Xem Nhiều 3/2023 #️ Chùm Ảnh Phía Sau Ca Phẫu Thuật U Não Bằng Robot Đầu Tiên Ở Châu Á # Top 12 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chùm Ảnh Phía Sau Ca Phẫu Thuật U Não Bằng Robot Đầu Tiên Ở Châu Á # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùm Ảnh Phía Sau Ca Phẫu Thuật U Não Bằng Robot Đầu Tiên Ở Châu Á mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 15/2/2019, Bệnh viện Nhân Dân 115 đã trở thành đơn vị đầu tiên ở khu vực Châu Á thực hiện thành công kỹ thuật mổ u não bằng robot Modus V Synaptive. Việc thực hiện thành công kỹ thuật trên sẽ mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực phẫu thuật các bệnh lý về thần kinh cho người bệnh.

Dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị, robot thần kinh Modus V Synaptive và GS Amin Bardai Kassam, ê kíp gồm 3 bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân 115, trong đó chúng tôi Chu Tấn Sĩ – Trưởng khoa Ngoại thần kinh đóng vai trò “chỉ huy trưởng” cùng 2 chuyên gia kỹ thuật đến từ Canada và Úc đã phẫu thuật bóc tách lấy nguyên khối u 20mm trong não của người bệnh. Ca mổ chỉ kéo dài trong vòng 90 phút, hoàn thành sớm hơn dự kiến 30 phút.

Người đầu tiên tại Việt Nam được tiếp cận kỹ thuật này là một bệnh nhân nữ sinh năm 1952, ngụ tỉnh Tây Ninh. Bà nhập viện trước Tết Nguyên Đán 2019 trong tình trạng nhức đầu, yếu nửa người bên phải. Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có một khối u kích thước 15 – 20mm ở vùng trán bên trái. Khối u phát triển gây tổn thương, phù nề xâm lấn xung quanh ảnh hưởng đến chức năng ngôn ngữ của người bệnh, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng.

Giáo sư giải phẫu thần kinh Dr. Amin Kassan ở Milwaukee – Wisconsin, Phó Chủ tịch Viện phát triển Khoa học thần kinh Aurora, Trưởng ban khoa học, Trung tâm y tế Advocate Aurora. Ông cũng chính là người đưa ra ý tưởng về hệ thống robot này.

Robot Modus V Synaptive được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Nhân dân 115 là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại nhất trong giới phẫu thuật thần kinh và sử dụng thường xuyên tại các trung tâm phẫu thuật lớn tại Mỹ, Canada, Úc.

Hệ thống robot này được tích hợp đa chức năng tối ưu hình ảnh, lập kế hoạch phẫu thuật, định hướng… cung cấp cho các phẫu thuật viên những tiến bộ công nghệ mới nhất để thực hiện các cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phù hợp với thông số riêng của từng bệnh nhân.

Nếu như 2 hệ thống robot Da Vinci, Rosa phẫu thuật viên điều hành trên 1 máy tính điều khiển giống như đang chơi game và robot thực hiện phẫu thuật thì hệ thống Modus V Synaptive mang đến sự khác biệt lớn là trực tiếp chụp ảnh MRI từng phần trên cơ thể của người bệnh, sau đó hướng dẫn phẫu thuật viên thực hiện.

“Khi ứng dụng hệ thống robot phẫu thuật thần kinh sẽ làm thay đổi thói quen của các phẫu thuật viên, mang lại nhiều lợi điểm. Đặc biệt nhất là tất cả ê-kíp tham gia ca mổ đều có thể quan sát phẫu trường, tương tác với nhau trong suốt quá trình mổ. Hệ thống robot đi theo cuộc cách mạng 4.0, tất cả các kế hoạch mổ đều được chuẩn bị trước trên máy. Sau đó, hệ thống máy sử dụng trí tuệ nhân tạo cho phép chọn lựa các bó dẫn truyền thần kinh, và trong quá trình mổ có thể tránh các bó đó để hạn chế tối đa các di chứng thần kinh để lại” – chúng tôi Chu Tấn Sĩ cho biết.

Ban giám đốc, các trưởng khoa của bệnh viện cùng chuyên gia chăm chú theo dõi ca phẫu thuật thông qua màn hình trực tuyến từ phòng mổ

GS Amin Bardai Kassam (trái) và chúng tôi Phan Văn Báu – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (phải) trao đổi chuyên môn

Theo chúng tôi Chu Tấn Sĩ, điểm khó khăn của ca mổ này là ở cách thức thực hiện, nếu mổ bằng vi phẫu ông cần phải nhìn trực tiếp nhưng khi thông qua robot mọi thao tác đều nhìn trên màn hình. Nhờ được tập huấn trong các chương trình tại Mỹ, Thụy Sỹ, ông đã tự tin hơn khi xử trí khối u trong não cho người bệnh. Trong gần 1 tháng nay sau khi robot được lắp đặt tại phòng mổ bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh đã được huấn luyện tại chỗ để làm quen với hệ thống.

BS.CK2 Lưu Kính Khương – Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ về những khó khăn, thử thách khi tham gia vào ê-kíp phẫu thuật: “Đối với những trường hợp phẫu thuật u não như bệnh nhân này thì đòi hỏi phải gây mê sâu hoặc rất sâu, để nằm im hoàn toàn trong suốt quá trình mổ. Bởi nếu bệnh nhân không được đảm bảo độ sâu gây mê, hay giảm đau, giãn cơ không tốt thì chỉ cần một cử động nhỏ của cơ thể cũng dẫn đến hậu quả khó lường. Bên cạnh đó, ca phẫu thuật này còn đòi hỏi phải trang bị máy theo dõi độ giãn cơ để tránh các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như ngộ độc thuốc mê, thuốc giảm đau…”.

Ê-kíp phẫu thuật đã bóc tách lấy nguyên khối u 20mm trong não của người bệnh. Ca phẫu thuật gần như không gây tổn thương cấu trúc não kế cận. Sau 2 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, sức khỏe ổn định và được chuyển về khoa Ngoại thần kinh chăm sóc.

Ê-kíp phẫu thuật bên cạnh hệ thống robot Modus V Synaptive

GS Amin Bardai Kassam gửi lời chúc mừng thành công đến chúng tôi Chu Tấn Sĩ cùng ê-kíp mổ

GS Amin Bardai Kassam cùng chúng tôi Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Nhân dân 115

TS.BS Phan Văn Báu – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 thay mặt ban giám đốc tặng hoa cho GS Amin Bardai Kassam, chúng tôi Chu Tấn Sĩ, chúng tôi Lưu Kính Khương

GS Amin Bardai Kassam nán lại trò chuyện, trao đổi chuyên môn với ban giám đốc và bác sĩ Chu Tấn Sĩ.

Bạn đọc có thể liên hệ:

527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q.10, TPHCMĐT: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110Website: http://www.benhvien115.com.vn/

Ảnh: Viết Hưởng – Hoàng LongCổng thông tin tư vấn sức khỏe chúng tôi

Lần Đầu Tiên Tại Châu Á, Bệnh Viện Nhân Dân 115 Mổ U Não Bằng Robot Chỉ Mất 90 Phút

TS.BS Phan Văn Báu – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ca mổ “tân niên” được lên lịch ngay sau Tết Nguyên đán, do chúng tôi Chu Tấn Sĩ – Trưởng khoa Ngoại thần kinh đảm trách cùng ê-kíp của bệnh viện và có sự hỗ trợ từ GS Amin Kassam – Phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora (Mỹ). Ông là giáo sư giải phẫu thần kinh đồng thời cũng chính là người đưa ra ý tưởng về hệ thống robot này.

Ê-kíp tham gia mổ u não bằng robot Modus V Synaptive đầu tiên tại châu Á

Được biết, người được phẫu thuật là nữ bệnh nhân sinh năm 1952, ngụ Tây Ninh. Bà nhập viện với biểu hiện đau đầu, khó nói, yêu tay chân phải. Sau quá trình thăm khám, khảo sát cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán u não ở vùng trán đính (T) khoảng 2cm, cách vỏ não khoảng 1,5 – 2cm, chi phối đến chức năng vận động.

“Đây là khối u kích thước rất nhỏ, đơn độc, bằng các phẫu thuật thông thường sẽ vén não và tìm tổn thương nhưng sẽ để lại những di chứng thần kinh cho người bệnh. Vì vậy, sau khi thăm khám, đánh giá các chức năng cần thiết, đạt được sự đồng thuận, chúng tôi nhận định người bệnh nằm trong giới hạn cho phép được phẫu thuật bằng robot nhằm tránh các tổn thương lên não mà vẫn lấy được khối u” – chúng tôi Chu Tấn Sĩ – “chỉ huy trưởng” của kíp mổ chia sẻ.

Ca mổ bắt đầu lúc 9g, ngày 15/2 và kết thúc khi kim đồng hồ chỉ 10g30, dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị robot Modus V Synaptive, ê-kíp phẫu thuật đã bóc tách lấy nguyên khối u trong não của người bệnh.

Là người tham gia hỗ trợ phẫu thuật, GS Amin Kassam bày tỏ sự ngạc nhiên và hài lòng khi ca phẫu thuật đạt kỷ lục về thời gian, chỉ kéo dài 1 giờ 30 phút, sớm hơn dự kiến ban đầu là 2 giờ đồng hồ.

Ông nói: “Người bệnh mang khối u này như bị cú đấm, gây tức và phù nề dữ dội. Khối u não sẽ làm cho các sợi thần kinh cạnh nó trở nên mong manh, chính vì vậy để lấy được khối u đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải đạt đến mức độ chính xác rất cao. Bởi chỉ lệch một chút đồng nghĩa với việc lấy đi một cánh tay, một đôi chân của người bệnh, thậm chí là làm liệt nửa người. Cuộc sống của người bệnh đặt lên ê-kíp bác sĩ. Và đôi tay của bác sĩ Chu Tấn Sĩ đã làm được điều đó.

Thông thường, nếu mổ cổ điển bằng kính vi phẫu, không có robot và định vị sẽ kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ. Ca mổ của Bệnh viện Nhân Dân 115 hoàn thành sớm, ê-kíp bác sĩ rất tập trung, thao tác nhuần nhuyễn”.

Thầy thuốc Ưu tú – chúng tôi Chu Tấn Sĩ – người được mệnh danh bàn tay vàng phẫu thuật ngoại thần kinh là kíp trưởng của ca phẫu thuật ngày 15/2

Theo ông Amin Kassam, hệ thống Modus V Synaptive trang bị trong ca phẫu thuật này là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại nhất trong giới phẫu thuật thần kinh. Nó được ứng dụng tại Mỹ vào năm 2015 và chỉ 3 năm sau đó đã được đưa về Bệnh viện Nhân Dân 115 với thế hệ thứ II có tính năng vận hành nhanh, chính xác. Đó là bước tiến ngoài mong đợi.

Nếu như 2 hệ thống robot Da Vinci, Rosa phẫu thuật viên điều hành trên 1 máy tính điều khiển giống như đang chơi game và robot thực hiện phẫu thuật thì hệ thống Modus V Synaptive mang đến sự khác biệt lớn là trực tiếp chụp ảnh MRI từng phần trên cơ thể của người bệnh, sau đó hướng dẫn phẫu thuật viên thực hiện.

Điểm nổi bật nhất của phương pháp phẫu thuật bằng robot là độ chính xác rất cao trong vị trí phẫu thuật, hạn chế tổn thương phần mềm xung quanh, đường mổ nhỏ, phù hợp với các ca can thiệp về thần kinh sọ não đòi hỏi sự chuẩn xác đến từng milimet.

Ngoài ra, hệ thống còn có thể điều hướng và tự động hoá cánh tay robot, cung cấp cho phẫu thuật viên những tiến bộ công nghệ mới nhất để thực hiện cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phù hợp với thông số riêng của từng bệnh nhân. Từ đó giúp bác sĩ lựa chọn cách tiếp cận tối ưu, giảm thiểu các biến chứng, nguy cơ gây tổn thương các vùng chức năng quan trọng như ngôn ngữ, thị giác và vận động.

Ban lãnh đạo và các trưởng khoa của bệnh viện, chuyên gia nước ngoài theo dõi ca phẫu thuật qua màn hình trực tiếp từ phòng mổ

“Với tính chất là ca mổ đầu tiên về u não bằng hệ thống robot mới hoàn toàn nên áp lực rất nặng nề, mặc dù ê-kíp đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Ca mổ hôm nay có sự khác biệt với những trường hợp trước do tôi đảm trách, nếu mổ bằng vi phẫu tôi phải nhìn vào bàn tay thì thông qua robot mọi thao tác đều nhìn trên màn hình. Tuy nhiên, nhờ quá trình học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Mỹ và Thụy Sỹ trước đó khiến chúng tôi tự tin hơn. Khi bước vào phòng mổ, tôi quên hết những vấn đề xung quanh, chỉ tập trung cao độ vào người bệnh” – bác sĩ Tấn Sĩ chia sẻ sau hơn 1 giờ căng thẳng.

Khối u 2cm được bóc tách ra khỏi não của người bệnh

Ca phẫu thuật gần như không gây tổn thương cấu trúc não kế cận. Sau 2 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, sức khỏe ổn định và được chuyển về khoa Ngoại thần kinh chăm sóc.

Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhân Dân 115 và GS Amin Kassam – Phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora – Mỹ (thứ 2 từ bên phải qua)

GS Amin Kassam đánh giá ca phẫu thuật u não bằng robot là bước đi “lịch sử” của bệnh viện, đây sẽ là khởi đầu cho một hành trình mới. Trong tương lai, ông mong muốn bệnh viện không chỉ dừng lại ở các ca phẫu thuật robot mà còn xây dựng nên trung tâm đào tạo phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện Nhân Dân 115. Vị giáo sư cũng không quên gửi lời mời đến ban lãnh đạo đưa bác sĩ đi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để thực hiện những ca phẫu thuật não khi người bệnh tỉnh táo. Với phương pháp này, khi người bệnh tỉnh táo và trao đổi được giúp bác sĩ đánh giá, phẫu thuật chính xác hơn và khôi phục khả năng sau đó dễ dàng hơn.

Ban lãnh đạo trao tặng hoa cho GS Amin Kassam và ê-kíp phẫu thuật

Hà Nội Bắt Đầu Có Chùm Ca Bệnh Tay Chân Miệng

Mới đây tại một trường mầm non ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội đã xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng đầu tiên với 9 trẻ mắc tại 4 lớp. Trong đó một lớp đã được cho nghỉ học.

Đến nay, sau gần 1 tuần tại ổ dịch này chưa có thêm ca bệnh nào mới. Tuy nhiên, các chuyên gia hết sức lo ngại trước diễn biến bất thường của dịch. Từ đầu năm đến ngày 11/3, cả thành phố Hà Nội đã ghi nhận hơn 750 trẻ mắc tay chân miệng, ở tất cả các quận, huyện. Trong khi ở mùa dịch năm ngoái, đến tháng 5 thành phố mới bắt đầu có ca bệnh và tháng 9-11 mới là “đỉnh” dịch.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội thì rất khó có thể nhận định về tình hình dịch trên địa bàn thành phố. Bởi lẽ, không chỉ Việt Nam mà tình hình dịch trên thế giới gần đây cũng diễn biến rất phức tạp, xu hướng tăng cao tại nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Trong khi đó tại cộng đồng, tỷ lệ người lành mang trùng cao, bệnh chưa có vắcxin hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Dịch tay chân miệng vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: Dương Ngọc.

Năm 2011, Hà Nội cũng ghi nhận khoảng 1.600 trẻ mắc tay chân miệng, tăng đột biến kể từ năm 2003 trở lại đây.

Ông Cảm cũng cho biết, điều đáng mừng là năm nay, ngành giáo dục chỉ đạo rất quyết liệt. Các trường cũng chủ động triển khai công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng giám sát, sớm phát hiện trẻ mắc bệnh…

” Ngoài ra, năm nay sẽ không áp dụng quy định đóng cửa lớp học 10 ngày nếu trong lớp đó có 2 trẻ mắc bệnh liên tiếp trong vòng một tuần. Việc ra quyết định đóng cửa một lớp, hay một trường học sẽ do ngành y tế tham mưu dựa trên tình hình dịch thực tế tại cơ sở đó”, ông Cảm nói.

Cũng theo ông, thực tế, chỉ có 30- 40% trẻ mắc bệnh là lây trong trường học. Trong khi đó tại cộng đồng, có nhiều người nhiễm virus không biểu hiện bệnh (cả người lớn và trẻ em). Do đó, cho trẻ nghỉ học ở nhà không phải là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, đó là “ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch”. Khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám và cách ly tại nhà 10 ngày.

Phẫu Thuật Thành Công Cho Bệnh Nhân Bị U Mạch Máu Não Nhỏ, Ít Gặp

Các bác sỹ Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiến hành ca phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi, bị u dị dạng mạch máu não kích thước nhỏ (khoảng 1,5×2,0cm). Nếu không phẫu thuật kịp thời, gây vỡ, chảy máu não, tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ tiến triển nặng hơn.

Trước đó, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhận Phạm Khắc H (SN 1950), trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, nhập viện trong tình trạng sức khỏe yếu, có dấu hiệu đau đầu, đi lại khó khăn.

Phẫu thuật u mạch máu não cho bệnh nhân sử dụng kỹ thuật định dẫn đường Navigation ở phòng mổ thông minh

Sau khi làm các thao tác thăm khám, chụp chiếu phát hiện bệnh nhân bị u dị dạng mạch máu não, kích thước nhỏ. Các bác sỹ điều trị quyết định phẫu thuật xử lý khối dị dạng. Do kích thước khối u nhỏ, lại nằm ở vị trí khó, các bác sỹ quyết định triển khai phẫu thuật sọ não sử dụng kỹ thuật mới dùng hệ thống định vị dẫn đường bằng máy định vị Navigation. Đây là thiết bị phẫu thuật hiện đại cho phép xác định rõ, định vị cụ thể khối u để bác sỹ phẫu thuật tiếp cận dễ dàng, đồng thời thiết bị cho phép định vị được các vùng chức năng quan trọng, như: Các mạch máu, dây thần kinh ngay trong khi mổ để tránh làm tổn thương. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân bình phục nhanh, đi lại ổn định, hết cảm giác đau đầu.

Bệnh nhân đã hồi phục tốt và được bác sỹ kiểm tra định kỳ

Bác sỹ Lê Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: Để phục vụ tốt người bệnh, hiện bệnh viện đã trang bị thiết bị hiện đại này tích hợp trong hệ thống phòng mổ hiện đại với hệ thống cắt lớp CT, máy gây mê, hệ thống đèn mổ thông minh… Tổng đầu tư ban đầu khoảng 60 tỷ đồng cho hệ thống phòng mổ thông minh này. Việc ứng dụng kỹ thuật mới vào điều trị thành công giúp hạn chế tối đa bệnh nhân phải đi xa, chuyển tuyến, giúp tạo nhiều tiện lợi, đổi thay trong vi phẫu thần kinh sọ não.

Hà Phong

Bạn đang xem bài viết Chùm Ảnh Phía Sau Ca Phẫu Thuật U Não Bằng Robot Đầu Tiên Ở Châu Á trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!