Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Quát U Xơ Tử Cung Bệnh Học Chi Tiết Nhất mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày đăng : 22-09-2018 – Lượt xem : 759
KHÁI QUÁT U XƠ TỬ CUNG BỆNH HỌC
1. Định nghĩa u xơ tử cung bệnh học
U xơ tử cung chính là khối u lành tính nằm ở cổ tử cung. Nó có tên gọi u xơ tử cung bởi vì được cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung phụ nữ. Cơ chế bệnh phát sinh có nhiều giả thuyết chỉ ra rằng do tình trạng tăng cường estrogen dẫn đến phát sinh.
2. Phân loại u xơ tử cung bệnh học
Đối với phân loại u xơ tử cung bệnh học thì căn cứ vào vị trí kích thước của khối u nằm trên thành tử cung sẽ chia thành 3 loại đó là:
U xơ tử cung dưới niêm mạc: Đây chính là tình trạng u xơ phát triển ở lớp cơ tử cung và lớn lên về phía niêm mạc từ đó làm thay đổi hình dạng của buồng tử cung. Đồng thời cũng có dạng khối u dưới niêm mạc phát triển thành u có cuống thò dài ra trúng âm đạo. Trong trường hợp này rất dễ dẫn đến bị nhiễm khuẩn và gây chảy máu.
Có nhiều dạng u xơ tử cung khác nhau
U xơ tử cung là u kẽ: Theo u xơ tử cung bệnh học thì u kẽ chính là tình trạng u phát triển trong lớp tử cung và nó phát triển rất nhanh. Vì vậy khi phát triển quá to sẽ gây biến dạng hình thể tử cung cũng như khiến chèn ép các tạng bên trong tiểu khung.
U dưới phúc mạng: Đồng thời cũng theo u xơ tử cung bệnh học thì u dưới phúc mạc chính là phần u phát sinh ở lớp cơ tử cung và phát triển về phía phúc mạc. Loại u này phát triển chậm và có cuống dài hoặc là nằm lọt vào giữa hai lá phúc mạt của dây chằng. Chính điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và phẫu thuật bệnh.
3. Triệu chứng u xơ tử cung bệnh học
Theo u xơ tử cung bệnh học thì nếu xét về triệu chứng cơ năng sẽ bao gồm:
Ra huyết: Đây chính là triệu chứng quan trọng nhất và nó xuất hiện trước tiên. Ban đầu thì huyết ra ở dạng rong kinh và sau đó cường kinh và dần dần dẫn đến tình trạng băng huyết khi chu kì kinh bị rối loạn.
Ra khí hư: Triệu chứng tiếp theo của u xơ tử cung bệnh học đó chính là tình trạng khí hư ra nhiều theo từng đợt. Đôi khi lẫn mủ và có mùi hôi bởi vì lúc đó đã xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn.
Theo u xơ tử cung bệnh học nếu xét về sự chèn ép của khối u thì:
Nếu như khối u phát triển quá to thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tức bụng dưới cũng như vùng hạ vị.
Nếu như khối u phát triển ra phía trước thì sẽ chèn ép vào bàng quang từ đó gây tình trạng tiểu nhiều lần hoặc cũng có thể là bí tiểu.
Nếu như khối u phát triển tại eo của tử cung hoặc nằm trong dây chằng rọng thì sẽ gây chèn ép tại khu vực niệu quản. Từ đó khiến ứ nước bể thận.
Cần sớm điều trị bệnh u xơ tử cung
Nếu như khối u phát triển ra phía sau và chèn ép vào trực tràng thì sẽ dẫn đến tình trạng táo bón hoặc là cảm giác đau khi đi đại tiện. Ngoài ra thì còn chèn ép vào đám rối thần kinh thắt lưng khiến cho bệnh nhân bị đau âm ỉ tại vùng thắt lưng và lan rộng đến đùi.
Ngoài ra thì bệnh nhân còn bị đau bụng do tử cung tăng co bóp.
Theo như triệu chứng toàn thân thì u xơ tử cung bệnh học sẽ gây nhiều triệu chứng như là:
Giai đoạn đầu huyết ra ít.
Giai đoạn sau thì sẽ thấy kinh nguyệt kéo dài từ đó gây tình trạng thiếu máu, da xanh nhợt và mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Theo như triệu chứng thực thể thì u xơ tử cung bệnh học sẽ có những triệu chứng đó là:
Sờ nắn qua thành bụng thấy khối u ở vùng hạ vị.
Nếu khám tại khu vực âm đạo thì sẽ thấy nhiều triệu chứng như là tử cung to chắc, bề mặt tử cung bị biến dạng lồi lõm, buồng tử cung sâu hơn bình thường.
4. Cách chữa u xơ tử cung bệnh học
Bệnh nhân cần tìm đến phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn khám và theo dõi. Tùy theo tình trạng bênh lý, tùy theo lứa tuổi và nguyện vọng người bệnh mà tư vấn sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau như là:
Nạo cầm máu.
Phẫu thuật.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Phác Đồ Điều Trị U Xơ Tử Cung Chi Tiết
U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là khối u lành tính, chúng có nguồn gốc từ cơ trơn của tử cung. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, độ tuổi thường gặp 35-50. Có nhiều kích thước khối u xơ tử cung, tuy nhiên kích thước khối u thường gặp khoảng dưới 15cm.
Bệnh u xơ U xơ tử cung thường ít có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng, tuy nhiên khi khối u lớn, chúng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau do chèn ép và vô sinh.
Thế nào là phác đồ điều trị u xơ tử cung
Phác đồ điều trị bệnh là trình tự các thao tác điều trị bệnh được vạch sẵn, lên kế hoạch sẵn. Đây là một tài liệu đã được tóm tắt, sơ đồ hóa nhằm cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ của từng bước xử lý và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại bệnh, từng giai đoạn bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân mà có thể có nhiều phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Hoặc tùy theo sự phức tạp của bệnh mà một bệnh có thể có nhiều phác đồ điều trị khác nhau hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả thăm khám, chuẩn đoán bệnh của đội ngũ bác sĩ
Khác với hướng dẫn điều trị bệnh do bộ Y tế ban hành. Phác đồ điều trị bệnh mang tính cá nhân đối với từng người bệnh khác nhau mỗi bệnh nhân có thể có nhiều phác đồ điều trị cho từng căn bệnh khác nhau.
Phác đồ điều trị bệnh u xơ tử cung theo tài liệu của Bộ Y tế “Hướng dẫn lâm sang xử trí u xơ tử cung” được là việc dựa vào kết quả thăm khám, chuẩn đoán tử cung để đưa ra phương pháp điều trị với từng người bệnh riêng biệt.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung bằng UPA- Điều trị nội khoa
Điều trị u xơ tử cung bằng UPA là gì?
Phác đồ điều trị u xơ tử cung bằng UPA hay còn gọi là phác đồ điều trị bằng nội khoa. Điều trị nội khoa chiếm đa số trong các trường hợp điều trị u xơ tử cung bởi tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc u xơ tử cung tương đối cao. Việc điều trị u xơ bằng nội khoa hạn chế việc tác động đến tử cung của người phụ nữ và giữ nguyên cơ hội được có thai và sinh con đặc biệt ở những phụ nữ chưa có con bao giờ và khát khao được làm mẹ.
Điều trị u xơ tử cung UPA là việc sử dụng thuốc giúp điều hòa thụ thể progesterone được chọn lọc. Lựa chọn thuốc Ulipristal Acetate (UPA) với mục đích làm tăng chết tế bào theo lập trình (apoptosis) và làm giảm mô nền trong khối u nên ít tái phát sau khi ngưng thuốc.
UPA không có tác dụng trên sợi cơ bình thường của khối u và không ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng
Bệnh nhân có khối u xơ tử cung chưa có triệu chứng:
Khi mắc u xơ tử cung mà không có triệu chứng thì chưa cần điều trị chỉ cần theo dõi các triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường và thăm khám xem khối u có chèn ép lên bộ phận khác hay không. Với những phụ nữ đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cần theo dõi sát sao tiến triển chuyển sang ác tính, nhất là khi khối u có mức tăng trưởng kích thước nhanh.
Bệnh nhân cần thăm khám theo định kì 6 tháng/ lần. Khi nghe tư vấn bác sĩ nên đánh giá kĩ các triệu chứng lâm sàng và siêu âm sự phát triển của khối u.
Bệnh nhân mắc u xơ tử cung có triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường nặng hoặc chèn ép nặng
Với triệu chứng xuất huyết nặng hoặc có sự chèn ép nặng nhất là ở những phụ nữ lớn tuổi- trung niên. Nếu đã có đủ con, nên cân nhắc chỉ định phẫu thuật sau khi tư vấn kĩ về các thuận lợi và nguy cơ của từng biện pháp điều trị. Ngoài ra để bệnh nhân chuẩn bị tâm lý sẵn và có sự lựa chọn rõ ràng đồng thời được cam kết bằng văn bản.
Nếu bệnh nhân trong trường hợp có u xơ tử cung loại L0, L1, L2 cần điều trị bằng nội khoa để chấm dứt xuất huyết, tiến hành nội soi buồng tử cung, cắt các khối u. Trường hợp bệnh nhân chưa cần có thai ngay, có thể đặt dụng cụ tử cung có chứa progestin (levonorgestrel) để ngăn chặn dính buồng tử cung và tái phát triệu chứng.
Bệnh nhân mắc xơ tử cung chưa có những triệu chứng nặng
Bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị nội khoa ngay, kể cả các trường hợp đa nhân xơ hay nhân xơ to, loại L3.
➤ Có thể bạn muốn đọc: Những triệu chứng bệnh nhân u xơ tử cung thường gặp
Bước 1:
Khám tổng thể bệnh nhân
Chụp chiếu, xét nghiệm chức năng gan trước khi cho sử dụng UPA
Trường hợp bệnh nhân có AST và/hoặc ALT tăng gấp 2 lần giá trị cao bình thường, không cho sử dụng phương pháp điều trị nội khoa
Bước 2:
Uống UPA 5 mg, mỗi ngày 1 viên x 3 tháng một đợt.
Khi đã điều trị, vẫn tiến hành xét nghiệm chức năng gan mỗi tháng một lần, nếu AST và/hoặc ALT tăng gấp 2 lần, ngưng sử dụng. Sau 13 tuần, ngưng sử dụng điều trị và xét nghiệm lại chức năng gan sau khoảng 2-3 tuần.
Bước 3:
Kiểm tra chức năng gan bình thường, cho uống tiếp đợt 2 sau khi đã nghỉ sử dụng thuốc 2 tháng. Liều lượng sử dụng và tiến hành theo dõi như bước 2
Bước 4:
Sau khi khám lại, nếu thấy cần thiết, có thể cho bệnh nhân uống thêm 4-8 đợt. Hai đợt cách nhau 2 tháng
Những đợt sau chỉ cần xét nghiệm trước và sau mỗi đợt điều trị
Có thể sử dụng với những bệnh nhân trước phẫu thuật để làm nhỏ đi khối u xơ tử cung và cũng làm giảm tình trạng thiếu máu
Biện pháp này có thể sử dụng lâu dài
Điều trị nội khoa có thể thay phẫu thuật nhất là với những phụ nữ sắp đến giai đoạn mãn kinh, vẫn đang mong muốn có con, biện pháp nội khoa đáp ứng nguyện vọng giữ tử cung một cách an toàn cho hầu hết bệnh nhân.
Chú ý khi áp dụng dụng phác đồ điều trị UPA
Điều trị u xơ tử cung bằng UPA- điều trị nội khoa ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, chính vì vậy cần phải kiểm tra xét nghiệm tính năng gan trước khi áp dụng điều trị.
Một số tác dụng phụ khi điều trị: Nhức đầu, đau bụng, căng ngực sau 1 – 2 ngày bắt đầu dùng thuốc.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung bằng UPA có tác dụng giảm chỉ định phẫu thuật cắt tử cung khoảng 50% trong những ca điều trị.
Sau khi điều trị bệnh nhân có thể tiếp tục mang thai và sinh con.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung L2-L5
Điều trị u xơ tử cung L2-L5 là gì?
U xơ tử cung L2-L5 là những khối u có vị trí nằm đặc biệt ở dưới niêm và dưới thanh mạc (<50% nằm trong lòng tử cung và <50% lỗi ra dưới thanh mạc, hướng vào ổ bụng). Đây là những vị trí
đặc biệt nguy hiểm vì khi điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tử cung của người bệnh.
Vì vị trí đặc biệt của khối u xơ tử cung L2-L5 cho nên phác đồ điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp ngoại khoa sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn, giúp bảo vệ tử cung trước khi khối u phát triển với kích thước quá lớn.
Phác đồ điều trị u xơ tử cung L2-L5 thường dành cho những phụ nữ đã sinh đủ con và không muốn sinh thêm con nữa
Những bệnh nhân đã sử dụng điều trị UPA- điều trị nội khoa nhưng không mang lại nhiều kết quả
Những chị em có kích thước khối u khá lớn, chèn ép mạnh tới các bộ phận khác trong ổ bụng gần đó
Khám và xét nghiệm tử cung một cách tổng quan để xác định u xơ xuất hiện ở vị trí nào. Thì áp dụng 2 phác độ điều trị cụ thể như sau:
Trường hợp chị em vẫn mong muốn có con
Khi tiến hành điều trị 2-3 đợt UPA (3 tháng /đợt), sau khi theo dõi diễn biến của tử cung, nếu tử cung đã về trạng thái bình thường thì dừng điều trị và có thể mang thai bình thường.
Bước 1:
Bước 2:
Sau khi điều trị bằng UPA, nếu kết quả điều trị không đạt hiệu quả, thể tích và kích thước khối u vẫn chưa thuyên giảm thì tiến hành bóc nhân xơ tử cung để loại bỏ hoàn toàn khối u xơ tử cung ra khỏi thành tử cung, giúp bảo vệ tử cung trước khi khối u xơ L2- L5 phát triển quá lớn.
Trường hợp phụ nữ đã sinh đủ con hoặc lớn tuổi
Sau khi điều trị bằng UPA sau 2 – 3 đợt, xét nghiệm lại không có hiệu quả đồng thời kích thước khối u còn tăng lên, và xuất hiện xuất huyết tử cung bất thường không giảm.
Bước 1:
Bước 2:
Sử dụng phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung hoặc cắt bỏ hoàn toàn tủ cung người bệnh.
Trong trường hợp này, bệnh nhân không móng muốn có con nữa nhưng bác sĩ vẫn sử dụng điều trị UPA mà không áp dụng phương pháp phẫu thuật ngay bởi khi cắt đi một bộ phận của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Chú ý khi áp dụng dụng phác đồ điều trị u xơ L2-L5
Khối u xơ tử cung L2- L5 là vị trí nhạy cảm rất khó điều trị. Nếu sử dụng phương pháp ngoại khoa sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em phụ nữ, nhất là những chị em vẫn mong muốn có con
Sau khi phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung, bác sĩ khuyên 1-2 năm sau mới nên tiến hành mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ chưa hoàn toàn bình phục.
Bệnh nhân có thể lắng nghe tư vấn và tham gia vào việc quyết định phẫu thuật hay không? Nhưng bác sĩ cần giải thích rõ ràng, đầy đủ mặt được và mất cho bệnh nhân hiểu
☘ U Xơ Tử Cung Bệnh Học ☘ An Phụ Khang
Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác nhất về nguyên nhân u xơ tử cung là gì?
Tuy nhiên, phần đa ý kiến cho rằng rất có thể khối nhân xơ hay u nang hình thành do sự tăng trưởng estrogen quá mức ở nữ giới.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng “góp phần” gây nên căn bệnh u xơ/ nhân xơ tử cung như:
Bác sĩ Ngọc Bích – Trưởng khoa sản II, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ về bệnh u xơ tử cung
Tùy vào vị trí và bản chất của u xơ/ nhân xơ tử cung có thể phân loại căn bệnh này như sau:
Loại u xơ tử cung này là căn nguyên gây nên tình trạng rong kinh ở nữ giới dù kích thước lớn hay nhỏ. Do u phát triển trong nội mạc tử cung – cạnh tranh vị trí mà bào thai bám vào để sinh trưởng – nên rất dễ dẫn đến sảy thai, vô sinh.
Đây là loại u xơ gây:
Điều này được lý giải là do u phát triển ở lớp thanh mạc tử cung nhưng hướng ra ngoài gây chèn ép niệu quản và bàng quang.
Được chia ra làm 2 loại là u xơ thành trước tử cung và thành sau tử cung.
U xơ/ nhân xơ thành trước tử cung cũng gây nên tình trạng bí tiểu, đau rát tương tự như u xơ dưới thanh mạc nhưng (do u phát triển quá lớn, to gồ lên ở ổ bụng và chèn ép bàng quang).
Trong khi đó, u xơ sau thành tử cung lại gây đau lưng, táo bón, đại tiện khó khăn,… (do khối u chèn ép đại tràng và cột sống lưng).
Gây khó khăn cho việc mang thai và sinh con, do khối u chắn ngay trên đường trứng di chuyển xuống tử cung để làm tổ và chèn ép vào các tạng xung quanh.
Khối u mọc về hướng âm đạo dưới dạng polyp, gây đau rát hoặc ra máu sau khi quan hệ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến “cuộc yêu”.
Là loại u xơ tử cung mà chị em phụ nữ dễ mắc phải nhất hiện nay.
U được mọc tách ra khỏi tử cung nhưng vẫn còn kết nối với tử cung qua một cuống nhỏ dễ gây xoắn. Khối u xoắn vỡ có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ bụng …
U mọc ở thành tử cung và có nhiều nhân làm tử cung to lên, bị biến dạng dẫn đến tình trạng:
Kinh nguyệt, không đều: rong kinh, rong huyết, gây cường kinh, gây chậm kinh
Phụ nữ mang thai dễ bị sinh non, sảy thai.
U xơ tử cung thường gặp ở lứa tuổi nào là điều mà ai cũng quan tâm, đặc biệt là nữ giới. Ở từng độ tuổi khác nhau nguy cơ mắc bệnh cũng cao thấp khác nhau.
– Độ tuổi từ 16 – 30: Khả năng mắc u xơ tử cung ở nhóm tuổi này thấp, ít phổ biến, tuy nhiên vẫn không thể chủ quan. Đặc biệt là giai đoạn nội tiết rối loạn ở tuổi dậy thì.
– Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (thường từ 30 tuổi trở lên)
Độ tuổi này có nguy cơ mắc u xơ tử cung khá cao. Trường hợp, phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị u nhân xơ tử cung sẽ cực kỳ nguy hiểm vì rất dễ dẫn đến sảy thai, sinh non, khó sinh, dị tật ở thai nhi,…
Ngoài ra những chị em phụ nữ bị béo phì ở độ tuổi trung niên cũng dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
Sau khi sinh, các khối u trong giai đoạn mang thai có thể tiêu biến hoặc vẫn tồn tại ở tử cung.
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, sau mãn kinh: vẫn có thể mắc bệnh nhưng không nguy hiểm vì khối u có xu hướng teo nhỏ lại và tiêu biến do ít chịu ảnh hưởng của estrogen. Tuy nhiên nếu khối u vẫn tiếp tục phát triển thì rất dễ dẫn tới nguy cơ ung thư.
Trong y khoa, cơ chế bệnh sinh của u xơ tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng “thủ phạm” chính là tăng cao hormone estrogen .
Khối u thường phát triển ở thời kỳ sinh sản ở nữ giới. Một người có thể có một hoặc nhiều u xơ. Khối u xơ có thể chiếm toàn bộ tử cung, thậm chí tăng trưởng to ra cả ổ bụng.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản dễ mắc u xơ tử cung
Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, nội tiết tố estrogen bị suy giảm nên u xơ thường nhỏ lại và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
U xơ tử cung thường xuất hiện khá âm thầm ở giai đoạn đầu nên rất nhiều chị em phụ nữ vẫn không biết mình mắc bệnh do không có biểu hiện gì rõ ràng.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết được căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu thường gặp sau:
Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường, gây rong kinh (rong huyết), cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều), chậm kinh, khí hư ra nhiều và có mùi hôi,…
Đau tức vùng hông – lưng gây khó chịu.
Táo bón, bí tiểu, đi tiểu gây đau rát,…
Đau bụng dưới (vùng dưới rốn): đau âm ỉ, kéo dài từng cơn, có thể liên tục hoặc ngắt quãng kèm theo nặng bụng, đau vùng xương chậu.
Đau rát khi quan hệ tình dục và sau khi quan hệ bị ra máu.
Khó thụ thai, hiếm muộn
Có thể dùng tay sờ nắn được khối u dưới ổ bụng.
Đau bụng dưới là triệu chứng u xơ tử cung
Biến chứng của u xơ tử cung có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, thậm chí gây tử vong. Một số biến chứng như sau:
Thoái hóa/Vôi hóa: Khi u xơ phát triển nhanh chóng với kích thước lớn có thể bị vôi hóa hoặc vỡ ra gây nhiễm trùng kéo theo thoái hóa, hoại tử. Ngoài ra, trong quá trình cắt bỏ u xơ, nếu dụng cụ y tế chưa được vô khuẩn khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương cũng gây nhiễm trùng, hoại tử.
Bị vỡ: do phát triển quá nhanh, kích thước u lớn.
Bác sĩ Ngọc Bích chia sẻ về nguyên nhân, biến chứng và giải pháp cho bệnh u xơ tử cung
Sảy thai/ sinh non: phụ nữ mang bầu bị u xơ tử cung khá nguy hiểm vì nguy cơ cao sẽ bị sảy thai vì lúc này cơ tử cung thường kém đàn hồi, rối loạn co bóp do mất cân bằng nội tiết.
Vô sinh hiếm muộn: Khối u nhân xơ tử cung to làm rối loạn sự co bóp của cơ trơn tử cung, gây khó khăn trong việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng. Hoặc khi thụ tinh gây cản trở khi hợp tử di chuyển và không bám được vào niêm mạc tử cung để phát triển thành phôi thai. Nhìn chung, dù khối u nằm ở vị trí nào cũng sẽ gây khó khăn cho việc mang thai.
Nhiễm khuẩn tại khối u hoặc cơ quan lân cận khác biểu hiện là:
Sốt, xét nghiệm bạch cầu trong máu tăng, toàn thân suy kiệt.
Khi khối u xơ tạo thành polyp ở bên trong âm đạo sẽ khiến cho tính trạng ra máu và tiết dịch nhiều hơn.
Nhiễm khuẩn có thể gây viêm niêm mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng cấp hoặc mãn tính.
Thiếu máu: đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng khi chị em phụ nữ mắc bệnh lý u xơ tử cung. Tình trạng thiếu máu kéo dài không được chữa trị kịp thời có thể gây thiếu máu mãn tính dẫn đến sức khỏe sa sút, da xanh xao, thường xuyên choáng váng. Thiếu máu cấp tính do cường kinh có thể gây thiếu máu não gây ngất, thậm chí tử vong.
Hy vọng rằng với những kiến thức về u xơ tử cung bệnh học ở trên có thể giúp chị em phụ nữ nhận biết cũng như chuẩn bị tâm lý vững vàng nếu phải đối mặt với căn bệnh này.
Mong rằng mỗi người phụ nữ sẽ luôn biết yêu thương bản thân mình, luôn giữ tinh thần lạc quan để vượt qua mọi bệnh tật.
U Xơ Tử Cung (Nhân Xơ Tử Cung) Là Bệnh Gì?
U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là bệnh gì?
U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung. U xơ hoặc u cơ trơn, là các khối u lành tính phổ biến, thường xảy ra ở trên hoặc trong thành cơ tử cung. U xơ được hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung. Chúng có thể phát triển thành một khối hoặc nhiều khối với các kích cỡ dao động từ 1mm đến 20mm. Có bốn loại như sau:
U xơ dưới thanh mạc: phát triển từ tử cung và hướng ra phía ngoài
U xơ trong vách: loại u này phát triển từ trong thành tử cung và có thể làm cho tử cung to lên
U xơ dưới niêm mạc: đây là loại u phát triển trong nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, do đó dẫn đến vô sinh và sẩy thai
U xơ tử cung có cuốn: loại u này tách ra khỏi tử cung nhưng vẫn còn dính bởi 1 cuống nhỏ.
Khối u nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng nhưng khối u lớn có thể gây mất máu và làm người bệnh chảy máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt. Khối u lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và làm cho bụng người bệnh to ra như đang mang thai.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì?
Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều máu)
Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu
Đau khi giao hợp
Đi tiểu thường xuyên do áp lực của u xơ tử cung lên bàng quang
Táo bón hoặc đầy hơi
Bụng to.
Trường hợp có u xơ trong lúc mang thai có thể sẽ gây ra một số biến chứng trong quá trình mang thai. Các khối u sẽ làm bong nhau thai sớm làm cho bào thai thiếu máu nuôi. Các khối u sẽ làm dịch chuyển vị trí của bào thai, làm cho người mẹ khó sinh tự nhiên mà phải nhờ vào sinh mổ. Hầu hết các trường hợp u xơ khi mang thai vẫn có quá trình phát triển thai bình thường. Tuy nhiên, các khối u sẽ lớn nhanh hơn trong lúc mang thai.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Tuy u xơ là khối u lành tính, nhưng nó có thể gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày và trong trường hợp xấu có thể gây xuất huyết. Nên gặp bác sĩ nếu bạn:
Đau vùng chậu không giảm
Rong kinh hoặc thống kinh
Rỉ máu hoặc chảy máu ngoài kỳ kinh
Đau khi quan hệ
Tử cung và bụng lớn lên
Tiểu khó.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì?
Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Bác sĩ không bao giờ tìm thấy u xơ tử cung ở phụ nữ trước tuổi sinh sản và bệnh thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai. Sau khi mãn kinh, có rất ít trường hợp phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung.
Tuy nhiên, vài yếu tố có thể kết hợp với nhau để gây ra bệnh:
Thay đổi di truyền: nhiều u xơ mang sự thay đổi gen khác với tế bào cơ tử cung bình thường. Có bằng chứng cho thấy rằng u xơ có xu hướng xảy ra theo gia đình và trẻ sinh đôi cùng trứng có khả năng cùng bị u xơ cao hơn trẻ sinh đôi khác trứng.
Estrogen và progesterone, hai hormone kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho sự mang thai, dường như đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của u xơ. U xơ có nhiều thụ thể estrogen và progesterone hơn các tế bào cơ tử cung bình thường và có xu hướng teo lại sau mãn kinh do sự suy giảm hormone.
Các yếu tố tăng trưởng khác. Các yếu tố giúp cơ thể duy trì nội môi, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung)?
Khoảng 60% phụ nữ trên 50 tuổi mắc phải u xơ tử cung. U xơ phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuối. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung)?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung, chẳng hạn như:
Bạn đang ở độ tuổi sinh sản
Mức estrogen của bạn bất thường do bệnh hoặc sử dụng ma túy
Tiền sử gia đình có người mắc u xơ tử cung
Phụ nữ da đen có nhiều khả năng bị u xơ tử cung, bệnh xuất hiện lúc trẻ hơn, có nhiều u xơ hoặc u lớn hơn
Có kinh sớm
Chế độ ăn giàu thịt đỏ và ít rau xanh, trái cây và sữa
Uống rượu, bia.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung)?
Bác sĩ sẽ khám vùng chậu. Nếu có triệu chứng của u xơ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
Siêu âm: nếu cần chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Phương pháp này sử dụng sóng âm để ghi hình tử cung nhằm xác định chẩn đoán và định vị cũng như đo kích thước u xơ. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng (ngả bụng) hoặc đặt nó vào trong âm đạo (ngả âm đạo) để tiến hành lấy hình ảnh tử cung.
Xét nghiệm máu: nếu bạn bị xuất huyết âm đạo bất thường, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để khảo sát những nguyên nhân có thể. Chúng bao gồm công thức máu (CBC) để xem bạn thiếu máu do mất máu mạn hay không và các xét nghiệm máu khác để loại trừ rối loạn đông máu hoặc bệnh lý tuyến giáp.
Nếu siêu âm truyền thống không thể cung cấp đủ thông tin, bác sĩ có thể đề nghị các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như:
Cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Siêu âm tử cung, còn được gọi là siêu âm bơm nước muối, sử dụng nước muối vô trùng để làm rộng buồng tử cung ra, giúp việc ghi hình buồng tử cung và nội mạc tử cung dễ dàng hơn. Xét nghiệm này có thể hữu ích trong trường hợp bạn bị rong kinh nặng nhưng lại có kết quả bình thường trên siêu âm truyền thống.
Chụp tử cung vòi trứng: sử dụng chất cản quang để làm nổi buồng tử cung và vòi trứng trên phim X-quang. Bác sĩ có thể không làm thủ thuật này nếu bạn lo ngại về vấn đề vô sinh. Ngoài việc phát hiện u xơ, nó còn giúp bác sĩ xem vòi trứng có bị tắc hay không.
Soi buồng tử cung: với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ có gắn đèn đi qua cổ tử cung để vào tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm nước muối sinh lý vào để làm rộng lòng tử cung, cho phép quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị u xơ tử cung (nhân xơ tử cung)?
Phần lớn u xơ không cần điều trị, chỉ cần đi khám định kỳ để đảm bảo u xơ không phát triển quá lớn hoặc gây ra các vấn đề khác.
Các loại thuốc có thể dùng là các thuốc kháng nội tiết tố. Nếu các triệu chứng tiếp tục xảy ra, có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc loại bỏ u xơ nếu bệnh nhân vẫn muốn có con.
Phương pháp mới khác là làm thuyên tắc động mạch tử cung để cắt đứt nguồn máu nuôi u xơ. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp ly giải cơ (dùng dòng điện để hủy u xơ và làm teo các mạch máu nuôi u xơ); và ly giải cơ bằng đông lạnh (dùng nitrogen lỏng thay cho dòng điện).
Bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ u xơ tử cung. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong khoa học, một số phương pháp điều trị không cần xâm nhập vào cơ thể bạn. Một phương pháp điều trị phổ biến là MRgFUS (cắt u xơ tử cung bằng sóng siêu âm). Phương pháp điều trị này sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt các u xơ mà không gây ra tổn thương cho các mô khác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung)?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Duy trì cân nặng bằng cách tập thể dục và chế độ ăn uống đúng cách
Kiểm tra sức khỏe hàng năm để bác sĩ có thể theo dõi diến tiến của khối u và can thiệp khi khối u quá lớn
Uống thuốc theo toa của bác sĩ
Báo cho bác sĩ biết về những lo ngại của bạn và mô tả các triệu chứng.
Chị em phụ nữ thường lo lắng khi được chẩn đoán bị u xơ tử cung. Tuy nhiên, may mắn là nhiều trường hợp u xơ tử cung chỉ cần theo dõi định kỳ, chưa cần can thiệp phẫu thuật. Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên cùng với kiểm tra sức khỏe sinh sản để phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch theo dõi cũng như điều trị kịp thời. Với những triệu chứng bất thường mới xuất hiện như rong kinh, rong huyết, bụng to lên… bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ phụ khoa. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ bạn có thêm kiến thức phòng ngừa và tầm soát bệnh. Những hiểu biết trên có thể góp phần giúp bạn đỡ lo lắng hơn khi bản thân hoặc người nhà mắc bệnh u xơ tử cung.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn đang xem bài viết Khái Quát U Xơ Tử Cung Bệnh Học Chi Tiết Nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!