Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Ung Thư Phổi Có Ăn Yến Được Không? Đọc Ngay Để Biết! mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bị ung thư phổi có ăn yến được không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Bởi “săn tìm” những món ăn vừa bổ dưỡng vừa tốt cho quá trình điều trị bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người mắc bệnh và những người thân xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều về tác dụng của yến sào với người bị ung thư phổi. Vậy khoa học nói sao về vấn đề này?Trong từ “yến sào”, “sào” là từ có gốc Hán – Việt, có nghĩa là tổ chim; còn “yến” ý chỉ tên một loài chim. Do đó, “yến sào” có nghĩa là tổ chim yến hay dân gian còn gọi là tổ yến.
Chim yến có nhiều loại và chúng đều có tập tính xây tổ bằng nước bọt của mình. Thường, chúng sẽ trộn nước bọt với các loại vật liệu khác như lông chim, cỏ, rêu, khi khô lại sẽ tạo ra một chiếc tổ vững chắc. Mỗi loài chim yến sẽ sử dụng một thứ vật liệu riêng để kết hợp với nước bọt xây tổ. Tuy nhiên, vẫn có loài chim yến xây tổ hoàn toàn bằng nước bọt, đó là loài chim yến hàng (còn gọi là chim yến nhỏ, chim hải yến,…).
Từ xa xưa, tổ yến là món ăn được xếp vào nhóm các loại cao lương mỹ vị dâng cho vua chúa. Trong yến sào rất giàu các axit amin và khoáng chất bổ dưỡng. Cho đến ngày nay, đây vẫn là thực phẩm được xem là rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Yến sào có nguồn gốc từ tổ của loài chim yến
Theo các nhà khoa học, trong tổ yến có chứa đến 18 loại axit amin và một hàm lượng rất lớn serine, tyrosine, phenylalanine,… Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, thích hợp để bồi bổ cho người già sức khỏe suy yếu hoặc trẻ em suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, tổ yến cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng trong việc hình thành tế bào mới và chống lại các gốc tự do. Vì vậy, loại thực phẩm quý này đặc biệt hữu ích với những người mắc phải một số vấn đề về sức khỏe như tim mạch, thoái hóa, tiểu đường,… Bên cạnh đó, tổ yến cũng chứa một lượng lớn glycoprotein. Đây là yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào, ngăn ngừa quá trình lây lan của tế bào ung thư.
Yến sào là món ăn bổ dưỡng
Người bị ung thư phổi có ăn yến được không?
Yến sào có nhiều tác dụng bổ dưỡng, vậy người bị ung thư phổi có ăn yến được không? Theo các chuyên gia nhận định, yến sào là thực phẩm có thể được bổ sung trong thực đơn của người bị ung thư phổi , bởi các lý do sau:
– Yến sào có tác dụng bổ phế: Theo đông y, yến sào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Nó giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đờm, trừ ho, làm sạch phổi và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
– Yến sào giúp kích thích tiêu hóa: Các phương pháp điều trị ung thư phổi thường gây nhiều tác dụng phụ khiến người mắc chán ăn, ăn không ngon miệng. Thành phần yến sào chứa một số nguyên tố hiếm như Cr, tuy với hàm lượng rất thấp nhưng cũng mang đến tác dụng kích thích sự tiêu hóa. Nhờ đó giúp người mắc bệnh ăn ngon và dễ dàng hấp thu tốt những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
– Yến sào giúp tăng cường sức đề kháng: Sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể khiến người mắc suy giảm sức đề kháng. Đặc biệt các phương pháp hóa trị, xạ trị bên cạnh tiêu diệt tế bào ác tính cũng tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh của cơ thể, dẫn tới sức khỏe người mắc ngày càng suy sụp. Trong yến sào chứa đến 18 loại axit amin thiết yếu và nhiều nguyên tố vi lượng, nhờ đó giúp cân bằng quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Yến sào có tác dụng bổ máu: Thiếu máu là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi thực hiện hóa trị ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy, yến sào là thực phẩm giàu protein và sắt – những thành phần rất quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể. Trong đó, sắt có vai trò trong tổng hợp hemoglobin – là chất vận chuyển oxy cho tế bào trong cơ thể. Do đó, bổ sung yến sào trong chế độ ăn của người bị ung thư phổi sẽ góp phần làm giảm nhẹ tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y.
Mặc dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, song các chuyên gia khuyên rằng, người bị ung thư phổi nên sử dụng điều độ, không nên quá lạm dụng yến sào có thể dẫn tới nhiều mối nguy hại, thậm chí là phản tác dụng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cảnh báo, tổ yến thường được xây trên vách đá nhiều chất sắt, do đó rất dễ bị nhiễm độc. Đặc biệt là khi sắt thấm vào tổ yến cho màu đỏ tươi khiến nhiều người nhầm tưởng rằng đó là huyết yến – loại yến hảo hạng, tươi ngon nhất. Khi sử dụng tổ yến thấm sắt có thể gây ra ngộ độc và nhiều loại bệnh tật nguy hiểm khác. Vì vậy, tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi có ý định cho người bị ung thư phổi sử dụng loại thực phẩm này, đồng thời cần chú ý kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm để tránh những tác hại ngoài ý muốn.
Bên cạnh giải pháp cải thiện sức khỏe bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, các chuyên gia khuyên rằng, người bị ung thư phổi nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất sinh học từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị, xạ trị.
Đến nay, trên thế giới đã có hàng ngàn nghiên cứu về tác dụng của các hoạt chất sinh học trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Nổi bật trong số đó là hoạt chất lunasin – chiết xuất từ đậu tương, thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09. Với những ưu điểm nổi trội, lunasin đã nhanh chóng được các nhà khoa học khai thác và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Qua gần 100 kết quả thử nghiệm đã cho thấy, lunasin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, ức chế gen sinh ung thư hiệu quả. Đặc biệt, khi được bổ sung vào cơ thể chúng có ái lực rất mạnh với các protein của nhiễm sắc thể, tham gia ngăn chặn quá trình tăng sinh bất thường của tế bào. Do đó, song song với hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, lunasin còn có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Đây cũng là lý do thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung có thành phần soy protein chứa lunasin ra đời. Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị và chuyên biệt với các trường mắc ung thư phổi, sản phẩm được kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme – cỏ xạ hương, cao mạch chủ, cao cọ xẻ, cao bồ công anh, cao hoàng kỳ, cao quả khế,… Sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều, giảm nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Cụ thể tác dụng của một số thảo dược như sau:
Cao mạch chủ có tác dụng chữa ho, ăn ngủ kém, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau và chống ung thư hiệu quả.
Cao cọ xẻ được sử dụng để điều trị một loạt các loại ung thư trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Cao bồ công anh chứa hoạt chất lupeol – một triterpene đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung
Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung là công thức toàn diện dành cho những trường hợp mắc ung thư phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi, và đặc biệt là người sống trong vùng có môi trường bị ô nhiễm.
Người Mắc Ung Thư Phổi Có Ăn Yến Được Không?
– Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh nhân ung thư phổi có ăn tổ yến được không, chúng tôi xin mời các bạn tìm hiểu về một số tác dụng của yến sào đối với sức khỏe của con người.
– Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh phế và vị, có tác dụng bổ dưỡng cao, bổ thần kinh, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, an thần, gây ngủ, mạnh gân xương.
– Và theo Viện nghiên cứu sinh học Hà Nội thì tổ yến chứa hàm lượng protein khá cao khoảng 42.8 – 54.9%, các axit amin không thể thay thế được và cần thiết cho cơ thể con người như cystein, phenylalanin, tyrosin… Bên cạnh đó, yến sào còn chứa các vitamin và khoáng chất khác.
– Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào hàng “cao lương, mỹ vị” là một trong 8 món ăn nổi tiếng (bát trân) cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu… Yến sào là một đặc sản lớn trong nguồn lợi sinh vật biển và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
– Về mặt y học, yến sào là một vị thuốc quý giá, rất tốt đối với những người mới ốm dậy, người gầy suy nhược, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh hoặc bị băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng, chữa bệnh ho, hen suyễn, lao phổi, kiết lỵ, thổ huyết.
– Bên cạnh đó, yến sào còn có tác dụng cường khí lực, có lợi cho phổi và thận, rất tốt cho da, bổ sung sinh lực, hấp thụ chất dinh dưỡng và kích thích sự phân chia của các tế bào của hệ thống miễn dịch. Do đó, yến sào còn được coi là thuốc cải lão hoàn đồng, làm chậm quá trình lão hóa của người cao tuổi.
– Ở Trung Quốc, người ta còn dùng yến sào trong các bài thuốc dân gian để chữa ho ra máu, chữa suy nhược cơ thể và lao phổi. Theo một số tài liệu nước ngoài, yến sào còn có hoạt tính cường dương, ích khí giúp tăng cường sinh lý, tốt cho nam giới.
Vậy người bệnh ung thư phổi có thể dùng yến sào không?
– Câu trả lời chính xác là người bệnh ung thư phổi CÓ THỂ ăn được yến sào bởi những tác dụng như đã trên: tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng cho hệ hô hấp, bổ máu, kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không được quá lạm dụng yến sào, và chỉ ăn với một mức độ vừa phải.
Hướng dẫn người bệnh ung thư phổi ăn tổ yến sào đúng cách
Người bệnh có thể sử dụng yến sào theo kiểu món ăn hoặc vị thuốc theo phương pháp như sau:
– Sợi yến hấp cách thủy cho chín (không nấu trực tiếp với nước vì rất dễ bị nát và mất đi các chất dinh dưỡng) được xếp vào bát con, rải thịt gà xé lên trên rồi chan nước luộc gà thật nóng. Thêm gia vị cho đủ ngọt, thường dùng như món khai vị trước bữa ăn cơm, ăn cỗ (Yến thả)
– Sợi yến nhồi vào bụng chim bồ câu đã làm thịt sạch sẽ, cùng với ít gạo nếp, đậu xanh,mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị. Hầm cách thủy cho chín nhừ, ăn trong ngày (yến tần).
– Sợi yến đã hấp cách thủy cho vào bát con. Đường kính nấu với nước đến sôi, bắc ra, cho lòng trắng trứng và vỏ trứng tán vụn để quyện lấy tạp chất. Lọc thật trong rồi đổ vào bát yến. Ăn khi chè còn ấm. Dùng tráng miệng sau bữa ăn (Chè yến). Có người còn hấp sợi yến với đường phèn và ít sâm hoặc nước dừa.
Ngoài ra, đông y Trung Quốc còn sử dụng yến sào trong một số bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng của người mắc bệnh phổi hoặc ung thư phổi như sau:
– Chữa ho ra máu: yến sào (12g), bạch cập (12g). Đun nhỏ lửa, hầm thật kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, hấp thêm vài phút cho tan đường. Uống làm 2 lần trong ngày.
– Chữa suy nhược cơ thể, lao phổi: Yến sào (40g) cho vào nước hầm thịt gà với nấm hương hoặc mộc nhĩ trắng, kỷ tử, đun sôi kỹ trong khoảng 10 phút, ăn trong ngày.
Lưu ý khi người bệnh ung thư phổi sử dụng yến sào
– Một số nhà khoa học đã cảnh báo tổ yến rất dễ bị nhiễm độc sắt nếu không được nuôi trồng đúng phương pháp. Lý do là bởi vì tổ yến thường được xây trên các vách đá chứa nhiều sắt.
Và nguy hiểm hơn là khi sắt ngấm vào tổ yến sẽ biến thành màu đỏ tươi làm chúng ta nhầm tưởng đó là máu của yến – một loại thực phẩm bổ dưỡng.
Do vậy, trước khi mua tổ yến bạn cần tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng… để tránh mua phải những loại tổ yến nhiễm độc.
– Một số bệnh nhân ung thư phổi có thể dễ bị dị ứng với thành phần của tổ yến và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi sử dụng yến sào, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để việc sử dụng được an toàn nhất cả về liều lượng sử dụng lẫn cách sử dụng an toàn nhất.
– Đừng quá “thần thánh hóa” về tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe mà bỏ qua những thực phẩm khác vừa lành tính lại có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư như: các loại hoa quả, cá, thịt trắng…
website: http://shoptoyennn.com/
Bệnh Ung Thư Phổi Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Đọc Ngay Để Biết!
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm
Có 2 loại ung thư phổi chính là:
– Ung thư phổi tế bào nhỏ hay còn gọi là ung thư tế bào yến mạch. Khoảng 10% đến 15% ca mắc ung thư phổi thuộc loại này. Bệnh chia làm 2 loại là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.
– Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% đến 85% tổng số ca mắc bệnh. Ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính là ung thư phổi tế bào tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Bệnh ung thư phổi có thể biểu hiện ra nhiều triệu chứng mà phải rất tinh ý bạn mới phát hiện ra. Cụ thể như:
– Ho dai dẳng: Hầu hết người mắc ung thư phổi đều bị ho, thường kèm với máu hoặc ho khan kéo dài dai dẳng hơn một tháng.
Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của ung thư phổi
– Thường xuyên bị viêm phổi, viêm phế quản: Bệnh ung thư phổi phát triển có thể gây nhiễm khuẩn hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
– Đau lồng ngực: Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh ung thư phổi, đặc biệt cơn đau thường trở nên dữ dội hơn khi hít thở sâu, khi ho hoặc khi cười.
– Đau xương: Nếu ung thư phổi di căn đến bộ phận khác của cơ thể, bạn có thể có cảm giác đau nhức xương khớp. Các vị trí đau thường gặp là vùng lưng và vùng hông.
– Sưng mặt và cổ: Nếu khối u ác tính phát triển đè lên tĩnh mạch chủ trên (tĩnh mạch chủ lưu thông máu từ đầu và cánh tay về tim), bạn có thể bị sưng ở mặt và cổ.
– Cơ thể mệt mỏi quá mức: Cảm giác này không giống như mệt mỏi bình thường. Đó là cảm giác rã rời đến mức bạn chỉ muốn nằm trên giường mà không muốn làm gì cả.
– Suy yếu các cơ: Ung thư phổi có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của người mắc bệnh. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng là vùng hông. Bạn thậm chí có thể gặp khó khăn khi đứng dậy, cảm giác mất sức lực ở vùng vai, cánh tay và cẳng chân.
Các chuyên gia nhận định rằng, ung thư phổi là bệnh lý gây tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi đó là: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, tiếp xúc thường xuyên với amiăng, radon, ô nhiễm môi trường, di truyền,…
Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không? Nhiều người lo lắng bệnh ung thư phổi có thể lây qua đường ăn uống và đường hô hấp nên thường phòng ngừa bằng cách không ăn chung, uống chung, ngủ chung, hay ở gần với người bị ung thư phổi, đặc biệt là tránh xa khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội,… Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến, không phải do virus, vi khuẩn gây ra. Do vậy, đây là bệnh lý hoàn toàn KHÔNG có khả năng lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào, bao gồm cả đường ăn uống.
Bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?
Mặt khác, thông thường tế bào ung thư phổi ở người này sẽ khó có thể tồn tại trên một cơ thể khỏe mạnh khác. Bởi hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận diện những tế bào lạ và tiêu diệt chúng, bao gồm cả tế bào ung thư.
Tumolung – Hướng đi mới giúp tăng cường hiệu quả điều trị ung thư phổi
Ngày nay, việc điều trị ung thư phổi tuy đã có nhiều bước cải tiến mới nhưng vẫn gây ra không ít tác dụng phụ và đau đớn cho người mắc. Do vậy, để đáp ứng được toàn diện mục tiêu điều trị và giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp tây y, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm hướng đi mới, nổi bật trong đó là sử dụng hoạt chất lunasin chiết xuất từ đậu tương.
Lunasin – hoạt chất có nguồn gốc từ đậu tương, được phát hiện đầu tiên vào năm 1996 tại một trường Đại học ở Mỹ, đã trở thành bước đi mới trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các loại ung thư, bao gồm ung thư phổi. Gần 100 nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng, lunasin có cấu trúc rất đặc hiệu có thể xâm nhập vào nhân tế bào ở dạng còn hoạt tính sau khi uống. Chúng ức chế sự nhân lên và phân chia bất thường của tế bào, do đó có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nguy cơ di căn và phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, lunasin còn có nhiều tác dụng ưu việt khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen hiệu quả. Bởi vậy, hoạt chất này có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi.
Trước những ưu điểm vượt trội của hoạt chất này, sau khi được chuyển giao công nghệ từ Mỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung . Đây là sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao do có thành phần chính là Lunatumo bao gồm nguyên liệu soy protein chứa – thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y Tế.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có một số thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị ung thư phổi như: Cao khổ sâm bắc giúp giảm ho, chống ung thư; chiết xuất thyme – cỏ xạ hương giúp chống viêm, thúc đẩy khả năng sống của tế bào; cao quả khế giúp thanh nhiệt, giải độc; cao hoàng kỳ giúp chữa ho, gây độc với các tế bào khối u; cao bồ công anh chứa lupeol đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả,…
Do đó, sản phẩm Tumolung là công thức toàn diện giúp hỗ trợ những trường hợp mắc ung thư phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, gia đình có tiền sử bị ung thư phổi.
Bệnh Nhân Bị Ung Thư Có Ăn Được Tổ Yến Sào Hay Không?
Để trả lời cho câu hỏi bị ung thư có ăn được tổ yến sào hay không, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được bản chất của bệnh ung thu và đặc tính của tổ yến là gì. Cụ thể, bệnh ung thư thực chất là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của một số tế bào bên trong cơ thể. Bình thường, các tế bào dược nuôi dưỡng bởi mạch máu và số lượng mạch máu duy trì ở mức cân bằng, không cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho tế bào. Tuy nhiên, khi hấp thụ quá nhiều chất tốt cho việc tái tạo, tăng sinh mạch máu (quá trình tạo mạch), số lượng mạch máu này sẽ tăng lên, dẫn tới việc chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào cũng nhiều hơn và khiến chúng phát triển một cách đột biến, từ đó tạo ra bệnh ung thư. Như vậy, có thể hiểu ung thư nói chung thực chất là sự phát triển đột biến của quá trình tạo mạch.
Theo tạp chí khoa học Hindawi thì trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng yến sào chỉ làm tăng sinh các tế bào bình thường, không tăng trưởng các tế bào đột biến trong quá trình tạo mạch. Do đó, có thể nói ăn yến sào sẽ không làm cho bệnh ung thư trở nên trầm trọng hơn và bệnh nhân có thể ăn được tổ yến sào.
Khi bị ung thư, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động bất thường, mất cân bằng dẫn tới sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tâm lý bi quan cùng với việc ăn uống kém, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng sẽ làm cho người bệnh bị suy nhược cơ thể. Với các tác dụng phục hồi sức khỏe, chữa suy nhược, cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, an thần, tĩnh tâm, giải tỏa tâm lý, chống stress. có thể nói tổ yến sào có tác dụng rất tốt cho người bị ung thư. Bên cạnh đó, với hàm lượng axit amin, nguyên tố vi lượng vô cùng phong phú, các món ăn làm từ tổ yến sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh, giúp bệnh nhân có thêm sức khỏe để chống lại các khối u.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị ung thư, các phương pháp như hóa trị liệu, xạ trị,… còn phá hủy một số tế bào lành trong cơ thể người bệnh chẳng hạn như hệ thống miễn dịch đường ruột. Và theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí NCBI thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), tổ yến có tác dụng kích hoạt và gia tăng sự tiết ra các kháng thể của tế bào, từ đó làm giảm đi tình trạng hệ thống miễn dịch đường ruột bị tổn thương. Các nhà khoa học, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là nên sử dụng yến sào thường xuyên để giảm đi các tác dụng phụ do quá trình xạ trị, hóa trị liệu gây ra. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý yến sào chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, hoàn toàn không phải là thuốc và không thể thay thế được các phương pháp chữa trị bệnh thông thường.
Cách dùng tổ yến sào đối với người bị bệnh ung thư như thế nào?
Cơ thể của bệnh nhân ung thư thường rất yếu và bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Do đó lúc này không nên cho người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm dinh dưỡng như tổ yến để tránh tình trạng “hư bất thụ bổ” trong Đông y (tình trạng cơ thể không hấp thụ được dẫn tới việc các chất dinh dưỡng tích tụ lại gây ra các tác dụng phụ). Vì vậy, các bạn nên sử dụng tổ yến sào cho người bị ung thư theo liều lượng dùng khoảng 3 – 5 gram/lần (tương đương 1/2 – 1/3 tổ yến), mỗi tuần 3 lần và không nên dùng chung với các loại thịt đỏ (như thịt heo, thịt bò,…). Ngoài ra nên chế định một chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp để giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe từ đó chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang xem bài viết Người Bị Ung Thư Phổi Có Ăn Yến Được Không? Đọc Ngay Để Biết! trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!