Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Sốt Xuất Huyết Có Tắm, Gội Đầu Được Không? mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sốt xuất huyết có được tắm gội không thường được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc tắm rửa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu kiêng cữ tuyệt đối thì không phải là giải pháp hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết bạn cần hiểu rõ bệnh sốt xuất huyết là gì, căn bệnh này có thực sự nguy hiểm không.
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Do lúc này thời tiết nắng nóng cùng với mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển mạnh.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là những cơn sốt cao trên 38 độ C và dưới da có các đốm đỏ li ti, nếu làm xét nghiệm máu có thể thấy chỉ số tiểu cầu hạ. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 – 40 độ C, người bệnh còn có cảm giác cơ thể mệt mỏi kéo dài, đau khắp cơ thể, đau đầu, đau khớp,…
Trong trường hợp bệnh kéo dài trên 3 ngày thường các triệu chứng nặng bắt đầu xuất hiện. Một số loại virus sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể. Và đây cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế cần nhất để được điều trị kịp thời.
Trở lại với vấn đề “Bị sốt xuất huyết có tắm gội đầu được không?”. Các chuyên gia hàng đầu cho biết, khi bị sốt xuất huyết, một số đối tượng thường kiêng tắm hoàn toàn để phòng bệnh trở nặng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ lo ngại việc vệ sinh cá nhân cho trẻ sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm nước và gia tăng cơn sốt. Tuy nhiên, tắm gội là một trong những “công việc” mà mỗi người phải thực hiện mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, tuyến mồ hôi bám trên da. Một số đối tượng sẽ không chịu nổi nếu không tắm, gội đầu mỗi ngày.
Đối với các đối tượng bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường mà không nhất thiết phải kiêng cữ tuyệt đối. Thực chất, việc vệ sinh thân thể hằng ngày không chỉ loại bỏ các tác nhân có hại bám trên da mà còn mang lại sự thoải mái, thư giãn, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được tắm với nước ấm, tắm trong phòng kín và không nên tắm quá lâu. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, người bệnh nên hạn chế việc gội đầu để tránh làm thành tĩnh mạch giãn mạnh. Lúc này, người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.
Ngoài ra, trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh. Bởi hành vi kỳ cọ hay chà sát mạnh có thể gây ra tình trạng chảy máu dưới da hoặc trong cơ. Điều này cực nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
Người bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi tắm, gội đầu?
Như vừa mới đề cập, các đối tượng bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa hay gội đầu bình thường và không nhất thiết phải kiêng cữ tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh cá nhân, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Sử dụng khăn bông mềm để kỳ cọ cơ thể nhẹ nhàng. Không nên chà sát quá mạnh để phòng tránh tình trạng chảy máu dưới da, nhất là vùng bụng, đùi, hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay,…;
Chỉ được tắm với nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tắm gội đầu. Bởi nước quá lạnh có thể gây có mạch máu ngoài da và làm giãn mạch nội tạng, thậm chí khiến bệnh tình trở nên xấu hơn. Trong khi đó, nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, nguy hiểm hơn có khả năng gây bỏng cao;
Người bệnh tắm càng nhanh càng tốt. Hạn chế tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước;
Tuyệt đối không được đi ngủ khi tóc còn ẩm vì điều này rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh;
Cần nhanh chóng lau khô cơ thể và cả đầu để nước không ngấm vào cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thì nên kiêng tắm gội hoàn toàn. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên lau nhẹ người bằng khăn sạch hoặc khăn ấm. Bởi vì lúc này cơ thể của trẻ rất yếu, làn da cũng có thể bị thay đổi khi mắc bệnh. Đồng thời, mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi nhưng vẫn đảm bảo độ ấm.
Một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết
Thường xuyên đo thân nhiệt của người bệnh để theo dõi tình trạng bệnh tình cũng như phát hiện sớm các diễn tiến bất thường;
Để hạn nhiệt độ cơ thể, bạn nên dùng khăn mát lau toàn cơ thể. Nếu cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng khăn mát để đặt lên trán, nách hay bẹn để hạ sốt;
Nên mặc quần áo thoáng mát làm từ chất liệu cotton hút ẩm. Tránh mặc các trang phục quá bó sát cơ thể bởi chúng sẽ gây cản trở trong việc thoát mồ hôi;
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh khi chưa có sự đồng ý từ phía bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là thuốc Aspirin, Ibuprofen,… Đối với trường hợp bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng thuốc Paracetamol. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38, 5 độ C;
Uống đủ lượng nước để cân bằng điện giải cơ thể. Nếu cần thiết, người bệnh có thể bổ sung nước Oresol;
Người bệnh nên cố gắng ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu có cảm giác chán ăn, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và được chế biến thành món ăn ở dạng lỏng, mềm và dễ nuốt;
Vào những ngày mưa nhiều hoặc môi trường ẩm thấp, muỗi sẽ xuất hiện với số lượng lớn, để phòng bệnh trở nặng, người bệnh nên giăng mùng để ngủ;
Thăm khám bệnh tại cơ sở uy tín nếu có cảm giác bất ổn về bệnh tình của bản thân.
Ngoài lề – Sốt xuất huyết cần kiêng cữ những gì?
Mặc dù người bị sốt xuất huyết không hoàn toàn kiêng tắm gội đầu nhưng cũng có những trường hợp cần tắm nhanh và không ngâm người trong nước quá lâu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng cữ thêm một số vấn đề khác để phòng bệnh trở nặng cũng như hỗ trợ khôi phục sức khỏe được nhanh chóng. Người bệnh cần lưu ý không nên làm những điều sau:
Không tùy tiện dùng thuốc hạ sốt khi chưa có sự cho phép: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt. Bởi hai loại thuốc này có thể khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn có thể tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc để hạ sốt, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng;
Kiêng đồ uống ngọt, đồ uống chứa nhiều gas: Một số đồ nước ngọt như mật ong, đường tự nhiên, nước soda,… được các chuyên gia khuyến cáo không nên cho người bị sốt xuất huyết sử dụng. Việc tiêu thụ một lượng đường lớn sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn. Lúc này, bệnh càng trở nặng và lâu khỏi;
Kiêng ăn đồ ăn cay nóng: Khi bị bệnh sốt xuất huyết, sức đề kháng của người bệnh có thể bị hao hụt đi phần nào. Việc ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không chỉ khiến cơ thể bị đè nặng mà còn khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn và lâu khôi phục;
Kiêng ăn các thực phẩm có màu đen, đỏ và nâu: Khi ăn các thực phẩm có màu sẫm trong lúc bị sốt xuất huyết có thể khiến cho phân của người bệnh bị nhuộm màu tối. Điều này sẽ khiến người bệnh khó phân biệt sự xuất hiện của máu đối với trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa;
Kiêng các thực phẩm chứa chất kích thích: Thực phẩm chứa nhiều caffeine, thuốc lá, rượu, bia hay đồ uống có cồn khác là những thứ mà người bị sốt xuất huyết cần tránh nếu mong muốn bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết cho thấy người bị sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, nên tắm gội đầu được hay không còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để được làm rõ thắc mắc.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn chưa biết: Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ai cũng nên biết
Bị Sốt Xuất Huyết Có Được Gội Đầu Không?
08:15 30 Tháng Mười Hai, 2018
Tác giả : Như Bích
Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương
Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào?
Sốt xuất huyết là một bệnh lý do virus Deugue gây ra. Trong đó, muỗi vằn là vật chủ trung gian làm lây bệnh từ người này qua người khác. Bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch nếu như không biết cách phòng chống bệnh.
Các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình thể nhẹ và thể nặng
Các chuyên gia y tế cho biết, muỗi vằn chính là tác nhân gây ra sốt xuất huyết. Khi muỗi vằn mang trong mình mầm bệnh. Nếu bạn vô tình để bị đốt, thì virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể bạn. Sau khoảng 4-5 ngày, các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện. Cụ thể như:
Sốt xuất huyết thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%). Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Xuất hiện các vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Sốt xuất huyết có được gội đầu không? – Sốt xuất huyết có nên tắm không?
Những cơn sốt cao, kèm triệu chứng giảm sốt, khiến cho cơ thể toát nhiều mồ hôi. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt. Hơn nữa, sốt xuất huyết không phải 1, 2 ngày là khỏi. Bệnh thường kéo dài 1 tuần thậm chí 2 tuần.
Vậy sốt xuất huyết có được gội đầu không? – Sốt xuất huyết có nên tắm không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết thì không nên gội đầu. Cũng không nên tắm.
Lý giải về nguyên nhân không nên gội đầu và tắm rửa khi bị sốt xuất huyết. Các bác sĩ cho biết, khi mắc sốt xuất huyết, cơ thể bị sốt cao. Đây là lúc người bệnh cần tránh tiếp xúc với nước. Nhất là nước lạnh.
Người bệnh chỉ nên lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh để tắm gội. Bởi nếu gội đầu hoặc tắm, dễ làm co mạch ngoài da. Đồng thời giãn mạch trong nội tạng. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân.
Bị sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus. Nên chúng ta có thể thấy biểu hiện đầu tiên và điển hình nhất của bệnh là sốt. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, sốt thành cơn hoặc có khi có những cơn rét run.. Nhiệt độ cơ thể bệnh có thể đạt đến 39 đến 40 độ C.
Nếu như bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ, dưới khoảng 38 độ C. Và không có biểu hiện gì lạ thì người thân chưa cần đưa đi khám bác sỹ. Chỉ cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi và chăm sóc ở nhà.
Bị sốt xuất huyết có kiêng gió không? Câu trả lời là có. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên hạn chế tiếp xúc với gió ngoài trời. Để tránh bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có thể để lại di chứng nặng nề, không ngờ tới.
Sốt xuất huyết khi nào khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu tình trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như: hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).
Tuy nhuên, nếu trong quá trình chăm sóc nếu thất bệnh nhân có điều gì bất thường. Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và sự can thiệp của bác sĩ.
Mắc sốt xuất huyết cần làm gì?
Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
Nằm nghỉ ngơi.
Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.
Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
Dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp những câu hỏi xoay quanh bệnh sốt xuất huyết như: bị sốt xuất huyết có được gội đầu không? Có được tắm không? Sốt xuất huyết khi nào khỏi? Hi vọng rằng bài viết đã giúp ích được cho bạn đọc.
Bị Sốt Xuất Huyết Có Phải Kiêng Tắm Gội Không?
Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Bệnh diễn biến phức tạp và dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi Aedes aegypti đốt. Biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết là bệnh nhân bị sốt cao và có các đốm xuất huyết dưới da, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu hạ.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sốt 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau khớp, đau đầu… Từ ngày 3-7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng bắt đầu xuất hiện. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể… Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết với nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nếu thấy người bệnh biểu hiện bất thường, cần đưa tới bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.
Sốt xuất huyết có nên kiêng tắm gội?
Khi bị sốt xuất huyết, một số bệnh nhân thường kiêng tắm gội vì cho rằng việc này sẽ làm bệnh thêm nặng. Đặc biệt là với nhiều trẻ nhỏ sức khỏe yếu, bố mẹ lo lắng không dám tắm cho con vì sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn.
Theo TS. Bác sĩ Lê Ngọc Triều ( BVĐK Phương Đông), người bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Thực chất, việc vệ sinh thân thể hàng ngày còn giúp cho cơ thể người bệnh thoải mái, có lợi cho điều trị và hồi phục. Người bệnh chỉ cần lưu ý tắm nước ấm, phòng tắm phải kín gió và không tắm quá lâu. Nếu hạ tiểu cầu nhiều, cần tránh kỳ cọ mạnh do có thể gây xuất huyết dưới da hoặc trong cơ rất nguy hiểm.
Người bệnh cần lưu ý gì khi tắm gội?
Bệnh nhân cần lưu ý không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu. Nhiệt độ nước tắm ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là phụ nữ tóc dày, nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu. Không đi ngủ khi tóc còn ẩm vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.
Từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu… sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau.
Vì vậy, trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm giãn thành mạch khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. TS. Bác sĩ Lê Ngọc Triều khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng, nên tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh vì sẽ khiến mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, làm tăng nguy cơ tử vong.
Như vậy, người bị sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên nên tắm gội hay không còn tùy thuộc từng trường hợp nặng nhẹ và giai đoạn của bệnh. Tắm gội trong thời gian bệnh sẽ không có hại nếu làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh, bạn có thể liên hệ 19001806.
Sốt Xuất Huyết Có Tắm Được Không? Những Lưu Ý Khi Điều Trị
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh buộc phải kiêng nhiều thứ để quá trình điều trị thuận lợi. Sốt xuất huyết có tắm được không trở thành mối băn khoăn lớn của người bệnh. Xung quanh vấn đề này tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, vậy thực hư ra sao?
Sốt xuất huyết có tắm được không?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, giai đoạn nặng có thể gây suy giảm tiểu cầu và bạch cầu, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vì bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường nên việc kiêng kỵ trong sinh hoạt và ăn uống là điều bắt buộc để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Cũng chính vì lý do đó nên sốt xuất huyết có tắm được không trở thành mối bận tâm lớn của người bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn yếu, việc tắm không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người bị sốt xuất huyết vẫn tắm bình thường
Theo các chuyên gia, người bệnh bị sốt xuất huyết có thể tắm rửa bình thường, không cần kiêng. Việc kiêng cữ quá mức còn là nguyên nhân khiến cơ thể phát sinh vi khuẩn làm bệnh chậm hồi phục. Tuy nhiên, tắm như thế nào cho đúng là điều mà người bệnh cần nắm được.
Người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi tắm?
+ Không tắm bằng nước quá nóng, không ngâm người trong nước quá lâu.
+ Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh vì sẽ làm co mạch ngoài da nhưng làm giãn mạch trong nội tạng. Đây là nguyên nhân dẫn tới tử vong.
+ Khi bị sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, nên tránh kỳ cọ mạnh sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ rất nguy hiểm.
+ Với bệnh nhân nữ, nếu gội đầu cần sấy khô nhanh chóng để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
Người bị sốt xuất huyết không được tắm nước lạnh
Sốt xuất huyết có tắm được không? Người bệnh có thể tắm rửa bình thường nhưng trong thời gian này nên hạn chế tắm gội để ngăn ngừa thành mạch giãn mạnh. Cách tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm lau người và vệ sinh cá nhân.
Lưu ý cần biết khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Tắm hay không tắm chỉ là một trong rất nhiều vấn đề cần lưu tâm khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, còn nhiều lưu ý khác mà người chăm sóc cần nắm được để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Điển hình là:
+ Chế độ dinh dưỡng: Trong khi cơ thể người bệnh còn nhiều mệt mỏi, hệ tiêu hóa kém, nên cho ăn những món dễ nuốt như cháo, súp. Có thể nấu cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác như: thịt bò, thịt gà, lươn…
Bên cạnh đó, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Một trong những thứ không thể thiếu đó là nước. Do sốt cao, mất nước nên người bệnh cần được bù nước liên tục. Đối với trẻ nhỏ nên cho uống nhiều nước oresol để bù điện giải.
Tăng cường bổ sung nước cho người bệnh
+ Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của người bệnh để kịp thời xử lý trong trường hợp sốt cao.
+ Khi bị sốt nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể để hạ thân nhiệt.
+ Người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
+ Tránh sử dụng các loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây hiện tượng xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ.
Phòng ngừa sốt xuất huyết khi dịch vào mùa
Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường là thời điểm “vàng” cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Để phòng ngừa bệnh, mỗi gia đình nên thực hiện những điều sau:
+ Các dụng cụ chứa nước cần được đậy kín để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Diệt loăng quăng bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy
+ Thường xuyên lau rửa các dụng cụ chứa nước, vệ sinh môi trường, thu gom chai lọ, rác thải…
+ Mặc quần áo dài tay khi nhà có nhiều muỗi.
+ Khi đi ngủ cần mắc màn để tránh muỗi đốt.
+ Sử dụng bình xịt muỗi, hương muỗi hoặc các thiết bị điện vợt muỗi…
Bạn đang xem bài viết Khi Sốt Xuất Huyết Có Tắm, Gội Đầu Được Không? trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!