Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung” là bài viết dành cho các đối tượng là điều dưỡng viên phụ trách việc chăm sóc cho bệnh nhân. Thông tin trong bài viết này dùng để tham khảo đánh giá chung. Bệnh nhân u xơ tử cung, người nhà bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện chế độ chăm sóc cho người bệnh được tốt nhất! ➤ Tìm hiểu về bệnh trong bài: “U xơ tử cung và những điều cần biết”Nhận định các vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung
Chăm sóc về tinh thần
Chăm sóc về vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ
Trường hợp chưa có chỉ định phẫu thuật, khi đó vấn đề chăm sóc sẽ như một bệnh nhân điều trị nội khoa
14 nội dung chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cơ bản
Giống như chăm sóc các bệnh nhân khác, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cũng phải đáp ứng được đầy đủ 14 nội dung cơ bản như sau:
1. Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp
Bệnh nhân được hít thở không khí trong sạch, buồng bệnh thoáng mát, đủ oxy. Tư thế nghỉ ngơi thích hợp, đảm bảo lưu thông đường thở, chống ùn tắc đờm rãi, nếu cần phải cho thở oxy, thở máy. Trung bình mỗi giờ con người tiêu thụ 25 lít oxy. Đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về hô hấp cho bệnh nhân là hành động đầu tiên, quan trọng nhất của mọi nhân viên y tế.
2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn uống, dinh dưỡng
Người trưởng thành cần 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể, trẻ em có nhu cầu về nước tăng từ 2 – 2,6 lần so với người lớn.
Dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ 2000 – 3000kcal/ngày, đủ lượng protid, gluxit, lipid và các chất khoáng, sinh tố, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn theo chế độ bệnh lý. Khi có chỉ định ăn uống thực hiện qua ống thông dạ dày, truyền dịch dinh dưỡng.
3. Giúp đỡ bệnh nhân trong bài tiết
Quá trình bài tiết qua đường tiết niệu, hô hấp, tiêu hoá, da xảy ra liên tục hàng giờ, hàng ngày. Khi có chỉ định cần thông tiểu, thụt tháo, chăm sóc tốt các trường hợp bệnh nặng nằm viện nhiều ngày. Theo dõi, nhận định số lượng, tính chất phân, nước tiểu, chất nôn, đờm, mồ hôi… của bệnh nhân trong ngày để kịp thời điều chỉnh quá trình bài tiết.
4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và luyện tập
Hầu hết bệnh nhân đều có khó khăn trong vận động, điều dưỡng hỗ trợ họ vận động nhẹ nhàng, dần dần; vận động, thay đổi tư thế phù hợp với tình trạng bệnh lý; giúp bệnh nhân trong quá trình di chuyển trong buồng bệnh cũng như khi chuyển khoa, đi làm xét nghiệm, làm thủ thuật, phẫu thuật.
Vận động luyện tập để phòng chống loét, phục hồi di chứng, chống teo cơ cứng khớp, chống dính ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
5. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi
Tạo giấc ngủ thoải mái, hợp lý theo lứa tuổi.
Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 – 22 giờ/ngày.
Người già cần ngủ 4 – 6 giờ/ngày.
Người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày.
Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cũng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo
Quần áo sạch, gọn, đẹp phù hợp với từng mặt bệnh, với phong tục tập quán. Có kế hoạch thay quần áo định kỳ, giúp đỡ bệnh nhân nặng, người già, trẻ em trong việc mặc, thay quần áo.
7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt
Đảm bảo đủ quần áo ấm, đủ chăn khi nằm viện vào mùa đông, thoán mát vào mùa hè. Khi có tăng hoặc giảm thân nhiệt, có biểu hiện bệnh lý cần phải theo dõi và xử trí kịp thời. Cùng với mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể là những dấu hiệu sinh tồn, duy trì chức năng sống của bệnh nhân.
8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày
Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, phòng chống viêm răng lợi, lưỡi, chống ùn tắc đờm rãi. Vệ sinh thân thể giúp bài tiết qua da được tốt, giúp bệnh nhân tắm khi cần thiết đảm bảo đủ nước dùng, có nước nóng trong mùa đông. Điều dưỡng cần giúp bệnh nhân nặng, bất động về đại tiểu tiện hàng ngày.
9. Giúp bệnh nhân tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viện
Bảo đảm an toàn về thân thể và tài sản, đề phòng lây chéo, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Ngăn ngừa phòng tránh các tai biến, biến chứng trong chăm sóc và điều trị.
10. Giúp bệnh nhân trong giao tiếp
Chủ yếu là giao tiếp bằng lời với thái độ ân cần, cởi mở, chân tình. Bệnh nhân nặng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều dưỡng cần biết những khó khăn của bệnh nhân trong giao tiếp để giúp đỡ họ hàng ngày.
11. Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần
Khuyên nhủ bệnh nhân yên tâm điều trị, tin tưởng vào chuyên môn, không quá lo lắng về bệnh tật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bệnh nhân, tạo môi trường chăm sóc thích hợp.
12. Giúp bệnh nhân lao động, tránh mặc cảm
Lao động cũng là nhu cầu của con người: lao động chân tay, lao động trí óc. Bệnh nhân u xơ tử cung có thể tham gia vào vệ sinh cải tạo môi trường bệnh viện, khoa phòng, đọc sách, tài liệu trong chừng mực nhất định để tránh mặc cảm là người vô dụng.
13. Giúp bệnh nhân hoạt động vui chơi, giải trí
Bệnh viện có những hoạt động văn hóa xã hội, tổ chức cho bệnh nhân tham gia, có nhận xét khen thưởng và khuyến khích bệnh nhân xây dựng chương trình giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo điềukiện để bệnh nhân đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình.
14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học
Bệnh nhân quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cách điều trị bệnh và phòng tránh. Một số bệnh nhân tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị. Điều dưỡng có nhiệm vụ giúp bệnh nhân hiểu biết về các nội dung cơ bản của bệnh tật cũng như cách chăm sóc điều trị bệnh, tiên lượng bệnh để bệnh nhân giảm bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng vào chuyên môn, vào cách chữa bệnh của bệnh viện.
Biết được các thành phần của chăm sóc cơ bản sẽ lập được kế hoạch chính xác trong chăm sóc bệnh nhân. Tại các tuyến điều trị các bác sỹ cũng cần nắm chắc các thành phần chăm sóc cơ bản để có kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý, phối hợp với điều dưỡng, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ một cách nhanh nhất.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tử cung chi tiết
➤ Có thể bạn cần đọc trước: “Phương pháp mổ u xơ tử cung”
Tư thế nằm của người bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng hô hấp người bệnh. Nên để người bệnh nằm thẳng, cằm duỗi ra, hơi nghiêng mặt sang một bên, kê gối giữa hai chân. Đặc biệt cần nhẹ nhàng khi di chuyển tư thế cho người bệnh.
Bệnh nhân sau mổ nếu cần thở oxy thì phải chú ý theo dõi sát sao hô hấp, các chỉ số như nhịp thở, tần số thở của người bệnh. Luôn chú ý cung cấp đủ oxy, thường xuyên làm sạch đường thở, hút đàm ói khi cần. Nếu nhịp thở chậm hơn 15 lần / phút cần báo cáo ngay với bác sỹ phụ trách
3. Dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi sát sao các dấu hiệu như hô hấp (nhịp thở 15-30 lần/ phút là ổn định), mạch, nhịp tim, huyết áp (trên 90/60 mmHg)… Ngoài các chỉ số trên màn hình cũng cần chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài của người bệnh chứ không nên hoàn toàn tin tưởng máy móc. Các dấu hiệu mắt thường có thể thấy như mức độ giãn của lồng ngực, cánh mũi phập phồng, màu da tím tái, mồ hôi chảy bất thường, co giật, vết thương chảy máu…
4. Truyền dịch
Truyền dịch sau mổ là điều cần thiết để bổ sung nước và chất dinh dưỡng trong quá trình mổ và điều trị, cung cấp năng lượng để bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe. Các loại dung dịch cần cung cấp phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, cũng như tính chất ca mổ, thông thường sẽ là dung dịch ringer lactate, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch glucose 5%, 10%…
5. Giảm đau sau mổ
Giảm đau sau mổ là vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, nếu lạm dụng, không sử dụng đúng liều lượng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc giảm đau phải sử dụng theo giờ với liều lượng cố định, không được đợi đến lúc đau mới sử dụng, cũng không tùy tiện cho bệnh nhân sử dụng khi họ yêu cầu, mà cần làm theo chỉ định của bác sỹ.
Với các ca mổ nội soi u xơ tử cung thì vết mổ rất nhỏ, thường không cần cắt chỉ hay thay băng, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất thấp, chỉ cần chú ý tránh các tác động mạnh lên vết mổ.
Với các ca mổ hở u xơ tử cung thì cần chú ý nhiều hơn, màu sắc vết mổ, tình trạng liền da, tình trạng chảy máu thấm băng đều cần phải chú ý quan sát hàng ngày. Thông thường sẽ cắt chỉ sau 5 – 7 ngày. Nếu vết mổ nặng có thể chậm hơn.
Việc vận động sau mổ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh gây rách vết thương. Nếu các bệnh nhân sau mổ vẫn hôn mê cần phải được xoay người và xoa bóp 30 phút một lần cho đến khi tự cử động được.
Hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu, cách ho, cách tập luyện các bài tập nhẹ nhàng khi nằm trên giường bệnh để máu lưu thông tránh các biến chứng sau này.
8. Dinh dưỡng sau mổ
Ngày đầu tiên sau khi mổ cần chú ý duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng qua dịch truyền và ăn uống bằng miệng. Chỉ nên ăn những món ăn lỏng, nhạt, ăn làm nhiều bữa, đa dạng từ uống sữa đến ăn các loại hoa quả, bánh trái.
Khuyến khích người bệnh ăn uống bằng đường miệng để sớm hồi phục các chức năng tiêu hóa, dạ dày và ruột. Cần có đánh giá chi tiết năng lượng cần thiết phải nạp vào cơ thể người bệnh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.
Phát hiện và ngăn ngừa biến chứng sau mổ
Mổ u xơ tử cung cũng như các ca phẫu thuật khác đều có thể có những biến chứng hoặc rủi ro trong và sau quá trình mổ. Vì vậy để chăm sóc bệnh nhân mổ u xơ tử cung được tốt nhất, điều dưỡng cần có những hiểu biết về ” Biến chứng sau mổ u xơ tử cung “, cách phát hiện và giải pháp xử lý cụ thể.
Vấn đề chảy máu có thể xảy ra trong lúc mổ, trong những giờ đầu sau mổ hoặc vài ngày sau mổ. Triệu chứng thường là huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, da lạnh, lúc này cần tìm nơi chảy máu và cầm máu ngay lập tức, nếu là vết mổ nội soi chảy máu bên trong cần có sự can thiệp đánh giá kịp thời ngay của bác sỹ điều trị.
Hiện tượng sốc, choáng sau mổ là do mất máu, mất nước trong quá trình mổ. Hiện tượng sốc sẽ khiến bệnh nhân thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt khó mở mắt, lúc này cần để người bệnh nằm đầu thấp, chân cao hơn tim, hướng dẫn thở sâu ổn định nhịp thở.
Để phòng tránh ngăn ngừa thì nên giải thích rõ với người bệnh trước khi mổ, sau mổ cần giữ ấm, di chuyển nhẹ nhàng an toàn, tránh ồn ào kích thích mà cần yên tĩnh.
3. Biến chứng hô hấp
Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường là sốt, mạch nhanh, khó thở, có đàm hay tức ngực khó thở. Người chăm sóc cần luôn chú ý sát sao đến nhịp thở, tần suất thở để thông báo kịp thời với bác sỹ nếu có triệu chứng viêm phổi.
4. Nhiễm trùng
Luôn chú ý đến tình trạng của vết mổ, dấu hiệu của vết mổ bị nhiễm trùng là người bệnh nóng sốt, vết mổ bị sựng, đỏ, đau đớn nhiều hoặc chảy máu, chậm lành… Để phòng tránh thì việc người chăm sóc vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc là rất cần thiết, thay băng và kiểm tra vết mổ đều cần sử dụng găng tay vô trùng, hạn chế để người bệnh tự ý chạm vào vết mổ.
Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên làm giảm kích thước u xơ tử cung an toàn
Muốn ngăn chặn triệt để U xơ tử cung cần làm được 2 việc đó là: Cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U và ngăn chặn sự nhân lên của những tế bào này. Khiến chúng nhanh chóng chết đi do không được nuôi dưỡng và không còn khả năng sản sinh thêm nữa.
Vương Bảo Phụ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược kết hợp bộ ba thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng – Mãng cầu xiêm có tác dụng tiêu diệt U xơ mạnh mẽ. Các thành phần này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U xơ. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U.
Thành phần Trâu Cổ và Cỏ phụ nữ giúp cân bằng nội tiết tố, kích thích cơ thể tự sản sinh progesterone giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu…
Nhận tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ qua tổng đài miễn cước 18001591
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung Sau Mổ Thực Hiện Như Thế Nào?
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung
Người bệnh có thể trải qua quá trình mổ u xơ tử cung nội soi hoặc mổ hở, nhưng dù là phương pháp nào thì sau khi mổ, chị em thường mất máu nhiều nên sức khỏe suy yếu, đau ê ẩm, hết thuốc gây mê gây tê thì cơn đau nghiêm trọng hơn. Vì thế thời điểm này, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách.
Mổ u xơ tử cung – Phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay
Sau khi trải qua quá trình thực hiện phẫu thuật mổ u xơ tử cung thì cơ thể người bệnh cần thời gian nghỉ ngơi, bình phục vết mổ. Để thời gian hồi phục nhanh hơn thì bạn nên có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tử cung đúng đắn và rõ ràng (bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ). Cần lưu ý những điểm sau:
Trước khi bước vào phòng mổ, tất cả mọi người đều có tâm lý chung đó là lo lắng, sợ hãi và bất an. Người nhà cần phải trấn an tinh thần cho bệnh nhân. Và sau khi mổ xong, lúc này người bệnh càng phải giữ cho tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan, tâm trạng vui vẻ. Điều này sẽ tốt cho việc điều hòa hoạt động nội tiết, nâng cao kết quả điều trị và quá trình phục hồi vết mổ sẽ nhanh chóng hơn.
Tư tưởng sau mổ u xơ tử cung nên tạo cảm giác thoải mái
2. Chú ý khâu vệ sinh sau mổ
Sau khi mổ xong thì việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ là rất cần thiết. Bước chăm sóc này có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm từ bên ngoài tấn công làm vết mổ bị nhiễm trùng. Do đó, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày 2 lần và nên dùng dung dịch phụ nữ để vệ sinh giảm khuẩn, giảm nấm. Đặc biệt, nên thay băng vệ sinh hàng ngày đúng cách 3h một lần đảm bảo tốt cho việc phục hồi vết thương sau mổ.
3. Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng đúng cách, bổ sung những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏe lại, tăng cường sức đề kháng, làm lành vết thương sau mổ u xơ tử cung.
Chế độ ăn uống sau mổ u xơ tử cung rất quan trọng
Thực phẩm nên ăn sau khi mổ u xơ tử cung
– Thức ăn loãng: Sau khi mổ, nên ăn các món loãng, mềm như soup, cháo trong vài ngày đầu tiên. Việc ăn đồ loãng, cháo loãng giúp hấp thu dễ các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và cải thiện vết thương sau khi mổ u xơ tử cung . Lưu ý, sau khi đi đại tiện được mới bổ sung thực phẩm đặc hơn.
– Nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
– Bổ sung các loại rau củ quả tươi giàu vitamin và khoáng chất giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Các loại trái cây nên ăn sau khi mổ bao gồm: Cam, bưởi, táo, nước ép cà chua, lê,…
– Ăn nhiều thực phẩm giảm viêm: Cá hồi, cá ngừ, các loại hạt (vừng, lạc, hạnh nhân…).
– Ăn ngũ cốc nguyên hạt: Có tác dụng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, cân bằng hàm lượng hormone giúp vết thương do mổ u xơ tử cung nhanh lành hơn.
Thực phẩm không nên ăn khi mổ u xơ tử cung
– Kiêng các thực phẩm kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…) vì những chất này có thể làm quá trình viêm nghiêm trọng hơn, tích độc vào cơ thể làm tổn hại vùng mổ. Đồng thời, kích thích khối u hình thành khiến u xơ tử cung có thể tái phát.
– Không ăn thịt đỏ trong 2 tuần đầu tiên vì thịt đỏ có khả năng kích thích khối u phát triển, hơn nữa còn gây nên chứng khó tiêu, dễ gây táo bón, làm việc đi đại tiện mất nhiều sức, tổn thương vết mổ.
– Kiêng ăn thực phẩm dễ gây dị ứng: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, thịt gà, nhộng tằm,… là các món ăn nên tránh vì rất dễ gây ngứa vết mổ, làm quá trình viêm nặng và lâu lành hơn. Bạn nên kiêng các thực phẩm gây dị ứng này ít nhất 1 tháng.
4. Giúp bệnh nhân vận động đi lại
Đối với các trường hợp mổ mở, giai đoạn sau mổ ngày đầu tiên: Chờ thuốc mê hết hẳn, thời điểm sau mổ này, người bệnh nên nằm một chỗ nghỉ ngơi.
Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng sau mổ u xơ tử cung
Sang ngày thứ 2 – 3, người bệnh nên cố gắng ngồi dậy, cùng sự trợ giúp của người nhà để đi lại nhẹ nhàng, nhằm tránh tình trạng dính ruột sau mổ.
Sau 1 tuần, người bệnh có thể đi lại bình thường, nhưng vẫn chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
Sau 2 tuần, người bệnh gần như phục hồi lại hoàn toàn và có thể đi làm, sinh hoạt bình thường trở lại.
Kiêng quan hệ tình dục sau khi mổ, chỉ nên quan hệ trở lại sau 5 – 6 tuần.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều sau khi mổ, tránh làm vết mổ rách ra gây chảy máu, tổn thương rộng. Tuyệt đối không nên bê vác, làm việc nặng nhọc, gắng sức gây ảnh hưởng tới vết mổ sau khi mổ 6 tháng trở lại.
Lời khuyên cho bệnh nhân sau mổ u xơ tử cung
– Hạn chế căng thẳng thần kinh, mệt mỏi làm vết thương lâu lành hơn.
– Nên tập các môn thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, hít thở nhẹ,…
– Giữ vết mổ luôn khô ráo sạch sẽ, thay băng vết mổ thường xuyên để chống nhiễm khuẩn.
– Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo sau khi mổ u xơ tử cung sẽ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nên tới bệnh viện thăm khám lại nếu xuất hiện các triệu chứng khác thường sau mổ như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới hoặc mất kinh nguyệt…
– Sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ và ngăn chặn nguy cơ tái sau mổ u xơ tử cung.
Thực tế cho thấy, rất nhiều chị em mắc phải u xơ tử cung đã áp dụng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên, vì thiếu kiến thức chăm sóc sau mổ u xơ tử cung nên nhiều người vẫn bị tái phát sau mổ. Vậy nên, các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người nên sử dụng dòng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn, có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u xơ tử cung và ngăn ngừa tái phát sau mổ hiệu quả. Theo xu hướng này, hiện nay trên thị trường có một sản phẩm thảo dược được nhiều người tin dùng đó chính là: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe .
Nga Phụ Khang hỗ trợ điều trị u xơ tử cung hiệu quả
Nga Phụ Khang có thành phần chính là , kết hợp với hoàng cầm, hoàng kỳ, khương hoàng đã mang tới hiệu quả tích cực, ức chế sự phát triển của tế bào u xơ tử cung; Làm tiêu khối u; Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u xơ tử cung hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau mổ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…; Giảm triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt; Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể…
Chia sẻ của chị Thương – Người từng bị u xơ tử cung nhưng nhờ dùng Nga Phụ Khang mà đến nay, chị đã vượt qua khối u thành công
Chuyên gia nói về Nga Phụ Khang
Nga Phụ Khang không chỉ lấy được lòng tin của người sử dụng mà còn được các chuyên gia đánh giá cao.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp, Chăm Sóc Bệnh Tại Nhà
_Tuần hoàn: – Hô hấp: – Tiêu Hóa: – Thận- tiết niệu- sinh duc: – Thần kinh: – Cơ xương khớp: – Cơ quan khác:( là các cơ quan ko thuộc các cơ quan trên, nếu ko có bệnh lý gì thì viết ( chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý)).
VD: (đây là phần nhận định cơ quan của một bệnh nhân khoa ngoại 2 viện tỉnh)
Mỏm tim đập ở khoang liên sườn V, đường giữa xương đòn trái. Mạch quay nảy đều, tần số 80 lần/phút. T1T2 đều rõ. Huyết áp 140/90 mmHg
– Thận- tiết niệu- sinh duc:
Đi tiểu bình thường, nước tiểu màu vàng nhạt. Số lượng khoảng 1500ml.
Đau vùng thái dương trái, glasgow 15 điểm Không có dấu hiệu liệt khu trú
Vết thương cung mày trái khâu 6 mũi Không có hình ảnh gẫy xương hàm dưới.
– Các cơ quan khác: chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý.
Ghi lại các kết quả cân lâm sàng bất thường ( có cả mũi tên ký hiệu là chỉ số đó là tăng hay giảm so với bình thường đối với các xét nghiệm tế bào và hóa sinh).
(Đặc trưng là chăm sóc theo triệu chứng hoặc nhu cầu cơ bản thứ tự theo vấn đề ưu tiên)
Chú ý: thông thường phần y lệnh thuốc sẽ không được đưa thành một chẩn đoán chăm sóc, các thuốc được thực hiện sẽ được viết vào phần thực hiên y lênh thuốc của từng vấn đề chăm sóc).
– Vấn đề chăm sóc (lấy trên phần chẩn đoán chăm sóc) – Lập kế hoạch CS + mục tiêu chăm sóc ( bên dưới sẽ ghi các công việc để thực hiện được mục tiêu theo thứ tự : các can thiệp điều dưỡng độc lập làm , sau đó đến y lệnh, sau đó đến theo dõi) – Thực hiện KHCS + ghi rõ giờ thực hiện và chi tiết các công việc đã làm. – Đánh giá: đánh giá vấn đề CS sau khi đã thực hiện các công việc
VD: Vấn đề chăm sóc Lập kế hoạch CS Thực hiện KHCS Đánh giá
+ Đặt tư thế – 7h: Cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao, nằm ngửa hoặc nghiêng sang một bên. Thay đổi tư thế 2h /lần + Hướng dẫn uống nhiều nước ấm ………………. + Vỗ rung ………………. ………….. – 7h: Cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao, nằm ngửa hoặc nghiêng sang một bên. Thay đổi tư thế 2h /lần……………………..
Khi làm một bản kế hoạch chăm sóc, điều dưỡng chỉ được tham khảo 3 phần trong bệnh án:
Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Trầm Cảm Nhẹ, Nặng Hiệu Quả
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân mắc chứng trầm cảm. Việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm không đơn giản nên việc xây dựng kế hoạch, áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, sẽ giúp cải thiện bệnh nhân rất tốt.
1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và rất khó để chữa trị. Việc điều trị bệnh này cần rất nhiều thời gian do đó các bạn cần lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm kết hợp với việc đưa họ đi thăm khám chuyên khoa nhận tư vấn hữu ích từ đó được lên phác đồ điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tốt nhất là bạn có thể hiểu và giúp đỡ người bệnh. Bạn có thể giúp đỡ người thân yêu của mình bắt đầu bằng cách tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm, cách nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình bị mắc bệnh. Nhưng khi bạn tiếp cận người bệnh cũng nên chăm sóc sức khỏe cảm xúc của chính mình. Suy nghĩ về nhu cầu của bản thân là một điều cần thiết. Sức mạnh cảm xúc của bạn sẽ cho phép bạn hỗ trợ liên tục cho người bạn bị trầm cảm.
1.2. Hiểu về trầm cảm ở một người bạn hoặc các thành viên trong gia đình
Bạn không thể khắc phục tình trạng trầm cảm của người khác nhưng thay vào đó bạn có thể chăm sóc và tập hiểu về căn bệnh này. Hãy luôn bên cạnh, thấu hiểu cho người bệnh, đừng cố gắng giải cứu người thân của bạn khỏi trầm cảm. Khả năng phục hồi bệnh nằm trong tay của người bệnh.
1.3. Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở người thân
Gia đình và bạn bè thường là tuyến phòng thủ đầu tiên trong cuộc chiến chống trầm cảm. Đó là lý do tại sao phải hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể nhận thấy vấn đề ở người thân bị bệnh trước khi căn bệnh trở nên trầm trọng, sức ảnh hưởng và mối quan tâm của bạn có thể thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm.
1.4. Khuyến khích bệnh nhân trầm cảm
Hãy luôn ở bên, trò chuyện, thấu hiểu, chia sẻ và khuyến khích người thân là cách tốt nhất giúp người bệnh cải thiện tinh thần, suy nghĩ và có cách nghĩ tích cực hơn trong việc điều trị, giúp quá trình phục hồi hiệu quả hơn.
1.5. Hỗ trợ điều trị với người thân
Người bệnh sẽ không thể lành bệnh nếu những người xung quanh thờ ơ, hãy luôn ở bên cạnh để hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm hiệu quả không cần thuốc với người thân vượt qua giai đoạn khó khăn này để phục hội bệnh tật.
Bên cạnh việc lập kế hoạch, nhận sự hỗ trợ của người thân thì chính bản thân bệnh nhân trầm cảm phải cố gắng để tự điều trị cho bản thân.
2.1. Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ
Cách tốt nhất để bệnh nhân trầm cảm cải thiện bệnh tình là cần phải tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Thực hiện kế hoạch điều trị của bác sĩ tốt sẽ giúp cải thiện bệnh tình rất tốt.
2.2. Tập thể dục giữ cho tinh thần thoải mái
Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm hiệu quả nhất là người bệnh phải giữ tinh thần luôn thoải mái. Người bệnh cần có một tinh thần thoải mái, một sức khỏe tốt sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Do đó người bệnh cần phải thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên, tham gia các lớp học yoga là một cách hiệu quả rất được khuyến khích.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cải thiện chất lượng bữa ăn, sử dụng các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả tươi sạch giúp người bệnh có sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
2.4. Tập điều tiết suy nghĩ
Ổn định tinh thần thần, tập điều tiết suy nghĩ, luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ là phương pháp tốt nhất mà người bệnh nên áp dụng để cải thiện bệnh trầm cảm. Mỗi lúc căng thẳng bạn có thể chủ động tìm đến những cách giúp mình tạm quên đi những sự không vui, áp lực đó như là đi du lịch ngắn ngày cùng bạn bè, hẹn hò cạ cứng ăn uống những món ngon, hợp khẩu vị,…
2.5. Tập phối hợp với người thân với kế hoạch điều trị của mình
Bên cạnh việc tư vấn và nhận sự điều trị tâm lý của bác sĩ, bản thân tự nỗ lực thì người bệnh cần có sự hỗ trợ của người thân trong kế hoạch điều trị chung. Phối kết hợp nhiều yếu tố sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt.
Bạn đang xem bài viết Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!