Xem Nhiều 3/2023 #️ Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Nhất Định Phải Biết # Top 4 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Nhất Định Phải Biết # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Nhất Định Phải Biết mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình thường gặp như chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn và nôn, ù tai, mệt mỏi, khó chịu… bạn cần nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngày nay, tỉ lệ người mắc bệnh rối loạn tiền đình ngày càng tăng cao khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bệnh rối loạn tiền đình thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, thiếu máu, mắc các bệnh về thần kinh,… Điều đáng lo ngại là rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, không thể kiểm soát. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình như căng thẳng kéo dài, do môi trường sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,…

10 triệu chứng rối loạn tiền đình có thể bạn đang gặp

Hầu hết bệnh nhân bị rối loạn tiền đình sẽ gặp phải những triệu chứng cơ bản, điển hình nhất của căn bệnh này. Thông thường, bệnh sẽ rất ít khi xuất hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã mắc phải căn bệnh này thì nguy bệnh tái phát sẽ rất cao. Cụ thể, bệnh nhân sẽ gặp phải 10 triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình sau đây.

1/ Chóng mặt

Đây là triệu chứng cơ bản, đặc trưng nhất của bệnh rối loạn tiền đình. Nếu không có triệu chứng này thì không được gọi là bệnh rối loạn tiền đình. Tình trạng chóng mặt sẽ diễn ra trong giây lát hoặc kéo dài. Thông thường, bệnh nhân di chuyển cơ thể thì mọi vật xung quanh cũng tiến hành dịch chuyển theo. Nhất là khi bệnh nhân xoay tròn hoặc xoay xung quanh, triệu chứng bệnh sẽ diễn ra nhiều hơn.

Trường hợp người bệnh được nghỉ ngơi, triệu chứng chóng mặt sẽ nhanh chóng giảm đi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, dù người bệnh đã được nằm nghỉ nhưng tình trạng chóng mặt vẫn không được cải thiện và có dấu hiệu tăng nhanh hơn.

2/ Mất thăng bằng

Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, dây thần kinh số 8 đóng vai trò giữ thăng bằng cho hệ thống tiền đình nhanh chóng bị lệch. Người bệnh sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất thăng bằng. Từ hiện tượng này, người bệnh sẽ không đứng vững được, đi lại khó khăn, không xác định được phương hướng. Đặc biệt, người bệnh bị mất tập trung và có dấu hiệu choáng váng mặt mày hoặc xuất hiện nhiều đốm đỏ xung quanh mắt.

3/ Mất ý thức hoặc ngất xỉu

Người bệnh rối loạn tiền đình sẽ khó có thể tập trung trong công việc, giảm trí nhớ, tinh thần mệt mỏi. Những cơn đau đầu liên tục xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Khi tiền đình bị ảnh hưởng, người bệnh rất dễ bị mất ý thức và không thể làm bất cứ việc gì.

Ngoài ra, tình trạng đau đầu nhiều khiến cho người bệnh bị căng tức ở vùng thái dương và có nguy cơ dẫn đến ngất xỉu. Nếu bệnh nhân đi ngoài đường hoặc lái xe, hãy thận trọng với căn bệnh này bởi chúng có thể khiến cho người bệnh ngất xỉu bất cứ lúc nào.

4/ Nôn, buồn nôn

Với lượng máu cung cấp cho não bị thiếu, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng nôn và buồn nôn. Chỉ cần một cử động nhẹ nhàng của người bệnh, bệnh nhân đã rất dễ bị nôn và buồn nôn. Kèm theo đó, bệnh nhân có một số biểu hiện rối loạn mạnh như da xanh tái, mồ hôi ra nhiều. Người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu.

5/ Tim đập nhanh, hơi thở ngắn

Người bệnh rối loạn tiền đình có dấu hiệu hồi hộp, tim đập nhanh. Lúc này, người bệnh thường rất mệt. Một số trường hợp, người bệnh rơi vào tình trạng khó thở, thở dốc. Người bệnh có cảm giác bị dồn ép và thở rất gấp gáp. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong khoảng thời gian dài, bệnh nhân sẽ rất dễ bị tử vong.

6/ Tê bì chân tay

Rối loạn tiền đình sẽ rất dễ khiến cho lượng máu trong cơ thể không thể lưu thông đến các chi. Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường có dấu hiệu bị tê bì chân tay. Kèm theo đó là tình trạng cứng cơ, khớp. Người bệnh bắt buộc phải tiến hành xoa bóp tay thường xuyên, triệu chứng bệnh mới được cải thiện.

7/ Mệt mỏi, khó chịu

Lượng máu lưu thông lên não kém khiến cho người bệnh rối loạn tiền đình cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể trầm trọng bởi những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi, tránh căng thẳng lo lắng quá mức.

8/ Ù tai, có tiếng ù trong tai

Rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận xung quanh. Bệnh nhân không chỉ có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt mà còn gây ù ở trong tai. Âm thanh phát ra có thể khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhất là khi cơn chóng mặt bắt đầu xuất hiện, triệu chứng ù tai sẽ càng tăng nhanh.

Người bệnh rối loạn tiền đình có cảm giác như tiếng ve kêu ở trong tai, rất khó chịu. Lúc này, thính giác sẽ bị rối loạn chức năng nghiêm trọng. Một số trường hợp, bệnh nhân không thể nghe thấy âm thanh ở bên ngoài.

Những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt có thể khiến cho người bệnh rối loạn tiền đình bị xáo trộn tầm nhìn. Điều này khiến cho việc nhìn nhận sẽ không còn rõ như trước. Đặc biệt, người bệnh sẽ rất dễ bị nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ khó có thể tập trung ở một điểm. Người bệnh luôn có ảo giác và mờ mắt, nhìn mọi vật không rõ.

10/ Rối loạn cảm xúc

Lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn, thậm chí bị trầm cảm là những biểu hiện rối loạn cảm xúc thường gặp ở người bệnh. Khi mắc bệnh rối loạn tiền đình, bạn sẽ bị ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mọi trạng thái lo lắng, căng thẳng có thể khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Ngoài những triệu chứng bệnh tiền đình trên, bạn cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu điển hình khác như cơ thể run rẩy, lạnh, mắt mờ đi, đau xung quanh đầu, dáng đi chao đảo, dễ ngã, mất ngủ, cáu gắt,…

➥ Bạn có thể tìm hiểu: Cách nhận biết triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em

Những tác hại do bệnh rối loạn tiền đình gây ra

Tâm lý bất ổn: Với những lo lắng do bệnh gây ra, người bệnh rối loạn tiền đình thường có dấu hiệu cáu gắt, giận dữ. Bệnh nhân sẽ liên tục thấp thỏm, lo âu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mất thăng bằng: Nếu tình trạng rối loạn tiền đình kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày, người bệnh có thể hồi phục trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ rất dễ bị mất thăng bằng, run rẩy tay chân và không thể làm được bất cứ việc gì.

Khó khăn trong vận động: Đây là một trong những tác hại mà người bệnh gặp phải. Chỉ cần bệnh nhân thực hiện động tác thay đổi tư thế hoặc xoay người đã cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Mọi công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày đều không thể thực hiện được.

Bất thường về huyết áp: Rối loạn tiền đình sẽ khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng thiếu máu não thường xuyên. Điều này khiến cho huyết áp bất thường, có khi tụt hoặc cao hơn mức bình thường. Chính sự thất thường này đã khiến cho bệnh nhân dễ đối diện với nguy cơ tử vong cao.

Các vấn đề về mắt: Thực tế, rối loạn tiền đình sẽ khiến cho người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm về mắt. Bệnh nhân có dấu hiệu giảm thị lực, cơ thể bị giảm sút, mất phương hướng.

Tai biến mạch máu não: Trường hợp nặng, bệnh nhân rất dễ mắc phải bệnh tai biến mạch máu não. Với lượng máu cung cấp cho cơ thể quá ít trong khoảng thời gian dài, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ tai biến mạch máu não. Thực tế, do thiếu oxy và máu cung cấp nên não đã ngưng hoạt động và cơ thể trở về với trạng thái thực vật.

Đột quỵ: Tử vong là hệ quả tất yếu nếu bệnh nhân bị rối loạn tiền đình không tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Não bị thiếu máu liên tục sẽ không thể cung cấp đủ cho các cơ quan khác, dẫn đến cơ thể bị tê liệt, lạnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

Khi phát hiện triệu chứng rối loạn tiền đình, bạn nên:

Bạn có thể nằm ở vị trí yên tĩnh, thoáng mát, không có tiếng động. Nếu đang di chuyển bằng xe, bạn hãy ngừng xe lại và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hãy uống một ít nước để có thể giảm nhanh triệu chứng nôn, buồn nôn, khó chịu ở cổ. Nếu ở nhà, bạn có thể nên nhờ người nhà pha cho ly sữa đặc nóng để uống. Một số loại nước người bệnh có thể dùng như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, kẹo socola,…

Người bệnh có thể sử dụng dầu gió để thoa lên vùng thái dương.

Để giảm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, bạn có thể sử dụng một số bài tập xoa trán, mắt, sau gáy,… để cải thiện tình trạng bệnh.

Riêng trường hợp nặng, người bệnh cần phải được đưa đến bác sĩ để được tiến hành thăm khám và cải thiện bệnh kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Với 10 triệu chứng rối loạn tiền đình được nêu ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Thực tế, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần phải thận trọng, tránh trường hợp chủ quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng khỏi.

Các Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Nhất

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với nhiều áp lực, tỷ lệ người mắc bệnh Rối loạn tiền đình đang gia tăng chóng mặt.Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo……gây khó chịu. Vậy dấu hiệu để biết chúng ta đang mắc chứng bệnh này là gì? Và nguyên nhân liệu có ngăn chặn được?

I) Nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn tiền đình – Bạn có biết?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Để biết được nguyên nhân chính xác, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh, để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Tại bệnh viện, đôi khi để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, CT Scanner hoặc cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên về cơ bản rối loạn tiền đình gồm có các nguyên nhân sau nhân sau:

1. Nguyên nhân trực tiếp:

Một số bệnh lý như u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa, thiên đầu thống… là những nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương dây thần kinh số 8 – “con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình”.

U dây thần kinh số 8 là u thần kinh ngoại vi nằm ở nền sọ, chiếm khoảng 6% khối u sọ não. Những khối u này thường lành tính và phát triển chậm, chúng xuất phát chủ yếu từ phần tiền đình của thần kinh sọ não số 8 và nằm trong góc cầu tiểu não (một góc được giới hạn bởi xương đá, cầu não và tiểu não). Với nguyên nhân rối loạn tiền đìnhnày, việc sử dụng biện pháp ngoại khoa trong điều trị là bắt buộc.

2. Nguyên nhân gián tiếp:

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến não bộ và tế bào thần kinh, từ đó gây thương tổn dây thần kinh dẫn truyền được xem là nguyên nhân gián tiếp gây rối loạn tiền đình.

Cụ thể:Thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch,… làm cho lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm, gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và tế bào mô thần kinh, từ đó gián tiếp gây tổn thương dây thần kinh dẫn truyền.

Trường hợp này, người bệnh ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học và bổ sung các vi chất cần thiết, giảm thiểu tối đa các tác nhân gây bệnh.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Hội chứng Stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…) rất phổ biến, đây được xem là là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Stress làm cơ thể sản sinh một lượng lớn hormon Cortisol gây ra một loạt những bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương tới hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8.

“Con đường” dẫn truyền thông tin này bị “tổn thương” làm hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng theo yêu cầu, hệ quả là những triệu chứng thường thấy của Rối loạn tiền đình bắt đầu xuất hiện.

Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình. Ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…. là các yếu tố góp phần gây ra tình trạng ” nhiễm độc ” thần kinh và mở đầu cho rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, Khi thời tiết thay đổi, cơ thể không thích nghi kịp dẫn đến làm giãn các mao mạch não gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Dân văn phòng, người lao động trí óc, phụ nữ tiền mãn kinh phụ nữ sau sinh là những đối tượng có nguy mắc rối loạn tiền đình ở mức cao. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh.

II. Rối loạn tiền đình có 6 hội chứng điển hình nhất:

1.Chóng mặt:

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.

Tất cả các dạng chóng mặt đều có thể đẩy người bệnh vào trạng thái lo âu và ngược lại sự lo âu cũng gây ra chóng mặt.Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.

2.Mất thăng bằng:

Cơ thể mất sự cân bằng khi bạn thay đổi tư thế khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu.

Nặng hơn thì chỉ có thể nằm một tư thế không ngồi dậy nổi, kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trong một khoảng thời gian bị (Cảm giác) đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, thị lực giảm thoáng qua.

Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.

4.Ù tai:

Triệu chứng ù tai rất rõ ràng, có thể xảy ra thoáng qua hoặc xảy ra liên tục. Nó có thể là âm thanh nghe như tiếng rít, huýt sáo, tiếng vo vo, tiếng lách cách, luôn văng vẳng từ bên trong tai.

Triệu chứng này khiến người bệnh căng thẳng mệt mỏi mà không có cách nào để chấm dứt ngay được.

5.Đau đầu:

Đây là một trong triệu chứng mà bệnh mắc rối loạn tiền đình hay gặp thường xuất hiện đột ngột khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi mất tập chung

6.Buồn nôn:

Buồn nôn là cảm giác khó chịu mà được đi kèm với sự thôi thúc mạnh mẽ muốn nôn ra, triệu chứng này tăng lên khi thay đổi tư thế.

Hoạt Huyết Xuân Điều là sự kết hợp từ những loại dược liệu tự nhiên: Phong kỷ, phòng phong, ngưu tất, ích mẫu, đan sâm, thiên trúc hoàng, hồng hoa, bạch truật, hương phụ, tá dược vừa đủ

Hoạt Huyết Xuân Điều có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ như thế nào?

Giúp làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, huyết áp thấp.

Giúp an thần, bổ huyết, điều kinh

Đây là sản phẩm được bào chế theo công thức gia truyền hơn 200 năm của gia tộc họ Vũ, và là tâm huyết hơn 30 năm làm nghề của lương y Vũ Xuân Điều. Hiện tại sản phẩm Hoạt Huyết Xuân Điều được phân phối độc quyền bởi Đông Y Hoa Bảo.

Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được tư vấn sử dụng liệu trình phù hợp và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc bệnh nhân có thể tham khảo chi tiết và để lại thông tin tại www.vuxuandieu.com

Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đếnrối loạn tiền đình ngoại biên.

Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không lưu ý kỹ. Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Triệu chứng

Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng… Đó là các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi.

Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng và tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.

Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập, ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh.

Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích. Tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc đứng ngồi quá nhanh.

Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh, nếu thường hay bị choáng váng. Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt. Tránh leo trèo cao. Tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi. Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt. Hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc để chữa bệnh.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi: Cơn nhức đầu bất thình lình; Mờ mắt nhìn sự vật không rõ; Giảm thính giác; Mất định hướng với không gian và thời gian; Nói khó khăn; Tay chân run rẩy, yếu; Bất tỉnh nhân sự; Cảm thấy lảo đảo muốn té ngã; Thấy tê dại các đầu ngón chân tay; Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường.

Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu bệnh nặng như tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Dù chóng mặt ít khi là dấu hiệu của căn bệnh trầm kha, nhưng nếu thấy một trong những triệu chứng như trên bạn phải đi bác sĩ để được khám nghiệm, tìm hiểu để chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Theo suckhoevadoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Nhận Biết Triệu Chứng Của Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Tuy nhiên triệu chứng lại dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

1. Triệu chứng chính của Rối loạn tiền đình Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lảo đảo muốn ngã.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy nhức đầu, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chân tay run rẩy,… Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn và hay tái phát.

Khi bị rối loạn tiền đình, nếu nhẹ người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, người mệt lả…

Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Nếu kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nhức đầu,… là biểu hiện của rối loạn tiền đình nhưng cũng có thể là dấu hiệu của của nhiều bệnh khác, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,… Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.Nếu đã đi khám và được chẩn đoán đúng bệnh rối loạn tiền đình cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế đột ngột và tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động; ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,… tạo tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,… 2. Rối loạn tiền đình có thể nhầm lẫn với bệnh khác

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Nhất Định Phải Biết trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!