Xem Nhiều 3/2023 #️ Đau Vai Gáy Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị # Top 4 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đau Vai Gáy Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Vai Gáy Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong các bệnh lý thì đau vai gáy (đau mỏi vai gáy) thường gặp nhiều và phổ biến hơn cả, nó xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng đau vai gáy phải ra sao?

Đau vai gáy là 1 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về cơ xương khớp, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống. Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp chứ không riêng gì người cao tuổi mới hay bị như nhiều người quan niệm.

Giống như tên gọi của nó, bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhức, tê mỏi toàn bộ vùng cổ và vai gáy.

Có đến hơn 85% người phải ngồi 1 tư thế làm việc như công nhân may, lái xe, nhân viên văn phòng mắc bệnh này.

Tư thế ngồi không đúng khiến cột sống cổ bị cong, vẹo. Các đốt sống lệch ra ngoài chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và các phần mềm xung quanh biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau nhức xương khớp.

Hầu hết khoảng thời gian trong ngày những đối tượng này đều ngồi, lại ít vận động dẫn đến cơn đau ngày càng tăng dần lên cả về tần suất cũng như mức độ đau.

Ngoài nguyên nhân cơ học như nói ở trên thì 1 số thói quen như gối đầu quá cao, nằm nghiêng về 1 phía lâu không trở mình, tắm gội vào đêm khuya, gục đầu xuống bàn ngủ… cũng có thể gây ra đau vai gáy.

Đôi khi, đau mỏi vai gáy, bị tê chân tay không đơn thuần do thói quen, tư thế sai hay do tuổi tác khiến hệ xương khớp suy yếu mà nguy hiểm hơn, đây là dấu hiệu của 1 bệnh lý nào đó. Tiêu biểu nhất là thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, loãng xương…

Đau vai gáy phải là hiện tượng đau nhức, tê buốt ở vùng vai gáy phía bên phải của người bệnh khiến cho các hoạt động về cổ và vai khi di chuyển sang phải gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân nếu không điều trị đau mỏi vai gáy kịp thời.

Đối tượng hay mắc bệnh đau vai gáy phải chủ yếu là những người làm công việc khuân vác nặng không đều hai vai, ngồi lâu trong một tư thế nghiêng sang phải hay những người chơi thể thao không đúng tư thế.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mỏi vai gáy phải, tê đầu ngón tay chân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân chính dẫn đến 80% các bệnh nhân mắc bệnh đau vai gáy phải có thể kể đến như:

Rối loạn vận động của xương bả vai: Phát sinh khi làm việc ở trạng thái giữ nguyên tư thế khá lâu hoặc cổ tay phải phải làm việc liên tục trong thời gian dài.

Viêm gân chóp xoay trong khớp vai: Phát sinh chủ yếu trong các hoạt động về thể dục thể thao, vung tay phải với lực quá lớn sẽ khiến cho các gân tại vùng vai phải bị tổn thương và viêm khớp dạng thấp.

Tư thế ngồi không đúng dẫn đến các đốt sống cổ bị lệch, biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau vai gáy, tê nhức chân tay. Một số nguyên nhân khác như:

Ngồi điều hòa quá lạnh, gió phả vào gáy

Ngủ trưa hoặc mệt quá thường ngủ gục xuống bàn làm việc

Làm việc nhiều giờ liền với máy tính

Lái xe sai tư thế

Ngủ gối đầu cao

Nằm xem ti vi gối đầu cao….

Triệu chứng đau mỏi vai gáy

Sở dĩ đau mỏi vai gáy bị coi thường là do người mắc chưa nhận thức hết được mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu cơn đau thoáng qua, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn hoặc xoa bóp 1 chút là khỏi thì không sao nhưng nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần kèm những dấu hiệu sau thì hãy cảnh giác:

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi bạn vừa trải qua giấc ngủ đêm dài hoặc đau ngay sau khi vừa khiêng vác, vận động mạnh.

Cơn đau diễn biến tệ hơn khi trời trở lạnh hoặc khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đi lại. Đau giảm khi được nghỉ ngơi.

Những cơn đau vai gáy cấp tính có thể đến và đi nhanh chóng chỉ trong vài tiếng nhưng đôi khi nó cũng làm phiền bạn đến vài ngày.

Lúc đầu có thể chỉ đau ở 1 khu vực nhưng dần dần cơn đau lan sang cả cánh tay, khủy tay, cảm giác nặng nề như không thể nhấc tay lên được.

Nếu đau kèm những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi loạng choạng như người say rượu thì có nghĩa bệnh đã trở nặng, cần ngay lập tức tìm đến bác sĩ chuyên khoa.

Đau mỏi vai gáy diễn ra liên tục khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, tâm lý lúc nào cũng mệt mỏi, cau có, khó chịu, dễ xúc động, tư duy kém đi.

Bệnh đau mỏi vai gáy phải thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng từ đơn giản cho đến phức tạp. Ban đầu là cơn đau nhẹ khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi ở phía bên vai phải, sau đó cơn đau tăng dần và lan rộng sang vùng cổ, vùng vai gáy gây tê buốt, thoái hóa cột sống. Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe suy nhược, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi cũng khiến cho cơn đau tái phát và gia tăng khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi và đau đớn.

Đau vai gáy có nguy hiểm không

Muốn trả lời câu hỏi “đau vai gáy có nguy hiểm không?” trước hết cần biết được đặc điểm của các cơn đau nhức này như thế nào.

Các cơn đau vai gáy thường có đặc điểm sau:

Cơn đau nhức xuất hiện khi ngủ dậy hoặc khi phải bê vác vật nặng.

Mức độ đau thường tăng nặng khi ngồi lâu, đứng lâu, trời lạnh, vận động cổ, hay bị tê chân nhiều thậm chí là mỗi khi ho, hắt hơi hay lái xe đường dài.

Trong trường hợp đau vai gáy do dây thần kinh bị chèn ép còn có thể gây triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt…

Nếu tình trạng trên thường xuyên lặp đi lặp lại với mức độ tăng dần thì người bệnh không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay dây thần kinh trong tủy cổ bị chèn ép. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây bại liệt, ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe, đời sống sau này của người bệnh.

Phòng tránh đau mỏi vai gáy

Khi phát hiện ra bản thân có những triệu chứng của bệnh đau vai gáy phải, người bệnh cần trực tiếp đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa về xương khớp để khám và điều trị kịp thời. Càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng, các cơ bị co cứng và sưng tấy, nguy cơ bị liệt cơ là rất cao.

Bệnh đau vai gáy phải hoàn toàn có thể phòng tránh được chỉ cần người bệnh chịu thay đổi cách sống và sinh hoạt thường ngày:

Khi đi ngủ cần kê gối cao khoảng 8-9cm, phần bên trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống, cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Nên dùng những loại gối mềm và thoải mái, giữ cho đầu không bị vẹo về một bên.

Khi xem tivi hoặc làm việc nên thỉnh thoảng ngả lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho các cơ vùng cổ và vai gáy.

Cần tránh các tư thế căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên phải.

Bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E. Canxi là khoáng chất thường tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, sò, ngao, các loại rau như súp lơ xanh, rau cải xoong, rau chân vịt cũng như các loại hoa quả tươi sống.

Vận động hợp lý: Đối với những người phải làm việc lâu với máy vi tính có thể thực hiện một số bài tập co duỗi và củng cố các cơ quanh vai để các cơ được giãn, máu lưu thông dễ dàng.

Phương pháp phổ biến

1. Vật lý trị liệu

Chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh bằng đá

Chiếu đèn hồng ngoại, kích thích xung điện, kéo dãn cột sống bằng máy Ưu điểm: phương pháp này khá phổ biến, bạn có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc tự làm tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng nhờ khí huyết được lưu thông.

2. Châm cứu bấm huyệt

Vùng cổ và vai gáy chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, nếu biết day, ấn đúng chỗ sẽ khiến cơn đau giảm đi nhanh chóng đồng thời tạo điều kiện cho máu và oxy lưu thông dễ dàng hơn làm giảm co thắt cơ.

3. Mát xa

Đây là cách làm đơn giản nhất, ngay khi thấy cơn đau xuất hiện tự bản thân người bệnh hãy dùng tay xoa bóp vào vùng bị đau, có thể sử dụng 1 số loại tinh dầu giúp thư giãn để đạt hiệu quả giảm đau mong muốn.

Chú ý nên đa dạng các động tác mát xa như day, ấn, xoa, miết…

4. Dùng cao dán

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cao dán trực tiếp lên vùng bị đau. Các tinh chất trong cao sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau tức thì.

5. Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng cũng có thể giúp giảm co cơ và giảm đau.

Chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh với đá viên sẽ là liệu pháp hữu hiệu để người bệnh thư giãn.

Tốt nhất hãy chườm trước khi đi ngủ 1 tiếng để có giấc ngủ ngon.

6. Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm và giãn cơ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 3-5 ngày.

Nếu áp dụng các biện pháp giảm đau bên trên không khỏi bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu cơn đau vẫn dai dẳng thì bạn nên lựa chọn 1 loại thuốc an toàn hơn là thuốc Đông y. Tuy vậy, hãy chọn cơ sở uy tín tránh mua phải thuốc của những tay “lang vườn”, mất tiền mà không thu được kết quả gì.

Một số phương pháp trị đau vai gáy hiệu quả khác

Dùng thuốc:

Nếu bệnh còn nhẹ, hãy tìm đến các bài thuốc Đông y lành tính. Mặc dù không tác dụng nhanh như thuốc tây song chúng khá an toàn, lành tính, kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả mong muốn.

Dùng sản phẩm chứa các vitamin nhóm B và chondroitin để tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh. Nên uống liên tục ít nhất 3 tháng đủ để hồi phục các tổn thương, tăng sức bền và tránh tái phát bệnh.

Phẫu thuật:

Đây là phương án cuối cùng người bệnh xem xét đến khi bệnh đã diễn biến nặng tuy nhiên những cơn đau vẫn có thể tái phát nếu bạn không thực hiện nghiêm ngặt việc kiêng cữ sau mổ.

Trị liệu thần kinh cột sống:

Đây là phương pháp mới, nếu thực hiện thành công người bệnh đau vai gáy, viêm khớp dạng thấp có thể trị dứt điểm được những cơn đau mỏi cổ và vai gáy đồng thời phục hồi được chức năng các đốt sống.

Cách chữa bệnh này được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa xương khớp có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ nắn chỉnh lại đốt sống cổ bị lệch vào đúng vị trí, cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, cấu trúc cột sống cổ sẽ được cải thiện 1 cách tự nhiên.

Bài thuốc trị đau vai gáy hiệu quả và khoa học

Đau mỏi vai gáy không phải căn bệnh khó chữa, thậm chí 90% bệnh nhân do bệnh lý xương khớp có thể điều trị đau vai gáy hiệu quả tối đa nếu có phương pháp toàn diện. chúng tôi Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Bệnh viện 108) cho biết, bài thuốc An Cốt Nam của nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược là bài thuốc Đông Y làm rất tốt điều này.

Với tôn chỉ ” Nam dược trị nam nhân”, An Cốt Nam không chỉ giải quyết các vấn đề về đau vai gáy thông thường như căng giãn cơ và dây thần kinh mà còn tập trung loại bỏ nguyên nhân, hồi phục tổn thương và dự phòng tái phát các trường hợp do bệnh xương khớp.

An Cốt Nam không chỉ là bài thuốc thông thường mà là cả một phác đồ điều trị bao gồm: thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý trị liệu, tạo thành “Kiềng 3 chân” vững chãi.

Trong đó, cao dán có nhiệm vụ giải quyết các cơn đau ngay tức khắc, kiểm soát được tình trạng nhờn thuốc.

5 bước vật lý trị liệu bao gồm: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, lồng xông ngải, đốt thuốc ống tre, mang lại tác dụng giải phóng chèn ép, tăng cường lưu thông máu và dự phòng tái phát.

Bài thuốc uống đóng vai trò chủ chốt giúp phục hồi tổn thương, tiêu viêm, bổ sung dưỡng chất để khớp vai hoạt động tốt.

Bác sĩ Toàn cũng cho biết, ông đánh giá cao trình độ chuyên môn của những bác sĩ tại nhà thuốc. Đặc biệt là khi họ quyết định giữ nguyên dạng sắc truyền thống nhưng lại sắc sẵn thành từng gói. Điều này không chỉ giúp thuốc hấp thụ tốt nhất mà còn rất tiện lợi cho người bệnh sử dụng.

Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả tối ưu khi sử dụng 2-3 liệu trình. Khoảng 25% người sử dụng có tình trạng và cơ địa tốt hơn sẽ chấm dứt cơn đau vai gáy ngay sau 1 liệu trình. Việc ngưng thuốc hay gia cố thêm, bác sĩ sẽ có phác đồ cụ thể cho từng trường hợp, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị.

Trong gần 10 năm hoạt động, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người thoát khỏi cơn đau vai gáy dứt điểm. MC Quyền Linh và NS Mạc Can cũng cũng đã từng sử dụng An Cốt Nam, cả hai đều cho hiệu quả rất khả quan.

Dứt điểm cơn đau vai gáy với bí quyết của MC Quyền Linh và NS Mạc Can

Theo : chúng tôi

Đau Vai Gáy Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chữa Trị

Đau vai gáy là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay; người bệnh có cảm giác đau mỏi tại khu vực vai gáy; đôi khi lan lên đầu và cả khu vực cánh tay. Bệnh khiến cho người mắc luôn có cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Tìm được nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng phổ biến cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh có được khả năng phục hồi nhanh chóng; cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khái niệm: Bệnh đau vai gáy là gì?

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ và kéo dài, khó chịu, mệt mỏi. Các rối loạn vận động, thể lực diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Đau nhức vai gáy là bệnh gì hay đau cổ vai gáy là bệnh gì thì nó là một bệnh lý xương khớp và thần kinh, dễ gặp ở nhiều đối tượng khác nhau.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Hiểu được đau vai gáy là bệnh gì thì cũng cần phải nắm được các nguyên nhân gây nên bệnh lý này do đâu. Trong thực tế, đau vai cổ gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Ban đầu, nó đơn giản chỉ là những thói quen không tốt cho hệ xương khớp trong cuộc sống của người đó. Các biểu hiện nhẹ, dễ bị bỏ qua do chủ quan. Nhưng, đây lại chính là mầm mống của các vấn đề xương khớp nghiêm trọng về sau.

Hoạt động sai tư thế thường xuyên: Những thói quen không tốt như nằm gối cứng, cao quá hoặc thấp quá; thường xuyên nghe điện thoại bằng cách kẹp vào cổ … Những thói quen này thường có xu hướng lặp đi lặp lại khiến cho cơ các vùng cổ và vai bị kéo dãn một cách quá mức và gây ra đau mỏi phần vai gáy.

Lao động nặng: Những người phải làm những công việc nặng như: bê vác, cúi lên cúi xuống… khiến cho khu vực tại vai bị tổn thương.

Căng thẳng quá mức: Đau vai gáy nguyên nhân có thể do sự căng thẳng quá mức trong quá trình làm việc, áp lực cuộc sống. Khi tâm lý bất ổn thường ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ xương. Khi một người phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, cơ thể sẽ có những phản ứng giúp điều hòa cảm xúc và người bệnh hoàn toàn có thể bị đau nhức vai gáy.

Một chế độ ăn uống không khoa học: Một người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng thường dễ mắc các bệnh lý khác trong đó có bệnh xương khớp. Việc bổ sung thiếu canxi, vitamin là nguyên nhân dẫn tới loãng xương cũng như khiến người bệnh mắc đau mỏi vai gáy.

Những thói quen xấu: Có nhiều thói quen xấu là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy như: thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá… Những thói quen này có thể gây nên những cơn đau âm ỉ và chính lượng khí gas và cồn khiến cho xương bị giảm mật độ nghiêm trọng.

Chấn thương: Có nhiều người bị thương sau một tai nạn khiến cho khu vực vai gáy bị tổn thương. Nếu may mắn có thể chữa khỏi, trong một số trường hợp người bệnh có xu hướng đau vai gáy thường xuyên , ẩm ỉ mỗi khi làm việc nặng hoặc thay đổi thời tiết.

Điểm qua triệu chứng đau mỏi vai gáy

Vốn dĩ, đau vai gáy là một hội chứng rối loạn thần kinh cơ và xảy ra khi có những co cứng cục bộ hay đột ngột của các cơ thuộc khu vực này. Biểu hiện bệnh khiến có bất cứ ai cũng có thể nhận biết được một cách dễ dàng: Những cơn đau nhức hay tê bì tại vùng vai gáy. Người bệnh đau đớn, khó chịu, không làm được việc hoặc hiệu quả công việc không được như mong muốn.

Với bệnh đau vai gáy triệu chứng có thể nhận biết thông qua:

– Những cơn đau âm ỉ hoặc nhức nhối xuất hiện tại khu vực vai gáy và có xu hướng lan sang những khu vực lân cận như: cổ, cánh tay, lưng, đau đầu…

– Khi bệnh có xu hướng nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm tình trạng tê bì vai và tay, các chi bị rối loạn, đau nửa đầu, đau dây thần kinh vai gáy… Các vận động hàng ngày của người bệnh bị hạn chế nhất định.

– Khi những cơn đau mỏi vai gáy tác động lên vùng đầu có thể khiến cho người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông lên não lúc này bị hạn chế.

Các triệu chứng bệnh đau vai gáy xuất hiện trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh với mức độ tình trạng bệnh khác nhau. Có những người, bệnh chỉ mới xuất hiện và ở mức độ nhẹ nên ảnh hưởng không nhiều tới sức khỏe người bệnh. Có những người lại bị kéo dài và lặp lại liên tục trong nhiều tháng gây nên những đau đớn và khó chịu.

Đau vai gáy có nguy hiểm không?

Phải xác định được đau cổ vai gáy nguyên nhân do đâu thì mới có thể xác định được nó có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm ra sao.

Nếu nó đơn giản chỉ là những cơn đau đơn thuần, xuất hiện một vài lầm khi một người thay đổi tư thế: đứng, ngồi, nằm, gối đầu cao… chơi thể thao hoặc vận động quá mạnh vùng bả vai mà đau thì hoàn toàn không sao cả. Tình trạng này có thể nhanh chóng biến mất trong ngày hoặc một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đau nhức vai gáy là do bệnh lý gây nên thì nó sẽ phức tạp cũng như có thể gây nên những nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bệnh đau vai gáy xuất hiện do bệnh lý thì đau vai gáy nguy hiểm không ? Câu trả lời luôn là CÓ.

Nếu không nhanh chóng tìm phương pháp điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây nên tình trạng chèn ép các mạch máu. Hệ lụy nghiêm trọng nhất của nó là thiếu máu cơ tim và người bệnh hoàn toàn có thể liệt nửa người.

Đau vai gáy là triệu chứng bệnh gì?

Nhiều người có thói quen chủ quan với những triệu chứng bệnh xuất hiện thông thường, chỉ khi nào biến chứng nặng nề không chịu đựng được mới có tìm kiếm phương pháp điều trị.

thì Đau vai gáy là triệu chứng bệnh gìthoái hóa đốt sống cổ là ứng cử viên đầu tiên. Khi cơ thể con người bước sang giai đoạn thoái hóa (thường là từ 30 tuổi) thì thoái hóa đốt sống cổ cũng không được nằm ngoài quy luật ấy. Các triệu chứng đau mỏi vai gáy chính là một biểu hiện của bệnh thoái hóa này.

Ở mỗi người bệnh khác nhau thì dấu hiệu cũng có sự nặng, nhẹ khác nhau. Có những người chỉ là những cơn đau thoáng qua, có người lại đau âm ỉ, khó chịu. Và, tâm lý chung của mọi người thường chỉ khi nào không thể chịu nổi mới đi khám.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thoái hóa đốt sống cổ. Các triệu chứng đau nhức từ thoáng qua cho tới như kim châm đều khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Có những bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh quá nặng có thể gặp phải những hạn chế về vận động, chi trên có xu hướng bị yếu và một số người nghiêm trọng còn bị liệt vĩnh viễn.

Lao xương khớp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể diễn biến nặng nề. Đau nhức vai gáy là một trong những biểu hiện khá phổ biến của bệnh lý này. Những người mắc bệnh lý này thường có xu hướng bị đau nhức vùng vai gáy và cột sống; cùng với đó là những cơn ho dữ dội, cổ có thể bị sưng tấy.

Nên phát hiện bệnh sớm để có được phương án điều trị kịp thời cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm quanh khớp vai chính là tình trạng các cơ quan quanh khớp vai như sụn khớp, màng hoạt dịch, bao khớp, gân, cơ, dây chằng… bị sưng viêm. Một biểu hiện không thể bỏ qua của bệnh lý này chính là đau vai gáy.

Khi bệnh ở mức độ nhẹ thường bị bỏ qua. Nhưng, khi những cơn đau nhức, phần vai bị cứng, làm bất cứ hoạt động nào cử động đến vai cũng đau nhức… thì người bệnh mới có xu hướng thăm khám…

Cách chữa bệnh đau mỏi vai gáy hiệu quả?

Trước khi điều trị bệnh đau vai gáy, người bệnh cần phải trả lời được câu hỏi tại sao đau vai gáy lại xuất hiện ở mình? Khi xác định được nguyên nhân thì chắc chắn quá trình điều trị sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Điều trị đau mỏi vai gáy bằng Tây y

Thường, để nhanh chóng làm giảm các cơn đau mỏi vai gáy, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là: Thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh và thuốc giãn cơ.

– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan hay Acetaminophen là những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, có tác dụng nhanh chóng giảm đi những cơn đau.

– Thuốc giảm đau thần kinh (thuốc này được sử dụng khi rễ thần kinh bị tổn thương): Tramadol, Propoxyphen,Gabapentin, Pregabalin.

– Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… Thuốc giãn cơ giúp nhanh chóng giảm đi những cơn đau cơ cứng.

Các sản phẩm thuốc giảm đau và giãn cơ này chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất định và tuân theo hướng dẫn của bác sỹ. Thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ đối với gan thận.

Hơn nữa, phương pháp Tây y chỉ chữa được các triệu chứng bệnh; tức là phần ngọn chứ không chữa được tận gốc bệnh đau nhức vai gáy.

Điều trị đau vai gáy theo Y học cổ truyền (YHCT)

Chữa đau vai gáy theo yhct thường được sử dụng những loại thuốc dân gian. Hiệu quả tuy không nhanh chóng nhưng lại rất an toàn và có những kết quả tích cực nếu kiên trì sử dụng.

Cam nướng: Chọn quả cam sành, cắt phần đầu và nhồi 1 – 2 củ hành đã thái nhỏ + 1 chút phèn chua. Đậy phần nắp lại sau đó nướng trên bếp cho tới khi nào phần vỏ cháy đen. Cắt bỏ phần vỏ rồi thái cam đắp vào phần đau nhức vai gáy.

Cây gạo: Chuẩn bị: vỏ cây gạo + dây đau xương + vỏ cây lá đắng + cây bọt ếch. Mỗi loại 1kg, đem rửa sạch sau đó thái nhỏ và phơi khô. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và nếu thành cao lỏng. Mỗi lần sử dụng pha thêm chút rượu trắng rồi uống ngày 2 lần.

Phương pháp vật lý trị liệu, massage, châm cứu

Vật lý trị liệu: Với tình trạng bệnh đau mỏi vai gáy kéo dài thường xuyên, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chiếu đèn hồng ngoại và kích thích xung để kéo dãn cột sống. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến hiện nay và mang tới hiệu quả tích cực. Bạn có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc tự làm tại gia.

Massage: Có thể nói rằng đây là một phương pháp cực kì đơn giản và ai cũng có thể làm được ngay từ khi những cơn đau đầu tiên xuất hiện. Chọn một số loại tinh dầu sau đó dùng tay xoa bóp sẽ giúp cho người bệnh giảm đau đớn và có được sự thư giãn.

Châm cứu bấm huyệt: Khu vực vai và cổ là nơi tập trung nhiều huyệt đạo. Nếu biết và day ấn đúng chỗ chắc chắn sẽ giúp người bệnh có thể giảm nhanh các cơn đau. Đồng thời, máu, oxy cũng được lưu thông dễ dàng và làm các cơn co thắt không xuất hiện nữa.

Phòng tránh bệnh đau vai gáy như thế nào?

– Tích cực tập luyện thể dục thể thao, chọn những bài tập phù hợp với tình trạng thể lực của mình.

– Khi ngồi làm việc hay đọc sách hãy cố gắng giữ đúng tư thế để cổ thẳng, tránh tình trạng cúi đầu, gập đầu.

– Lên một chế độ làm việc kết hợp với nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

– Ăn uống đủ chất và cần bổ sung vitamin cũng như khoáng chất mỗi ngày cho cơ thể.

Bài viết nhỏ, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn đau mỏi vai gáy là bệnh gì cũng như các biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Có một cái nhìn đủ và đúng về bệnh chính là cách giúp chúng ta không phải đối phó với nó. Nguồn: chúng tôi

Đau Cổ Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Đau mỏi cổ vai gáy là một hiện tượng rất phổ biến. Các cơn đau có thể từ nhẹ đến dai dẳng, làm giảm khả năng hoạt động linh hoạt của phần cơ thể này, gây bất tiện cho cuộc sống thường ngày của bạn.

Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì?

Cổ, vai và gáy là nơi tập trung rất nhiều các cơ, xương, dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch, cũng như nhiều dây chằng và cấu trúc hỗ trợ khác. Vì thế, đây dường như là các cơ quan rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Đau mỏi cổ vai gáy là hiện tượng vùng vai gáy và cổ bị căng cứng, nhức đau, kèm theo đó là những hạn chế trong các cử động ở vùng cổ gáy, đầu, như: khó quay đầu theo một số hướng, khó cúi đầu, cảm giác mỏi đau khi di chuyển tay, vai… Cơn đau nhức có thể chỉ từ nhẹ, hơi khó chịu đến âm ỉ, dai dẳng, thậm chí nghiêm trọng và gây vô hiệu hóa vùng cổ, vai, gáy.

Đau cổ vai gáy có thể xuất hiện một cách đột ngột không báo trước hoặc xuất hiện từ từ, dai dẳng, kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Cơn đau có thể liên tục hoặc gián đoạn. Nó thường xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi tập thể dục, lao động nặng nhọc.

Đau cổ vai gáy không phải là tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu bạn không làm gì, các cơn đau nhức có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, lan rộng ra nhiều vùng (bả vai, cánh tay,…) và hạn chế các hoạt động của bạn nhiều hơn nữa.

Nguyên nhân

Nâng, vác vật nặng không đúng cách;

Tập thể dục quá mức hoặc thực hiện sai các động tác thể dục;

Thực hiện các động tác luyện tập thể thao đòi hỏi sử dụng nhiều cánh tay và vai;

Không khởi động trước khi thể thao;

Ngồi làm việc, học tập sai tư thế;

Ngủ trên gối quá cao;

Ngoẹo cổ để đọc tin tức trên điện thoại;

Nằm trên ghế xem tivi trong nhiều giờ;

Bị ngã;

Gặp chấn thương gây ra lực tác động mạnh vào vùng vai gáy;

.v.v.

Nguyên nhân của đau cổ vai gáy mãn tính thường là do những bất thường trong giải phẫu cột sống. Chẳng hạn như:

Đĩa đệm cột sống bị xơ cứng, thoát vị, xẹp,…

Chấn thương ở vùng cổ vai gáy gây gãy xương;

Thoái hóa đốt sống cổ;

Nhiễm trùng;

Có khối u;

Gặp các vấn đề về khớp, như viêm khớp, thoái hóa khớp;

Loãng xương;

Bất thường cột sống do bẩm sinh;

Viêm gân;

.v.v.

Giống như nhiều tình trạng sức khỏe khác, tình trạng đau cổ vai gáy có thể trở nên tồi tệ hơn ở những người lớn tuổi, hút thuốc hoặc thừa cân.

☛ Chi tiết: Những nguyên nhân đau vai gáy thường gặp

Triệu chứng đau nhức cổ vai gáy

Đặc điểm các triệu chứng:

Các cơn đau mỏi vai gáy có thể ở nhiều mức độ khác nhau, từ cảm giác đau nhẹ, bó khít cổ gây khó vận động cho tới đau nghiêm trọng, làm vùng cổ vai gáy bị bất lực, đi lại nhẹ nhàng cũng gây đau;

Cơn đau có thể dọc theo các vòng thần kinh cảm giác và giao cảm, bắt nguồn từ các dây thần kinh tủy sống;

Các cơn đau mang tính chất cơ học: tăng mức độ khi đi, đứng, đổi tư thế, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau cũng có thể xuất hiện hoặc tăng lên khi thay đổi thời tiết;

Cơn đau cấp tính xuất hiện đột ngột và không kéo dài quá 6 tuần. Cơn đau mãn tính có thể xuất hiện nhanh hoặc chậm và kéo dài hơn 3 tháng.

Các triệu chứng đau nhức cổ vai gáy thường gặp:

Cảm giác đau, căng cứng dọc theo cột sống;

Đau dữ dội hoặc đau âm ỉ ở cổ, vai, gáy. Có khi đau nhói như điện giật. Cảm giác nhức nhối, khó chịu;

Cơn đau có thể lan xuống cả bả vai làm cho cánh tay, cẳng tay, ngón tay tê mỏi khó chịu, suy yếu. Tồi tệ hơn là chỉ cần chạm nhẹ vào cũng khiến tay tê bì. Nặng hơn nữa thì khiến tay yếu, teo cơ, liệt cơ;

Có thể có các điểm đau khi ấn vào gai sau hay cạnh cột sống cổ;

.v.v.

☛ Chi tiết: Nhận biết sớm các triệu chứng đau vai gáy

Khi nào cần lo lắng về đau mỏi vai gáy, khi nào không?

Đau mỏi cổ vai gáy là hiện tượng thường gặp nhưng hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều không quá nghiêm trọng, các cơn đau thường là cấp tính và sẽ đỡ dần theo thời gian.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư (hiếm khi xảy ra), nhiễm trùng, bệnh tự miễn hoặc một số vấn đề về cấu trúc (như chấn thương tủy sống, mạch máu bị chèn ép,…).

Vì thế, bạn nên lên lịch đi khám bác sĩ, nếu bạn có 2 triệu chứng sau:

Bị đau nhức kéo dài trên 6 tuần;

Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và/hoặc không cải thiện.

Chạm nhẹ vào vùng cổ vai gáy là đau;

Giảm cân mà không rõ lý do;

Nhức đầu dữ dội và/hoặc không thể cúi về phía trước, sốt, thay đổi trạng thái tinh thần;

Bị sốt hoặc ớn lạnh mà không tìm được nguyên nhân;

Có một cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột;

Có nhiều dấu hiệu về vấn đề ở tủy sống, gồm: phối hợp tay kém, yếu cơ, teo cơ, cảm giác nặng nề, triệu chứng tê nhức lan tỏa ra các chi (đặc biệt là khi cúi đầu về phía trước), dáng đi vụng về;

Chóng mặt và buồn nôn không rõ nguyên nhân;

Có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn;

Bị cứng khớp buổi sáng, phát ban, có vấn đề ở hệ tiêu hóa;

Nếu bạn bị đau cổ vai gáy sau tai nạn, chấn thương thể thao hoặc bị đau với cảm giác kì lạ, bạn nên lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Chẩn đoán nhức mỏi vai gáy

Để chẩn đoán bệnh đau vai gáy của bạn, đầu tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu về lịch sử y tế của bạn, sau đó hỏi một số câu hỏi như: khi nào cơn đau của bạn bắt đầu và những triệu chứng bạn có, khi nào thì cơn đau tăng lên hoặc giảm đi,…

Họ cũng có thể kiểm tra phạm vi chuyển động của bạn, bằng cách yêu cầu bạn di chuyển cánh tay, vai và cổ. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán vấn đề. Các xét nghiệm này có thể gồm:

Giảm đau nhanh tại nhà

Với các cơn đau cấp tính nhẹ, bạn có thể làm giảm đau nhanh tại nhà bằng một số phương pháp như:

Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh;

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn;

Xoa bóp, massage;

Nghỉ ngơi.

Liệu pháp nóng – lạnh. Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để chườm vào vùng cổ vai gáy bị đau nhức. Nếu cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sớm, bạn có thể tắm nước ấm để giúp giãn cơ, giảm đau.

Thuốc giảm đau không kê đơn. Một số loại thuốc uống giảm đau không kê đơn có thể được dùng để điều trị đau nhức cổ vai gáy, như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), acetaminophen.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc bôi không kê đơn như: Capsaicin, thuốc đối kháng (Icy Hot, Gold Bond), Lidocaine, Trolamine salicylate (Aspercreme, Myoflex),…

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Xoa bóp. Xoa bóp, massage có thể giúp giảm đau, giảm co thắt, xoa dịu và thúc đẩy quá trình thư giãn. Bạn có thể tự xoa bóp hoặc nhờ sự trợ giúp từ một người khác.

Nghỉ ngơi. Nếu bạn bị đau nhức do các hoạt động thể thao hay do mang vác nặng, bạn nên nghỉ ngơi trong một vài ngày để cơn đau thuyên giảm. Sau đó tiến hành vận động cơ thể nhẹ nhàng để tránh cứng khớp, căng cơ.

Điều trị y tế

Để điều trị đau cổ vai gáy hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, về cơ bản, phương pháp điều trị thường là:

Thuốc. Có nhiều loại thuốc giảm đau theo toa, giúp giảm đau mỏi vai gáy, như:

NSAID theo toa;

Thuốc chống trầm cảm (một số loại thuốc chống trầm cảm, như duloxetine và amitriptyline, đã được chứng minh là mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát một số loại đau mãn tính, dù bệnh nhân không bị trầm cảm);

Thuốc chống co giật (các loại thuốc này hoạt động bằng cách bắt chước một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh các tín hiệu đau thần kinh trong não);

Opioids (là những thuốc giảm đau mạnh chỉ có sẵn theo toa. Chúng thường được chỉ định cho đau cấp tính nghiêm trọng hoặc để giảm đau mãn tính. Opioids có nguy cơ bị lạm dụng và gây nghiện, thường được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe)

Steroid đường uống (đôi khi được kê để điều trị đau thắt lưng hoặc đau cổ vai gáy cấp tính do viêm. Sử dụng steroid dài hạn phải hết sức thận trọng vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng);

Thuốc giảm đau tại chỗ theo toa.

Lưu ý. Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và kê đơn đều có rủi ro và tác dụng phụ. Vì thế bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

☛ Chi tiết: Thuốc chữa đau vai gáy cổ – Có những loại nào, sử dụng ra sao?

Phẫu thuật. Với một số nguyên nhân do cấu trúc hoặc do tai nạn chấn thương, việc phẫu thuật có thể được chỉ định. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp, như: phẫu thuật lấy đĩa đệm, ghép xương và cố định cột sống cổ,…

Vật lý trị liệu. Là phương pháp điều trị bổ sung, giúp phục hồi và giảm đau hiệu quả. Một số phương pháp vật lý trị liệu là:

Nhiệt trị liệu, gồm; hồng ngoại, đắp parafin, chườm ngải cứu, tắm ngâm bùn nóng,… Phương pháp này có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng cường chuyển hóa.

Điện trị liệu. Sử dụng dòng xung điện để kích thích thần kinh cơ, từ đó giúp giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Sử dụng sóng ngắn để tạo nhiệt sâu, chống phù nề, chống viêm, giảm đau. Sử dụng dòng Gavanic và Faradic có tác dụng tăng cường khử cực và dẫn truyền thần kinh, đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

Liệu pháp Laser giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.

Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số. Phương pháp này được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

Châm cứu. Châm cứu đau vai gáy cũng là một trong các liệu pháp điều trị bổ sung cho chứng đau cổ vai gáy. Nếu châm cứu được thực hiện đúng bởi các bác sĩ có giấy phép hành nghề, nó có thể giúp giảm đau rất hiệu quả.

Phương pháp lâu dài, ngăn ngừa tái phát

Để điều trị đau nhức vai gáy được hiệu quả và ngăn ngừa tái phát sau này, bạn nên:

Chú ý tới tư thế khi làm việc, học tập;

Không nên nằm ngủ với gối quá cao;

Chọn cho mình những chiếc ghế làm việc có tựa lưng, cổ;

Thực hiện các bài tập thể dục tốt cho cổ vai gáy (nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hơn hoặc tăng lên khi tập, hãy dừng lại và gặp bác sĩ);

Nếu bạn ngồi cả ngày, hãy nhớ đứng dậy để di chuyển xung quanh sau mỗi 30 phút;

Nằm ngủ trên đệm cứng, chắc chắn;

Sử dụng một số loại gối chuyên dụng giúp phòng ngừa, hỗ trợ bệnh đau mỏi cổ vai gáy;

Nên thường xuyên nghỉ ngơi, ngả lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế khi xem tivi hoặc làm việc;

Không giữ cổ ở cùng một vị trí trong một thời gian dài;

Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, như kali, các loại vitamin C, B, E, canxi;

.v.v.

Hiện tượng đau cổ vai gáy là hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như các hoạt động cá nhân của người mắc. Thông thường, với các cơn đau cấp tính từ nhẹ tới trung bình, bạn có thể tự giảm đau tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng xuất phát từ bệnh lý, bạn cần đi khám để có được phác đồ điều trị chuyên biệt, như thế mới có thể trị dứt điểm căn bệnh này.

Bệnh Đau Vai Gáy Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Đau vai gáy là triệu chứng rối loạn thần kinh cơ, hiện tượng này xảy ra do cơ bị co cứng cục bộ và đột ngột. Hoặc phần xương khớp ở đốt sống của người bệnh bị tổn thương. Người bệnh từ đó xuất hiện các triệu chứng nhức, đau mỏi hoặc tê bì vùng vai gáy và cổ.

Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng khá dễ mắc chứng đau mỏi vai gáy như:

Người làm nghề lái xe, công nhân khuân vác nặng, thợ may hay người ngồi làm việc văn phòng.

Người có các dị tật bẩm sinh ở cổ.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đau vai gáy ở tuổi dậy thì. Người bệnh cần sớm điều trị để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân đau vai gáy

Khi chia sẻ về chứng bệnh đau mỏi vai gáy, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra bởi các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này. Những nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành 2 nhóm gồm nguyên nhân cơ học và bệnh lý.

Nguyên nhân cơ học

Tính chất công việc: Những người làm việc ngồi một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, công nhân may mặc. Hoặc người giữ một tư thế làm việc quá lâu làm các cơ ở vai và cổ bị chèn ép. Khí huyết trong cơ thể khó lưu thông dẫn tới đau nhức vai gáy.

Người bệnh từng gặp chấn thương: Nếu bạn từng có các chấn thương trong quá trình làm việc, sinh hoạt. Các chấn thương xảy ra tại vùng vai, đầu, gáy rất có thể gây ảnh hưởng tới dây chằng và cột sống. Từ đó, phần vai gáy của người bệnh bị đau nhức hoặc nặng hơn là viêm nhiễm.

Tập luyện quá sức: Rèn luyện thể thao quá sức cũng gây ảnh hưởng xấu tới xương và cơ. Người bệnh khi đi bơi, tập tạ hay chơi bóng bàn với cường độ vượt mức chịu đựng của cơ thể sẽ gây ra tác dụng ngược. Đặc biệt khi các bạn tập luyện sai kỹ thuật, việc đau vai gáy là trường hợp khó tránh khỏi.

Nằm sai tư thế: Khi chúng ta nằm hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm chèn ép lên các mạch máu, máu khó lưu thông dẫn tới cơ thể đau nhức. Vì vậy, khi ngủ, bạn nên gối cao đầu ở mức vừa phải và không ngồi ngủ gục đầu trên bàn.

Cơ thể bị nhiễm lạnh: Chứng đau nhức vai gáy do nhiễm lạnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển giao giữa 2 mùa. Nếu bị nhiễm phong hàn, khí huyết chúng ta sẽ ngưng trệ và làm ảnh hưởng đến thần kinh. Cảm giác đau ở vai gáy từ đó xuất hiện.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh vôi hóa cột sống: Là một chứng bệnh có khả năng hình thành các gai xương khá cao. Bệnh chèn ép các dây thần kinh và làm người bệnh bị đau mỏi tại vùng vai gáy.

Viêm bao khớp vai: Khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường bị đau vai gáy khi ngủ buổi đêm hoặc thời tiết trở lạnh. Người bệnh càng đau hơn khi nằm tư thế nghiêng. Ngay cả khi bạn chải đầu, với tay lên cao, bạn cũng sẽ thấy đau nhức.

Thoái hóa đốt sống cổ: Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, các gai xương phát triển và trực tiếp chèn lên các dây thần kinh ở phần vai gáy. Người bệnh ngày càng có triệu chứng đau dữ dội hơn.

Bệnh đau mỏi vai gáy có nguy hiểm hay không?

Bàn về bệnh đau vai gáy, không ít người đưa ra thắc mắc liệu chứng bệnh có gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân hay không?

Chứng đau vai gáy có các biểu hiện bệnh rất dễ nhận biết, nhưng khá nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các chuyên gia cho biết, vai gáy khi bị đau mỏi kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới người bệnh. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cả sức khỏe, tinh thần cũng như khả năng lao động hàng ngày.

Người bị chứng đau vai gáy trong thời gian dài có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Thần kinh thực vật bị rối loạn, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm giác tứ chi hoặc rễ thần kinh bị đau.

Ngoài ra, với những người bị đau nhức vai gáy do thói quen sinh hoạt hoặc làm việc quá sức, các triệu chứng về lâu dài gây ảnh hưởng tinh thần. Người bệnh bị suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc một cách nhanh chóng.

Vì vậy, khi người bệnh phát hiện các triệu chứng đau nhức ở vai gáy, bệnh nhân cần sớm có biện pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các triệu chứng của bệnh đau vai gáy

Các biểu hiện đau của bệnh vai gáy tương đối đa dạng. Người bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh mà có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.

Bệnh đau vai gáy cũng giống như nhiều chứng bệnh khác, bệnh càng trở nặng theo thời gian nếu không được chữa trị. Mức độ đau mỏi của bệnh nhân cũng chịu sự tác động của cơ học.

Những dấu hiệu cho thấy người bệnh mắc chứng đau vai gáy gồm:

Người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn đau nhẹ tại vùng vai, gáy và cổ, cơn đau tăng dần sau một thời gian.

Bệnh nhân có thể bị đau ở mức âm ỉ hoặc có thời điểm đau dữ dội, đau nhói như bị điện giật. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động vận động và khả năng lao động của bệnh nhân.

Cơn đau thường xuất hiện nhất vào lúc người bệnh mới ngủ dậy. Hoặc sau khi bệnh nhân khuân vác nặng, ngồi nguyên một tư thế quá lâu.

Người bệnh bị đau từ vùng cổ kéo tới mang tai và thái dương. Cơn đau tiếp đó lan tới phần bả vai, cánh tay và có thể đau cả bàn tay. Ở những trường hợp đau nặng, người bệnh bị tê bì vai, tay, các cơ cũng co cứng. Người bệnh vận động nhẹ cũng có cảm giác đau nhức.

Ở bệnh nhân bị đau nhức do yếu tố cơ học, cơn đau sẽ giảm rõ rệt khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân đau vai gáy có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Khi người bệnh bị đau nhức hơn 1 tuần, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh đồng thời bị sốt cao hoặc đau nhức dù không vận động. Bệnh nhân cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Vai gáy có thể bị đau mỏi do rất nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, các bác sĩ cần thực hiện các kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác chẩn đoán chính xác.

Phương pháp chẩn đoán như sau:

Chụp CT: Khi bệnh nhân đã chụp X-quang nhưng không có kết quả rõ ràng, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm bước chụp CT.

Xét nghiệm máu và điện tâm đồ: Đây là phương pháp chẩn đoán dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc có chứng đau tức ngực.

Thông qua các chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng tổn thương ở người bệnh cũng như đưa ra liệu trình chữa trị hiệu quả nhất.

Bị đau vai gáy phải làm sao? Cách điều trị

Bởi đau vai gáy gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Vậy nên người bệnh cần sớm chữa trị và điều trị bệnh đúng cách để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.

Chúng ta có thể đẩy lùi chứng đau mỏi vai gáy thông qua các bài thuốc dân gian, Đông y hoặc Tây y.

Tây y điều trị đau vai gáy

Tây y là một trong những phương pháp chữa bệnh đau nhức vai gáy phổ biến. Tây y sử dụng các phương thức điều trị đẩy lùi cơn đau thông qua khá nhiều loại thuốc khác nhau.

Phương thuốc người bệnh có thể sử dụng

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị căn bệnh đau vai gáy như:

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs hoặc Paracetamol là loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong việc chữa trị bệnh về vai gáy. Tùy thuộc vào mức độ cơn đau nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc bôi, xịt tương ứng. Ở bệnh nhân có triệu chứng đau nặng, bệnh nhân sẽ dùng thuốc dạng tiêm hoặc uống.

Thuốc giảm đau dây thần kinh: Khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh giảm đau nhưng kết quả chưa đủ tốt, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau thần kinh. Thuốc giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau và các triệu chứng khác do dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Pregabalin hoặc Gabapentin. Đây là 2 loại thuốc cũng được sử dụng chủ yếu cho người mắc các chứng đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa.

Thuốc có tác dụng giãn cơ: Loại thuốc thường được sử dụng nhất gồm: Tolperisone và Eperisone. Loại thuốc này giúp bệnh nhân giảm hiệu quả các cơn đau co thắt nặng hoặc đau do cơ bị co cứng.

Vitamin nhóm B: Người bị đau 1 bên vai gáy có thể sử dụng thêm các vitamin thuộc nhóm B do các bác sĩ kê liều lượng như: Vitamin B1, B12 và B6. Vitamin B giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, hỗ trợ giảm hiện tượng cơ cứng cơ. Các tế bào thần kinh bị tổn thương cũng có thể tái tạo.

Bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý thêm hoặc giảm thuốc, thay đổi đơn thuốc làm kết quả điều trị không có hiệu quả cao.

Phẫu thuật

Thông thường, các triệu chứng đau mỏi vai gáy có thể giảm sau khi sử dụng thuốc điều trị. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các bệnh lý gây đau mỏi vai đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh và đau nhức tái phát liên tục. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đau vai gáy thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật vai gáy sẽ tác động và triệu tiêu các yếu tố làm ảnh hưởng tới cột sống, cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu của bệnh nhân. Bệnh nhân qua đó có thể nhanh chóng đẩy lùi cơn đau nhức. Khả năng lao động và vận động cũng được phục hồi hiệu quả.

Đông y chữa bệnh đau mỏi vai gáy

Theo quan niệm của Đông y, bệnh đau mỏi vai gáy là trạng thái kiên tý. Người bệnh bị tấu lý sơ hở dẫn tới phong, hàn và thấp xâm nhập cơ thể. Các kinh lạc của người bệnh bị thương, khí huyết ứ trệ dẫn tới đau nhức vai gáy, cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.

Trong Đông y, các bài thuốc chữa bệnh lựa chọn toàn bộ nguồn thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn với sức khỏe bệnh nhân.

Thuốc Đông y ngoài việc làm giảm triệu chứng lâm sàng, thuốc trực tiếp đi vào tác động sâu tới căn nguyên gây bệnh. Bài thuốc tập trung giúp bệnh nhân đả thông kinh lạc, khu phong và tán hàn. Chứng đau nhức của người bệnh có thể đẩy lùi và sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu thuốc: Cam thảo, mộc hương, độc hoạt 10 gam mỗi loại, tần giao, cành dây, quế chi 6 gam mỗi loại.

Cách sắc thuốc:

Bệnh nhân mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với 1 lít nước lọc.

Phần thuốc khi sôi cạn còn 1 bát con, người bệnh chắt ra để uống 3 bữa trong ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm để có thể phát huy hết dược tính.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu thuốc: Chích thảo, hoàng kỳ, ma hoàng 14 gam mỗi loại, quy xuyên, sinh khương, bạch chỉ 8 gam mỗi loại.

Cách sắc thuốc:

Các bạn mang những vị thuốc trên đem sắc cùng 800 – 1000ml nước. Thuốc khi đã chuyển màu đậm và cạn còn khoảng 300ml, chúng ta ngừng sắc và chắt lấy nước để uống.

Người bệnh chia thuốc thành 3 – 4 bữa để uống trong ngày. Thuốc nên duy trì cho đến khi bệnh đau vai gáy được đẩy lùi hoàn toàn.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu thuốc: Diếp cá, kim ngân hoa, rễ xấu 10 gam mỗi loại, sài đất, huyền sâm tỳ giải, diêm thảo 8 gam mỗi loại.

Cách sắc thuốc:

Với mỗi lần sắc thuốc, các bạn dùng 1,2 lít nước để sắc thuốc trong ấm hoặc nồi sắc.

Lượng thuốc thu về còn khoảng ¼ lượng nước ban đầu. Bệnh nhân uống thuốc vào các buổi sáng, trưa và tối sau mỗi bữa ăn.

Cách chữa chứng vai gáy đau mỏi trong dân gian

Bên cạnh các bài thuốc điều trị từ Tây y, Đông y, bệnh nhân có thể kết hợp các cách điều trị từ dân gian. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân bị đau vai gáy ở mức nhẹ. Bệnh nhân mới khởi phát bệnh có thể áp dụng các cách điều trị này tại nhà.

Tuy vậy, ở mỗi trường hợp, người bệnh sẽ đạt được các kết quả khác nhau. Có bệnh nhân chuyển biến tốt, nhưng có bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc để lựa chọn hướng chữa trị phù hợp.

Một số mẹo chữa được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn gồm:

Ngải cứu chườm nóng: Ngải cứu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian và y học cổ truyền. Ngải cứu giúp điều trị đau bụng kinh, cảm cúm, đau nhức xương khớp và cả viêm họng. Đặc biệt, người bị mỏi vai gáy hay đau cột sống có thể sử dụng lá ngải để làm bệnh thuyên giảm hiệu quả.

Chúng ta chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá ngải cứu rửa sạch và ngâm nước muối loãng.

Bạn sao vàng lá ngải cùng 4 – 5 thìa muối trắng, sau đó bọc lại bằng khăn sạch và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy của bệnh nhân.

Mỗi lần, người bệnh chườm ngải nóng tối thiểu 15 phút. Khi lá ngải nguội, bạn có thể sao lại và đắp thêm 2 – 3 lần.

Lá lốt: Lá lốt có thể sử dụng để đắp bên ngoài, hoặc làm thuốc uống để giảm đau xương khớp, tăng cường khả năng vận động cho vai và cổ. Bệnh nhân sử dụng lá lốt còn giúp tán khí hàn trong kinh lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Cách sử dụng lá lốt cũng khá đơn giản như sau.

Lá lốt bạn mang rửa sạch, phơi khô và nấu với nước lọc để uống hàng ngày.

Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng lá lốt bằng cách kết hợp với cỏ xước và bưởi bung. Nấu các nguyên liệu cho đến khi nước ngả màu vàng, người bệnh chắt nước uống như bình thường.

Trà gừng: Gừng được đánh giá là vị thuốc tuyệt vời trong dân gian mà người bệnh không thể bỏ qua. Không chỉ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh đau vai gáy. Gừng còn là vị thuốc quen thuộc cho người bị viêm họng, viêm amidan hay nhiều bệnh xương khớp khác.

Người bệnh sử dụng 1 củ gừng tươi đã cạo vỏ và rửa sạch. Chúng ta thái gừng thành các lát mỏng và pha với nước sôi khoảng 20 phút.

Khi uống, bệnh nhân có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong để tăng vị giác, trà uống tốt nhất vào buổi sáng.

Trong thời gian áp dụng các bài thuốc dân gian này, nếu người bệnh không thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần dừng sử dụng và đến các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn liệu trình chữa trị có tác dụng rõ rệt hơn.

Phương pháp chăm sóc cho người bệnh tại nhà

Ngoài 3 phương pháp điều trị bệnh mà chúng tôi vừa chia sẻ, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà như sau:

Chườm ấm: Bệnh nhân sử dụng khăn ấm để đắp lên vùng vai gáy bị đau. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau nhức, tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn các cơ. Bệnh nhân cũng có thể ngâm mình với nước ấm cũng sẽ đạt hiệu quả tương tự.

Tập luyện các bài tập vai gáy: Bạn có thể kéo giãn cơ vai gáy bằng cách cuộn bả vai. Hoặc xoay đầu qua 2 bên từ trái qua phải, ngẩng đầu lên xuống để các cơ ở cổ được thư giãn. Hãy cố gắng uốn cong và kéo giãn cổ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa bệnh bằng biện pháp gì?

Như các bạn đã thấy, chứng đau mỏi vai gáy gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như sau:

Chúng ta tránh ngồi làm việc trong 1 tư thế quá lâu, không tắm nước lạnh vào tối muộn và tránh kê gối quá cao khi đi ngủ. Khi làm việc, các bạn nên dành một chút thời gian để đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng. Vùng cổ và các cơ bắp sẽ được thư giãn, giảm căng thẳng áp lực.

Nếu phải ngồi làm việc trước máy tính liên tục, chúng ta có thể tập luyện một số bài tập cho phần cổ để tăng độ dẻo dai. Các dây thần kinh từ đó được giảm sức ép và máu sẽ tuần hoàn tốt hơn.

Người bệnh không nên tập quá cường độ các môn thể thao phải xoay cổ nhiều như cầu lông, tennis,… Đồng thời, bạn có thể tập yoga hoặc bơi lội để giúp cột sống thêm dẻo dai.

Bạn đang xem bài viết Đau Vai Gáy Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!