.
Các bệnh nội khoa nặng đang tiến triển.
Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những trường hợp nào nên mổ nội soi và trường hợp nào nên mổ hở. Nếu quyết định lựa chọn phương pháp mổ hở, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tổng quát để loại trừ những trường hợp chống chỉ định như trên.
2. Công tác chuẩn bị trước khi mổ
1: Người thực hiện kỹ thuật:
Bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa sản, bác sĩ gây mê hồi sức
2. Phương tiện:
Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cho phẫu thuật, bộ trung phẫu hoặc đại phẫu.
Bệnh nhân cần khám sức khỏe tổng quát, thực hiện những xét nghiệm cơ bản, siêu âm u nang buồng trứng, chụp CT, nội soi buồng trứng, để đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như xét xem bệnh nhân có thuộc những đối tượng chống chỉ định hay không.
3: Người bệnh
Theo đó, người bệnh cũng sẽ được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh của mình, được can thiệp điều trị bằng kĩ thuật nào và những tai biến có thể xảy ra trong và sau khi điều trị.
Thời điểm thích hợp để mổ hở u nang buồng trứng là sau khi hết kinh nguyệt khoảng 1 tuần.
Người bệnh trước khi vào phòng mổ cần vệ sinh tại chỗ, thụt tháo đại tràng, sát khuẩn vùng bụng và gây mê nội khí quản.
Hoàn thành đầy đủ hồ sơ bệnh án và các thủ tục hành chính cần thiết theo quy định tại bệnh viện.
4. Hồ sơ bệnh án:
3. Quy trình tiến hành mổ
3.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân
Hồ sơ bệnh nhân gồm có: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, giấy cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê,…
Bộ hồ sơ này sẽ được kiểm tra lại đầy đủ theo quy định.
3.2. Kiểm tra người bệnh
Kiểm tra đúng bệnh nhân thực hiện mổ hở u nang buồng trứng:
3.3. Thực hiện kĩ thuật mổ hở điều trị u nang buồng trứng
Sau khi được gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa trên bàn mổ, có thể nằm nghiêng tùy theo vị trí của u nang trong buồng trứng.
Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật chính sẽ rạch một đường mổ dưới rốn hay đường ngang trên vệ vào ổ bụng và bọc mép vết mổ.
Bước 1: Thăm khám đánh giá mức độ di động của u nang buồng trứng và độ bám dính với các nội tạng lân cận. Nếu u bám dính thì phải gỡ dính cẩn thận để tránh bị vỡ.
Bước 2: Chèn gạc xung quanh, tách biệt với khối u
1/ Cắt u nang buồng trứng
Trường hợp khối u nhỏ: bác sĩ sẽ dùng 1 hoặc 2 kìm loại răng to, chắc khỏe để cặp vào phần cuống khối u, cặp càng sát khối u càng tốt.
Dùng 1 hoặc 2 kìm có răng to, chắc khỏe cặp cuống khối u, cách kìm trước 1 đến 1,5 cm
Bước 3:
Sau đó lấy kéo cong để cắt bỏ u nang và khâu mỏm cắt lại.
Trường hợp khối u to: sau khi bọc lót kỹ, bác sĩ có thể lấy 2 đến 3 chiếc kìm cặp chặt để kéo khối u lên, chọc một lỗ nhỏ để hút bớt dịch trong khối u. Sau đó lại tiếp tục sử dụng kìm để kẹp mép khối u vừa mở, rồi tiến hành cắt u nang tương tự như trên.
Bước 4: Nếu bệnh nhân có khối u lành tính thì bác sĩ sẽ bóc tách u ra ngoài và bảo toàn buồng trứng lành lặn.
Thủ thuật: lấy dao rạch nhẹ trên phần trên cùng khối u nơi dính với buồng trứng lành, dùng loại kéo cong có đầu tù kết hợp với lực đầu ngón tay để bóc phần u ra khỏi buồng trứng, sau đó cầm máu.
Bước 5: Kiểm tra xem có chảy máu không, nếu chỉ chưa được buộc chặt, hoặc khâu chưa hết tổn thương thì phải khâu tăng cường để cầm máu.
Bước 6: Mẫu bệnh phẩm được gửi đi để kiểm tra chắc chắn xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không.
Bước 7: Quan sát và kiểm tra buồng trứng còn lại. Nếu bác sĩ nghi ngờ u nang vừa được bóc tách có dấu hiệu ung thư hóa thì họ sẽ cắt một mẫu mô nhỏ ở buồng trứng đối diện để xét nghiệm mô bệnh học.
Thăm khám đánh giá tình trạng phần phụ xem có bị dính với các tạng xung quanh
Nếu dính thì phải gỡ dính, trong khi gỡ dính tránh để vỡ dịch
2/ Cắt phần phụ
Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp dây chằng thắt lưng – buồng trứng và dây chằng rộng sát với tử cung
Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp cách kìm trước 1 đến 1,5 cm
Dùng kéo cong cắt bỏ phần phụ
Khâu mỏm cắt bằng mũi thông thường hay mũi khâu số 8. Kiểm tra toàn bộ xem có còn chảy máu hay biến chứng nào khác hay không.
Hút sạch dịch và lau sạch ổ bụng
Đóng bụng theo các lớp, đóng da mũi rời hoặc trong da
Sát khuẩn lại và băng vết thương
4. Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, hô hấp, mạch…) dưới tác động của CO2 và dịch soi buồng tử cung, dịch rửa ổ bụng khi soi ổ bụng
Theo dõi bệnh nhân gây mê hồi sức, hồi tỉnh và giảm đau
Theo dõi kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm phẫu thuật.
Theo dõi xem bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương bàng quang, đại tràng, hệ tiết niệu, mạch máu trong quá trình phẫu thuật hay không.
Theo dõi các biến chứng khác sau phẫu thuật như là nhiễm trùng vết mổ , chảy máu trong, rò bục vết mổ, tắc ruột
4.2. Xử trí tai biến
Bệnh nhân chảy máu sau mổ: cần truyền máu hoặc mổ lại
Các mạch máu lớn bị tổn thương: có thể phải mổ mở lại để xử lí
Suy hô hấp: hỗ trợ thở bình oxy, tìm nguyên nhân gây suy hô hấp
Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh
Chảy máu lỗ trocar: khâu lại
5. Chăm sóc phục hồi sau mổ
Mổ hở được coi là những ca phẫu thuật phức tạp do phạm vi xâm lấn tương đối lớn, chính vì thế bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro và biến chứng sau mổ. Do vậy, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện theo dõi dài ngày hơn so với những ca mổ nội soi, thời gian lưu viện trung bình khoảng 1 tuần. Để cơ thể phục hồi hoàn toàn có thể mất 6- 8 tuần.
Ngay sau khi tỉnh, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, do tác dụng của thuốc mê. Những cảm giác này sẽ dần qua nhanh. Nhưng nếu không hết sau vài ngày, thì người bệnh cần phải báo lại tình trạng cho y tá biết.
Bệnh nhân bị đau nhiều sau mổ sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian từ 7-10 ngày.
Khi về nhà, bạn nên tránh lao động gắng sức hay tập thể dục để không làm tổn thương vùng phẫu thuật. Bạn chỉ nên đi lại rất nhẹ nhàng trong 2 tuần đầu. Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục cho tới khi vết thương lành hẳn.
Sau khi xuất viện, nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường sau đây thì cần tái khám ngay:
Chảy máu âm đạo (không phải do kinh nguyệt đến)
Máu chảy, sưng đau, rỉ dịch tại vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ (dấu hiệu: người bệnh cảm thấy ớn lạnh và bị sốt)
Cơn đau không giảm sau mổ (cơn đau dữ dội hơn mà không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau đã được bác sĩ chỉ định)
Khó thở hoặc đau ngực
Ngoài ra, u nang buồng trứng là một trong những bệnh lí phụ khoa có tỷ lệ tái phát khá cao sau phẫu thuật. Vì thế, bệnh nhân sau khi được điều trị vẫn cần tái khám định kì thường xuyên 3-6 tháng/lần, để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường, bảo vệ sức khỏe của buồng trứng
Vết Mổ U Nang Buồng Trứng
Bạn được chỉ định mổ u nang buồng trứng, Bên cạnh những lo lắng về điều trị thì không ít bạn sẽ muốn biết vết mổ sẽ như thế nào? Vị trí nào? Thực tế thì vị trí vết mổ u nang buồng trứng phụ thuộc vào phẫu thuật bạn được chỉ định: nội soi hay mổ hở. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại vết mổ, điều này cũng ảnh hưởng đến phục hồi sau mổ.
U nang buồng trứng- khi nào chỉ định mổ
Chỉ định mổ u nang buồng trứng là từ bác sĩ. Chỉ định này bác sĩ sẽ dựa trên quá trình theo dõi u nang, kích thước và tính chất khối u để đưa ra quyết định.
U nang buồng trứng có kích thước lớn hơn 5cm sẽ được bác sĩ cân nhắc mổ. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tình trạng bệnh cần được theo dõi kỹ trước khi quyết định phẫu thuật. Các chỉ định này bao gồm: bóc tách u nang, cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung. Tùy vào tính chất cấp thiết và nguyện vọng mong muốn mang thai của bệnh nhân mà cân nhắc. Yếu tố hàng đầu là đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
Vết mổ hở u nang buồng trứng
Với chỉ định cắt tử cung thì phẫu thuật mổ hở được yêu cầu. Bác sĩ sẽ rạch ở phần bụng dưới nơi gần xương mu. Đôi khi vết mổ này cũng có thể thực hiện theo đường dọc kéo từ vùng trung tâm bụng xuống tới ngay phía trên xương mu. Tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn khác nhau. Ví dụ, nếu khối u nang lớn, hay trường hợp lạc nội mạc tử cung, hoặc ung thư thì nhiều khả năng vết mổ dọc được chỉ định.
Trong trường hợp chỉ định cắt bỏ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện với vết mổ mở lớn để giúp quan sát tất cả các cơ quan vùng chậu của bạn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một vết sẹo tương đối lớn trên bụng sau này.
Vết mổ ngang
Vết mổ ngang là vết được hướng tới nhiều hơn về tính thẩm mĩ. Vết ngang này chạy dọc theo chiều rộng của vùng lông mu và được che kín dễ hơn bởi đồ lót hay đồ bơi.
Vết mổ dọc thường chạy dọc từ rốn đến vùng xương mu nhưng đôi khi có thể rộng hơn một chút. Đặc biệt nếu bạn có tử cung lớn thì cần phải rạch lớn hơn. Và vị trí vết rạch dọc này nằm ở chính giữa bụng nên dễ lộ, khó che bằng đồ lót. Bạn sẽ không tự tin mặc bikini cho những kì nghỉ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn áo tắm loại một mảnh thay vì bikini.
Vết mổ nội soi u nang buồng trứng
Đối với vết mổ nội soi u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ rạch 3 hoặc 4 vết mổ nhỏ, một trong số đó nằm sát rốn. Những vết này nhỏ tầm 1-2 cm, đủ nhỏ để đưa dụng cụ phẫu thuật nội soi vào trong khoang bụng trong đó có máy ảnh nhỏ chuyên dụng của phẫu thuật nội soi.
Mổ nội soi có xu hướng lành nhanh hơn vết mổ hở, nhưng vẫn có vết sẹo nhỏ để lại.
Khâu vết mổ – Đóng ổ bụng
Bạn có thể có ít nhiều vết sẹo, rất rõ hay có thể được che đi. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây không chỉ tính thẩm mĩ của vết sẹo mà quan trọng là mức độ kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật, khả năng chữa lành của chính cơ thể bạn, liệu vết mổ có bị nhiễm trùng hay không? Và các phương pháp đóng vết mổ sau phẫu thuật như nào?
Đối với các vết mổ hở u nang buồng trứng thì thường bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ khâu. Có chỉ khâu thường và chỉ tự tiêu. Chỉ khâu thường là chỉ cần phải cắt chỉ sau 7-10 ngày sau mổ. Chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải thao tác cắt chỉ mà sẽ tự tiêu trong vòng một đến hai tuần.
Thông thường với các vết thương trên bề mặt da, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng loại chỉ thông thường để khâu và sau một thời gian sẽ cắt chỉ vì tỷ lệ để lại sẹo của loại chỉ này thấp hơn so với chỉ tự tiêu. Với các vết thương tại các cơ quan bên trong, chỉ tự tiêu luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Những vết thương lâu lành, cần nhiều thời gian để lành hẳn, nên dùng chỉ tự tiêu.
Rủi ro và biến chứng
Đôi khi, có thể có những biến chứng bất ngờ trong quá trình phẫu thuật. Và cả khi, mặc dù chăm sóc hậu phẫu tốt nhất, có thể có một số biến chứng trong giai đoạn phục hồi. Họ cần được điều trị riêng. Các biến chứng có thể kể tên như:
Chảy máu: Một mạch máu gần buồng trứng đang được phẫu thuật, có thể vô tình bị thương trong khi phẫu thuật có thể dẫn đến chảy máu. Máu tích tụ trong khung chậu cần phải được rút hết để nó không cản trở tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật. Nếu mất máu quá nhiều, truyền máu được thực hiện để bổ sung lượng máu đã mất.
U nang có thể vô tình bị tác động trong khi nó được lấy ra và nó có thể vỡ. Nếu chất lỏng từ u nang được thu thập vào khoang chậu, nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Trong những trường hợp như vậy, chất lỏng được rút ra ngay lập tức. Một liều kháng sinh mạnh hơn có thể được khuyến nghị để chống lại bất kỳ nhiễm trùng vùng chậu.
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác: Các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng bao quanh buồng trứng có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật khắc phục là cần thiết để khắc phục tổn thương cho các cơ quan này.
Đây là một số biến chứng thường xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng. Nhưng điều này không có nghĩa là về cơ bản chúng xảy ra trong mọi trường hợp sau phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng không đảm bảo rằng u nang sẽ không bao giờ tái phát. Có khả năng các u nang có thể phát triển trở lại. Mặc dù thủ tục này không phải là phương pháp chữa trị vĩnh viễn cho u nang, nhưng nó đảm bảo giảm đau trong một thời gian dài.
Chăm sóc sau mổ
Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện 1-2 ngày sau phẫu thuật nội soi, và sau 3-4 ngày với mổ mở. Sau đó có thể về nhà tùy thuộc vào sự phục hồi của bạn.
Chăm sóc sau mổ rất quan trọng giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, y tá trước khi ra viện để chăm sóc vết mổ sau khi về nhà. Với vết thương mổ nội soi thì phục hồi nhanh hơn. Vết thương này trong giai đoạn đầu cũng được băng gạc cẩn thận.
Vết thương phẫu thuật phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Việc thay băng nên được thay đổi theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu, đau và nhiễm trùng nên được báo cáo ngay lập tức. Việc thay băng và đi tắm thường là ổn khi vết thương bắt đầu lành. Đôi khi vết thường trở lên ngứa (ăn da non) khi lành, hạn chế tác động lên vết thương như gãi hay bôi kem trực tiếp lên vết thương. Thay vì đó bạn có thể chườm túi nước đá tầm 10 phút để làm giảm ngứa khó chịu. Nên nhớ hạn chế chạm trực tiếp lên vết mổ.
Ngoài ra chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể dục nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng tốt tới quá trình phục hồi năng lượng sau mổ.
Để hạn chế các biến chứng sau mổ u nang buồng trứng, người bệnh nên tham khảo bác sĩ về dạng phẫu thuật phù hợp với nguyện vọng sinh sản cũng như tuân thủ theo các chỉ định sau phẫu thuật. Hay gọi ngay về tổng đài 18001591 (miễn cước). Hoặc kết nối Zalo 038 549 7247 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí giải pháp điều trị u nang buồng trứng và phòng các biến chứng sau mổ từ thảo dược.
U Nang Buồng Trứng Thực Thể Những Điều Cần Biết Để Đề Phòng
U nang thực thể là gì? Có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không? Cách phòng ngừa và chữa trị như thế nào. Cùng Miomed Việt Nam tìm hiểu qua bài viết về u nang buồng trứng thực thể và những điều cần biết để phòng ngừa.
U nang thực thể là gì?
U nang buồng trứng thực thể là một dạng của u nang buồng trứng. Chúng phát triển âm thầm và không có nhiều triệu chứng rõ rệt nên người bệnh không biết sự tồn tại của u nang này chỉ khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra. U nang buồng trứng thực thể có kích thước lớn tới vài chục centimet và thường có những biến chứng nguy hiểm như xoắn nang, vỡ nang, nhiễm trùng, gây vô sinh,…
Ung nang buồng trứng thực thể có 3 dạng:
U nang nước: là nang có lớp vỏ mỏng và dễ vỡ, loại nang này có cuống dài, trong là chất lỏng màu nâu hoặc trong suốt. Sẽ có một số trường hợp, vỏ u nang dạng nước có xuất hiện có nhú nhỏ, những nhú này là biểu hiện của ung thư buồng trứng trong tương lai và số lượng nhú càng nhiều thì khả năng mắc ung thư càng cao.
U nang bì: còn được gọi là u nang da hay u nang quái. U nang bì hình thành từ sớm, nó xuất hiện ở các bé gái khi còn nằm trong bụng mẹ và u nang này có nguồn gốc từ các tổ chức của da đã biệt hóa như tóc, răng, móng,…Kích thước khối u thường không lớn, đường kính dưới 10cm, nặng và dễ gây xoắn cuống.
U nang nhầy: loại này có lớp vỏ dày, vỏ màu trắng, dịch chứa bên trong đặc quánh và có màu vàng. U nang này phát triển lên tới hàng chục ký và dễ chèn ép lên các bộ phận lân cận.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng thực thể
U nang buồng trứng thực thể không có dấu hiệu cụ thể, người bệnh chỉ cảm nhận được một số dấu hiệu khi nang to và phát triển hơn:
Đau bụng dưới, đau lưng, đau vùng xương chậu.
Đau khi quan hệ tình dục.
Người bệnh có thể chảy máu âm đạo bất thường hoặc kinh nguyệt không đều.
Đi tiểu nhiều và tiểu rắt.
Táo bón và đầy bụng.
Tăng cân, bụng phình to.
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc biến chứng gây nên:
Biến chứng của u nang buồng trứng thực thể
Nếu khối u nang càng phát triển thì chị em phụ nữ có nguy gặp những biến chứng như:
1. Chèn ép nội tạng
Những khối u có kích thước lớn gây ra chèn ép lên các cơ quan bên trong, chiếm hết ổ bụng, gây rối loạn chức năng ruột và đường tiết niệu. Ngoài ra, u chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới gây chân phù và cổ chướng. Đặc biệt, các mẹ bầu đang mang thai mà gặp phải u thực thể hoặc khối u to lên sẽ gây cản trở sự phát triển của thai nhi, thậm chí có nguy cơ gây sảy thai.
2. Xoắn u nang
Đây là biến chứng thường gặp của nang thực thể. Nếu trường hợp nữ giới gặp dạng u nang bì có cuống dài thì sẽ dể làm xoắn u nang. Khi bị u nang buồng trứng xoắn gây đau thắt dữ dội cho người bệnh, nếu nặng hơn tại vị trí bị xoắn, mạch máu bị chặn lại và sẽ dần dần bị hoại tử. Trong tình trạng u xoắn nghiêm trọng u nang vỡ ra và xuất huyết.
3. Vỡ u nang
U nang buồng trứng có lớp vỏ mỏng, kích thước lớn và dễ vỡ, nếu có tác động ngoại lực ( làm việc nặng, quan hệ mạnh bạo) thì nang sẽ bị vỡ ra. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và cần phải đưa đến bệnh viện ngay.
Người bệnh sẽ thấy đau bụng dữ dội, có thể chảy máu âm đạo, nôn, mất nhận thức hoặc lên cơ sốc khi bị vỡ u nang. Ngoài ra, vỡ u nang sẽ làm cho máu và dịch tràn ra khoang chậu gây viêm phúc mạc cấp và nhiễm khuẩn, nếu không kịp thời cứu chữa tỉ lệ của bệnh nhân tử vong rất cao.
4. Ung thư hóa
U nang nước và u nang nhầy có tỷ lệ mầm bệnh gây ung thư cao nhất. Các bác sĩ cho biết, những u nang có hạt nhú ở vỏ nang hoặc u nang có cả 2 bên buồng trứng thì khả năng mắc ung thư rất cao, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có nguy cơ ung thư hóa rất cao. Tuy là vậy, nhưng u nang buồng trứng tỷ lệ chuyển hóa ung thư rất thấp tỉ lệ 1 – 2%, nhưng nếu không phát hiện và kịp thời chữa trị, tế bào ung thư sẽ di căn đến những vùng lân cận và gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
5. Gây nguy hiểm đến phụ nữ mang thai
Nếu không may mà u nang thực thể tồn tại trong cơ thể mẹ bầu, nó sẽ chèn ép lệch tử cung khiến cho thai nhi không thể phát triển bình thường gây sinh non và sảy thai. Trong giai u nang buồng trứng trong thai kỳ, bàng chướng quá to gây choáng ổ bụng gây cho các mẹ khó khăn trong quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, u nang to sẽ gây cản trở thai nhi quay đầu nên giải pháp an toàn là phải mổ để lấy thai nhi ra ngoài.
Trong trường hợp các mẹ bầu bị vỡ hoặc xoắn u nang ở giai đoạn thai kỳ đầu thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nhiều trường hợp thai phụ gặp biến chứng nên không được mang thai tiếp tục, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.
Khi nào nên điều trị u nang buồng trứng thực thể
Những căn cứ dựa vào để điều trị:
Kích thước của khối u.
Tính chất của u nang ( u nang ác tính, lành tính, u nang có biến chứng).
Phụ nữ có muốn sinh con trong tương lai hay không, có đang mang thai hay không.
Tuổi tác và tiền sử bệnh lý.
Tổng hợp phương pháp chữa u nang buồng trứng thực thể
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị y khoa là mổ nội soi và mổ hở. Việc mổ bằng kỹ thuật nào sẽ do bác sĩ chỉ định và tình trạng của bệnh nhân:
1. Trường hợp mổ nội soi
Phương pháp mổ nội soi giúp hạn chế xâm lấn tối thiểu lên bệnh nhân, hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, phương pháp mổ nội soi làm giảm thiểu tổn thương vùng bụng và những biến trước, sau khi mổ. Thời gian mổ và thời gian hồi phục nhanh hơn. Những trường hợp được bác sĩ chỉ định mổ nội soi:
U nang có kích cỡ nhỏ, dưới 10cm
U nang lành tính
U nang nằm ở nơi dễ tách bỏ
Những người không nên mổ nội soi
Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu bất thường chưa hết
Có tiền sử bệnh lý hoặc mắc bệnh về máu
Đã từng phẫu thuật trước đó
2. Trường hợp mổ hở
Mổ hở phức tạp hơn nghi ngờ là khối u ác tính, kích thước to và rủi ro cũng cao hơn. Người bệnh bị tổn thương lớn trên bụng sau khi mổ, nên cần thời gian dài để phục hồi và chăm sóc tại nhà. Những trường hợp cần mổ hở:
U nang có kích thước lớn hơn 10cm
U nang là ác tính
U nang nằm ở vị trí khó tiếp cận
U nang gây biến chứng như vỡ nang, xoắn nang, nhiễm khuẩn
Những người không nên mổ hở
Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo bất thường
Phụ nữ bị nhiễm trùng toàn thân
Phụ nữ mắc các bệnh về máu
Phụ nữ mắc bệnh tim
Đối với phụ nữ mang thai, nếu phát hiện u nang buồng trứng trong giai đoạn 3 tháng đầu, thì được bác sĩ tiếp tục theo dõi, đến tháng thứ 4-6 của thai kỳ là thời điểm thích hợp để mổ lấy u nang ra. Nếu thai phụ gặp biến chứng bất ngờ thì tiến hành mổ ngay dù đang ở giai đoạn nào.
Còn đối với những khối u ác tính, buộc phải cắt bỏ buồng trứng có u nang. Nếu bệnh nhân không muốn sinh con thì có thể cắt bỏ 2 buồng trứng để khối u không tái phát. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần điều trị hóa – xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư.
Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng thực thể
Có khoảng 25% u nang buồng trứng sẽ tái phát sau khi được điều trị. Vì thế người bệnh cần tìm những giải pháp phòng ngừa u nang hiệu quả:
1. Chăm sóc sức khỏe ở nữ giới
Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm vùng kín gây ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới và bộ phận sinh dục của phụ nữ.
Các chị em phụ nữ nên khám phụ khoa cũng như sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện mầm mống u nang buồng trứng để kịp thời chữa trị. Đặc biệt là “người mẹ tương lai” nên đi khám tổng quát sức khỏe trước khi quyết định mang thai để có thể tránh trường hợp ngoài ý muốn và khả năng sinh sản của người mẹ.
2. “Chuyện chăn gối” lành mạnh
Để ngăn chặn các bệnh về phụ khoa, các cặp vợ chồng nên có lối sống tình dục lành mạnh như sử dụng những phương pháp tránh thai an toàn, không quan hệ mạnh bạo gây biến chứng như vỡ nang. Vợ chồng cần quan tâm và chia sẻ rõ ràng với nhau về bệnh tình để tránh tình cảm gia đình đổ vỡ.
3. Tập thể dục thể thao
Thường xuyên tập thể dục thể thao là cách để tăng cường sức khỏe và ngăn chặn bệnh tật. Tập thể dục còn giúp cơ thể nữ giới dẻo dai, da vẻ đẹp hơn và hạn chế quá trình lão hóa. Các chị em phụ nữ đang mắc phải u nang cũng có thể tập các động tác nhẹ như: yoga, thiền, đi bộ,…
4. Sử dụng những bài thuốc chữa dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y do bác sĩ kê đơn nhưng chị em vẫn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian chữa u nang buồng trứng với những loại thảo dược tốt cho sức khỏe mà không gây nhiều tác dụng phụ: các bài thuốc Đông y trị u nang buồng trứng, các loại thảo dược tự nhiên, những cây thuốc nam,…
5. Chế độ ăn uống hợp lý
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ bệnh tật. Nên tránh xa các thực ăn gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và chất béo, hạn chế dùng các đồ uống có cồn, hút thuốc để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung các nhóm thực phẩm có nhiều protein, vitamin, khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh và cản trở sự phát triển của khối u. Chị em phụ nữ nên bổ sung thêm vitamin A để khám viêm và ngừa sự hình thành của khối u.
Nếu chị em phụ nữ biết bảo vệ sức khỏe và thường xuyên theo dõi bệnh tình của mình thì có thể khắc phục dễ dàng bệnh u nang buồng trứng thực thể. Qua bài viết trên, Miomed Việt Nam hy vọng bạn đọc có thể có những thông tin cần thiết để đề phòng và chữa trị cho bệnh này.
U Nang Buồng Trứng Kích thước Bao Nhiêu Thì Cần Phải Mổ NgayU Nang Buồng Trứng Ở Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân, Triệu ChứngU Nang Buồng Trứng Cơ Năng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa
Mới Mổ U Nang Buồng Trứng Nên Ăn Gì ?
Thứ Hai, 24-10-2016
Cho em hỏi: Mới mổ u nang buồng trứng nên ăn gì ? Mẹ em bị u nang buồng trứng, được chẩn đoán là u nang thực thể với kích thước lớn và chỉ định cần phẫu thuật cắt bỏ vì không thể tự khỏi được. Mới phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, thấy mẹ ăn uống rất khó khăn và vì thế nên sức khỏe thấy giảm sút rõ ràng. Không biết sau khi mổ u nang buồng trứng thì nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh hơn vậy? Em xin cảm ơn!
Bạn thân mến!
U nang buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Tùy trong từng trường hợp cụ thể mà cách điều trị bệnh u nang buồng trứng là khác nhau. Trong một số trường hợp, sau khi thăm khám và theo dõi một thời gian bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật u nang buồng trứng là cần thiết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như xoắn, vỡ, hoại tử,… có thể ảnh hưởng đến tính mạng và nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn về sau.
Mới mổ u nang buồng trứng nên ăn gì ?
Theo các chuyên gia, người mới mổ u nang buồng trứng nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ làm lành vết mổ nhanh chóng. Cụ thể như sau:
#1. Rau xanh
Để giúp việc tiêu hóa dễ dàng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi các biến chứng bệnh u nang buồng trứng thì người bệnh nên ăn nhiều hơn các loại rau xanh giàu vitamin: K, C, B; chất xơ; canxi; sắt,…Chúng có tác dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng nội tiết tố nữ.
Cụ thể, bạn nên ăn các loại rau như: Rau mầm, cải xanh, bắp cải, bông cải xanh, các loại rau có màu xanh lá đậm, đậu lăng, cải thìa, mè, các loại rau có màu xanh lá đậm.
#2. Rau củ quả nhiều màu sắc
Cung cấp đa dạng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp vết mổ nhanh lành hơn. Chúng cũng dồi dào hàm lượng chất chống oxy hóa có khả năng phá vỡ các tế bào gốc, ngăn ngừa u nang tái phát trở lại. Cam, bưởi, chanh, , dâu tây, kiwi,… là những loại trái cây nên ăn lúc này.
#3.Thực phẩm giàu omega 3
Đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh chất béo lành mạnh với: dầu oliu, dầu vừng, cá hồi, bơ thực vật,…. Đây là những thực phẩm giàu omega 3 nhất. Chúng đóng vai trò không nhỏ cho sự phục hồi sức khỏe sau mổ.
#5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ, đồng thời giàu chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu muốn tăng sức khỏe được đảm bảo thì đừng quên nhóm thực phẩm này.
Những thực phẩm cần kiêng khi mới mổ u nang buồng trứng
Việc tìm hiểu mới mổ u nang buồng trứng nên ăn gì rất quan trọng, tuy nhiên vẫn còn một vấn đề bạn không nên bỏ qua đó chính là chế độ kiêng cữ sau mổ. Vậy mới mổ u nang buồng trứng nên kiêng gì?
# Các thức ăn có tính kích thích
Sau mổ, người bệnh không nên ăn đồ ăn chứa nhiều gia vị, các món chua cay. Chúng có thể gây nóng trong, tích nhiệt và khiến vết mổ bị mưng mủ.
# Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Chúng khiến cho nhu động ruột phải co bóp mạnh, hoạt động hết công suất mới có thể tiêu hóa hết thức ăn đưa vào. Điều này lại tác động không tốt đến vết mổ, khiến cho tổn thương lâu lành. Vì vậy thức ăn của người mới mổ u nang buồng trứng nên được nấu dạng lỏng, hầm nhừ để người bệnh dễ tiêu hóa hơn.
# Mỡ động vật
Mỡ động vật hay các món ăn chiên xào được chế biến với nhiều dầu có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Thêm vào đó, đây còn là nhóm thực phẩm có tính sinh nhiệt, chúng sẽ sẽ gây cản trở thời gian hồi phục của vết mổ.
# Đồ nếp và các thực phẩm có tính dị ứng
Theo kinh nghiệm dân gian, sau mổ u nang buồng trứng, bạn cũng không nên xôi, cơm nếp vì chúng dễ gây mưng mủ và để lại sẹo lồi. Trong khi đó các thực phẩm có tính dị ứng như trứng, thịt bò, da gà hay các loại hải sản lại gây ngứa khi vết mổ kéo da non.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Mổ Hở U Nang Buồng Trứng trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!