Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Sốt Rét Ở Trẻ Em, Mẹ Nhất Định Phải Biết mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong các vùng có dịch Bệnh sốt rét lưu hành, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều nhất. Khi bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ chuyển thành sốt rét ác tính và gây hậu quả nghiêm trọng.Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sốt rét ở trẻ em
Về lâm sàng, khi trẻ mắc phải bệnh sốt rét sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu sau:
+ Cơ thể sẽ bị lạnh run từ mức độ trung bình đến nặng tùy theo mức độ của bệnh
+ Cơ thể sốt cao trên 40 độ C
+ Khi cơ thể trẻ hết sốt, sẽ trở về trạng thái bình thường và ra rất nhiều mồ hôi
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em như: Nôn mửa, tiêu chảy, lá lách to bất thường, nặng hơn có thể dẫn đến co giật mà hôn mê.
Phương pháp điều trị bệnh sốt rét ở trẻ em
Bệnh sốt rét ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh sốt rét ở trẻ em được áp dụng nhiều nhất là sử dụng thuốc, có các loại thuốc như: Chloroquin photphat, chúng tôi nhiên, khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này mà phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi trẻ mà các bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau để kiểm soát các biến chứng do bệnh gây ra như co giật, hạ đường huyết, thiếu máu, mất nước…
Việc biết được những dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ kiểm soát bệnh tốt hơn, nhờ đó mà có thể bảo vệ con khoi những tác hại nguy hiểm mà bệnh tật gây ra.
Hải Yến – chúng tôi
Dấu Hiệu Của Bệnh Sốt Rét Ở Trẻ Em Cha Mẹ Nhất Định Phải Biết
Sốt rét là bệnh học nội khoa do các loại ký sinh trùng số rét gây ra trong cơ thể người. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua đường truyền của muỗi Anopheles và có thể trở thành bệnh dịch bất cứ lúc nào.
Bệnh sốt rét truyền nhiễm qua 3 phương thức chủ yếu là do truyền máu, do bị muỗi nhiễm bệnh đốt và do truyền qua nhau thai.
Dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em, tùy vào từng độ tuổi mà có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau, cụ thể:
Trường hợp trẻ từ 1 – 4 tuổi
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể vị mắc bệnh sốt rét. Theo đó, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ từ 1 – 4 tuổi có thể là:
Trẻ thường xuyên lên cơn co giật.
Trẻ bỗng nhiên bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em được cảnh báo sớm.
Dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi có thể là rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng, chướng bụng….
Cơ thể trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu, lá lách sưng to.
Khi trẻ bị mắc bệnh sốt rét thì chu kì cơn sốt xung không đều đặn và nhiều trường hợp không có giai đoạn rét run.
Đường huyết ở trẻ giảm, suy thận, biến chứng gan cũng là dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em.
Dấu hiệu của sốt rét ác tính ở trẻ em
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn ác tính thì sẽ có những dấu hiệu của bệnh sốt rét ở trẻ em như:
Cơ thể trẻ bị mất nước, mắt trũng, khô môi, tiểu ít, sụt cân, chất cặn nước tiểu bình thường, urê huyết trên 6,5µmol/l…
Ngoài ra, trẻ sẽ có những dấu hiệu như khó thở, mạch nhanh, gan to, có tiếng thổi tâm thu, tim đập nhanh, thiếu máu, có hội chứng não như co giật, hôn mê, rối loạn ý thức.
Phòng ngừa bệnh sốt rét cho trẻ bằng cách nào?
Trẻ bị sốt rét rất nguy hiểm, chính vì thế, để ngăn ngừa sốt rét cho trẻ hiệu quả, các mẹ hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ.
Thực hiện tiêm phòng vacxin cho trẻ đầy đủ.
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, những nơi đang có dịch bệnh hoành hành.
Nơi vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ phải sạch sẽ, cho trẻ ngủ trong màn, xung quanh nơi ở phải được phun các loại thuốc diệt muỗi, ruồi và đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng cho trẻ vui chơi.
Theo sõi sát sao tình trạng cơ thể trẻ, ngay khi có dấu hiệu bị sốt phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Hải Đường – chúng tôi
Mẹ Thông Thái Nhận Biết Sốt Xuất Huyết Dengue Ở Trẻ Em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em cần phải nhận biết sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh chuyên khoa có tính chất truyền nhiễm. Virus Dengue gây bệnh có 4 loại huyết thanh kí hiệu là DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau.
Sốt xuất huyết Dengue ủ bệnh từ 4- 6 ngày. Chúng sẽ hiện diện trong máu của bệnh nhân trong suốt giai đoạn cấp tính của bệnh.
Với trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ: Trẻ bị sốt cao, quấy khóc, trẻ bỏ bú, kèm theo phát ban dạng dát sẩn. Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em biêu hiện qua những giai đoạn:
Đây là những trường hợp Dengue xuất huyết điển hình với 4 triệu chứng lâm sàng chính là sốt cao, xuất huyết nội tạng gây chảy máu dạ dày, đau dạ dày, gan lớn, suy tuần hoàn, giảm tiểu cầu và cô đặc máu.
Ban đầu sẽ bị sốt, sau đó mặt đỏ, người chán ăn, nôn mửa, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Đau vùng thượng vị, đau mạn sườn, đau toàn bụng.
Sốt trong khoảng từ 2 – 7 ngày, sau đó hạ sốt hoặc hết sốt. Nhiệt độ cao lên tới 40 – 41oC gây ra co giật do sốt cao.
Xuất huyết có dạng máu bầm, chảy máu ở điểm chọc tĩnh mạch, nhưng chấm xuất huyết đỏ này lan ra các chi. Bệnh nhân có dạng chấm xuất huyết dính với nhau thành những vòng tròn nhỏ, dấu phát ban sát nhau. Gan sẽ to hơn.
Ở thể nặng sau vài ngày sốt, tình trạng bệnh nhân đột ngột xấu di. Trong khoảng giữa ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đặc trưng choáng, mạch nhanh, yếu.
Da lạnh rịn ướt, cơ thể vật vã. Khi không điều trị đúng sẽ có thể tử vong trong 12 -24h.
Tiêu chuẩn xét nghiệm sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3.
Cô đặc máu Hct sẽ tăng lên quá 20% so với trị số bình thường
Để chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, bạn cần xét nghiệm lâm sàng (sốt + xuất huyết) với 2 tiêu chuẩn xét nghiệm là giảm tiểu cầu và tăng Hct.
Khi trẻ bị sốt xuất huyết Dengue các mẹ cần chăm sóc cẩn thận
Điều trị Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thể không choáng
Bù dịch: Bệnh nhân bị mất nước do sốt cao, chán ăn, nôn nên cần phải bù dịch oresol hoặc là nước trái cây.
Hạ nhiệt: Khi sốt nên tránh dùng Salicylate (Aspirine) gây xuất huyết và toan máu. Nên dùng thuốc Paracetamol
Lúc này cần phải truyền dung dịch Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% với số lượng 20 ml/kg, chảy nhanh tối đa. Choáng nặng thì phải bơm trực tiếp vào tĩnh mạch. Khi thấy bệnh nhân cải thiện các dấu hiệu sống rõ rệt và Hct giảm xuống thì tiếp tục cho truyền dịch với tốc độ 10 ml/kg/giờ rồi sau đó điều chỉnh.
Dịch được truyền trong giai đoạn này là Dextrose 5% hoặc 1/2 Ringer lactate với 1/2 Glucose 5% , hoặc 1/2 NaCl 0.9% với 1/2 Glucose 5%.
Ngừng truyền dịch khi lượng Htc giảm xuống mức 40% và khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu thèm ăn trở lại.
Sốt xuất huyết Dengue bị choáng thì đều cần phải phân loại nhóm máu và khi lâm sàng có chảy máu nặng thì chỉ định truyền máu.
Tất cả bệnh nhân bị choáng đều cần phải xét nghiệm sốt xuất huyết dengue để phân loại nhóm máu và khi trên lâm sàng có chảy máu nặng thì có chỉ định truyền máu.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây sốc những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, các mẹ cần chú ý.
Dấu Hiệu Giúp Bố Mẹ Nhận Biết Bệnh Suy Hô Hấp Ở Trẻ Em
Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ mới sinh, nhất là trẻ sinh non. về bệnh suy hô hấp có thể là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, não; nhưng cũng có thể chỉ đơn thuần là hệ quả của tình trạng hạ thân nhiệt, hạ đường huyết.
Bệnh suy hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ em.
Ý khiến chia sẻ của mọi người về bệnh suy hô hấp ở trẻ em:
Loan Bùi chia sẻ: “Bé Bi, em họ tôi mới được 13 ngày tuổi thì vào viện do bị suy hô hấp. Cả nhà tôi đang mất ăn mất ngủ. Bé ra đời là niềm vui khôn xiết của đại gia đình, bé sinh đủ tháng nhưng phải đẻ mổ. Bé nặng 3,7kg, ăn uống tốt. Thế nhưng được 1 tuần tuổi thì bắt đầu ho, nhịp thở nhanh, da dẻ tím tái và cứ thế nặng thêm. Bé mới được đưa vào viện, mỗi ngày tiêm đến 5-6 mũ, rồi còn bị hút đờm từ mũi, khóc thé lên. Nhìn xót và thương lắm. Tôi đã đọc một số thông tin về suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, và thấy rất lo lắng vì bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, hiện nay bé vẫn đang được chữa trị.”
Hạ Vy chia sẻ: “Cô bé nhà mình sinh non, 2,3 kg và bị suy hô hấp do khi sinh ra nang phổi không nở, bác sĩ phải kích nở phổi bằng thiết bị của bệnh viện. Con mình lúc sinh ra khó thở vô cùng, cứ hổn hà hổn hển, người thì tím tái, phải thở ô-xy, bé không thể bú sữa mẹ mà toàn uống bằng đường xông. Nhìn tội lắm, lúc đó bé tí tẹo, Bác sĩ đặt thế nào nằm vậy, thi thoảng mới thấy cử động chân tay. Bác sỹ cho nằm lồng kính và luôn có người theo dõi. Được khoảng 5 ngày tình trạng con đỡ hơn, tuy nhiên vẫn phải nằm viện và theo dõi thường xuyên. Nằm hơn nửa tháng tình trạng của bé mới cải thiện, bác sĩ còn nói mình may mắn vì có rất nhiều trẻ mất mạng vì tình trạng suy hô hấp này.”
Thông qua bài viết “Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh” trên trang Suckhoe:
Sau khi lọt lòng mẹ, các cơ quan nội tạng của trẻ bắt đầu hoạt động và phối hợp nhịp nhàng để duy trì chức năng hô hấp. Nếu khả năng thích ứng đó bị rối loạn, tình trạng suy hô hấp sẽ xảy ra.
Sớm nhận biết bệnh suy hô hấp để bảo vệ tính mạng con mình.
Trẻ bị viêm não, viêm màng não, sang chấn sọ não, xuất huyết não…
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là tam chứng, tứ chứng fallot.
Hội chứng màng trong, xẹp phổi, chảy máu phổi, viêm phế quản, viêm phổi, tắc lỗ mũi sau, có chướng ngại vật ở đường hô hấp (đờm dãi, sữa).
Trẻ bị hạ đường huyết do đói hoặc hạ thân nhiệt do lạnh.
Để đề phòng chứng suy hô hấp cho trẻ, bà mẹ khi mang thai cần đi khám thường xuyên, đồng thời chăm sóc tốt thai nghén theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giảm các nguy cơ thai bất thường, sinh non. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gây suy thở như bệnh màng trong, xẹp phổi…
Cần lưu ý không để những trẻ mới chào đời bị lạnh (nhiệt độ ngoại cảnh thích hợp là 27-28 độ C). Cho bé ăn đầy đủ để không bị hạ đường huyết.
Hãy nghĩ đến chứng suy hô hấp nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau:
Rối loạn nhịp thở: Trẻ thở nông, nhanh, không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút.
Da tím hoặc tái, xảy ra ở toàn thân hoặc quanh môi và tứ chi.
Khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức. Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở. Cánh mũi phập phồng, có tiếng rên thì thở ra.
Lúc này, cơ thể trẻ đang thiếu dưỡng khí. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách, bệnh nhi rất dễ tử vong.
Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường.
Trong lúc chuẩn bị đưa trẻ đến bệnh viện, gia đình cần thực hiện ngay một số việc sau:
Làm thông đường thở, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.
Dùng ngón tay quấn khăn sô hoặc gạc lau sạch miệng và họng cho trẻ.
Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Nới rộng tã, áo để trẻ dễ thở.
Ủ ấm cho trẻ bằng chăn, túi nước ấm.
Bế bé ở tư thế đầu cao, hơi ngửa cổ để bé dễ thở. Trên đường vận chuyển, nếu trẻ không thở thì phải búng nhẹ ở gót chân hoặc xoa nhẹ vùng ngực để kích thích trẻ thở.
Bạn biết đấy, không phải là căn bệnh đơn giản vì nó sẽ khiến con trẻ của bạn mất mạng. Vì vậy xin đừng chủ quan, hãy luôn quan sát, nhanh chóng đưa con đến bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường để con bạn an toàn.
Dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết bệnh suy hô hấp ở trẻ em Blog sức khỏe, Trẻ em, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Hô hấp, Suy hô hấp
Đăng bởi Phương Thảo
Tags: bệnh suy hô hấp, bệnh trẻ em, dấu hiệu suy hô hấp, hô hấp, sức khỏe, suy hô hấp ở trẻ em
Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Sốt Rét Ở Trẻ Em, Mẹ Nhất Định Phải Biết trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!