Xem Nhiều 3/2023 #️ Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau # Top 9 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thường thì người ta sẽ nghĩ đến u não ở hố sau nếu như trong trường hợp có các triệu chứng riêng biệt hoặc là bệnh nhân có thể có tập các biểu hiện triệu chứng sau đây:

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

+Đau đầu.

+Nôn.

+Rối loạn tri giác.

+Soi đáy mắt thì thấy có hiện tượng phù nề gai thị.

+Cổ bệnh nhân thì bị vẹo theo kiểu torticolis.

+ Đi đổ về một bên, trẻ em thường đi không vững hoặc là đi đổ người là phía sau.

+ Có khi có biểu hiện của rối loạn tâm lí, rối loạn phân biệt hướng đi, có dấu hiệu của múa rối nước.

Các dấu hiệu của các dây thần kinh sọ não:

+ Dây số 8: dây thần kinh tiền đình – ốc tai, có hội chứng tiền đình ngoại biên hay trung tâm, rối loạn hoạt động của dây ốc tai, bệnh nhân có biểu hiện là nghe kém.

+ Dây só 5: dây thần kinh sinh ba, biểu hiện của bệnh nhân là giảm cảm giác nửa mặt, hoặc ở một nhánh của dây sô 5 như giảm cảm giác của một vùng mặt, phản xạ giác mạc kém, liệt vận động của dây thần kinh sinh bao (cơ nhai).

+ Dây số 7 hay là dây thần kinh mặt: bệnh nhân có biểu hiện của liệt mặt, liệt các dây vận nhãn mắt.

+ Hoặc là phối hợp thêm các tổn thương của bó tháp (vận động) và cảm giác.

Tóm lại, nếu như có tập của các triệu chứng như tăng áp lực nội sọ và các tổn thương các dây thận kinh của sọ não như trên thì điều đó có nghĩa là bệnh nhân có u ở hố sau.

Chẩn đoán nguyên nhân:

+ Có thể căn cứ vào hỏi bệnh: như các biểu hiện của tuổi bệnh nhân, các triệu chứng khởi phát của bệnh, kéo dài triệu chứng trong bao lâu, tiền sử của bệnh nhân,…

+ Một số các xét nghiệm cận lâm sàng cũng có thể gợi ý cho hướng chẩn đoán của bệnh như:

Chụp sọ thẳng: nghiệng, tư thế Worm – Bretton cũng có thể cho biết được những tổn thương như xương bị ăn mòn hoặc là xương của bệnh nhân trở nên đậm đặc hơn.

Điện não đồ thường ít có giá trị đối với trường hợp bệnh nhân bị u hố sau, nhưng cũng có thể cho biết các biểu hiện của tăng áp lực nội sọ.

Chụp động mạch sống – nền băng phương pháp Seldinger.

Chụp não thất bằng các chất cản quang cho biết tương đối rõ khối u choán chỗ ở hố sau.

Hiện nay hai phương pháp sau này là phương pháp chẩn đoán giúp cho các bác sĩ ngoại khoa biết được vị trí của khối u và thái độ xử trí bệnh cần thiết.

+ Ngày nay với chụp cắt lớp vi tính đã giúp rất nhiều trng công tác chẩn đoán bệnh và là một phương tiện chẩn đoán bệnh chính ở các nước công nghiệp trên thế giới.

Phương pháp này cho thấy rõ được các khối u ở các vị trí của thể như như ở tiểu não, ở góc cầu – tiểu não nằm ở thân não, hay cũng có thể là ở não thất IV.

Cho phép đánh giá được những ảnh hưởng quan trọng của khối u choán chỗ như dọa tụt hạnh nhân tiểu não, giãn rộng các não thất.

Giúp chẩn đoán tương đối rõ tính chất của các khối u.

copy ghi nguồn: https://health-guru.org/

link bài viết: Chẩn đoán u não ở hố sau

“Chuẩn Vàng” Để Chẩn Đoán U Máu Trong Não

Như chúng ta đã biết, u máu ở não (Angioma hoặc AVM-arteriovenous malformation) là một loại tổn thương phức tạp, gặp ở dưới 1% dân số (ít gặp hơn so với phình động mạch não 3-5% dân số). U máu não là khối dị dạng bao gồm các mạch máu ở não tạo thành khối giống khối u. U máu bao gồm động mạch nuôi cấp máu cho khối dị dạng từ động mạch, khối dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu. Ngày nay, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và chụp mạch não được thực hiện thường quy ở nhiều cơ sở y tế nên việc chẩn đoán xác định u máu não không gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân u máu ở não là gì?

Ngày nay, chúng ta chưa biết chính xác nguyên nhân u máu não, nhưng đây không phải là ung thư, không phải khối u não, cũng không phải tổn thương nhiễm khuẩn. U máu não do sự phát triển bất thường trong thời kỳ bào thai, nhưng phần lớn không biểu hiện dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Rất hiếm khi u máu não mang tính di truyền. Trong trường hợp u máu não do di truyền, người bệnh thường có u máu ở một số nơi khác như: phổi, dạ dày, ruột hoặc ở da.

Người bệnh bị u máu não có biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng ở người bệnh u máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước khối u máu, vị trí u máu, u máu vỡ gây chảy máu hay không vỡ. Nếu khối u máu không vỡ, người bệnh có thể không biểu hiện gì đặc biệt. Những trường hợp khác biểu hiện đau đầu, co giật. Đau đầu do u máu não chưa vỡ thường đau giống đau nửa đầu, người bệnh đau ở vùng có u máu (ví dụ u máu não vùng trán khiến người bệnh đau vùng trán, u máu não vùng thái dương gây đau đầu vùng thái dương), nhưng cũng có thể đau ở vùng khác với vị trí u máu. Khi điều trị đau đầu với phác đồ đau nửa đầu thường giảm đau tốt. Khoảng 1% người bệnh u máu não bị co giật (động kinh). Một số trường hợp người bệnh bị rối loạn trí nhớ, khó tìm từ khi nói, khó nói, buồn, lo lắng, thay đổi tính cách.

Khi u máu vỡ gây chảy máu trong não, người bệnh biểu hiện bệnh đột ngột đau đầu, có thể đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, yếu liệt nửa người, tê bì nửa người, méo mồm, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhìn, mất thăng bằng, lơ mơ, hôn mê. Chảy máu là biến chứng nặng nhất của u máu. Rất may mắn, chỉ 1% trường hợp u máu não bị vỡ chảy máu, những trường hợp khác không bị chảy máu. Khi u máu vỡ, chúng ta cần đưa người bệnh nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp, chẩn đoán và điều trị.

Thầy thuốc chẩn đoán u máu não bằng cách nào?

Khi nghi ngờ u máu não, bác sỹ sẽ cho người bệnh thực hiện một số thăm dò hình ảnh để chẩn đoán. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cắt lớp vi tính mạch, chụp cộng hưởng từ, chụp cộng hưởng từ mạch hoặc chụp mạch máu não. Khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được đưa vào phòng chụp, nằm trên bàn, đầu nằm trong máy chụp hình ống. Trong khi chụp, máy tạo ra tiếng ồn lớn. Nhiều người cảm thấy khó chịu do tiếng ồn. Thời gian chụp cắt lớp dài 10 – 15 phút. Để chẩn đoán chính xác, bác sỹ sẽ tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (thường ở tay). Chụp cắt lớp vi tính bao gồm: chụp thường, chụp tiêm thuốc cản quang và chụp cắt lớp vi tính mạch. Ưu điểm chụp cắt lớp vi tính sọ não là nhanh, chẩn đoán chính xác chảy máu trong sọ, ít xâm lấn. Chính vì vậy, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sàng lọc u máu não giá trị và được sử dụng phổ biến. Nhược điểm là khả năng chẩn đoán không tốt bằng chụp cộng hưởng từ hay chụp mạch não.

Chụp cộng hưởng từ sọ não: người bệnh được đưa vào phòng chụp, nằm trên bàn. Trước khi vào phòng chụp, người bệnh được thay quần áo, không được mang theo bất cứ vật kim loại nào vào trong phòng như: điện thoại, đồng hồ, nhẫn, vòng, dây chuyền, thắt lưng… Đầu người bệnh nằm trong ống dài. Thời gian chụp 20 – 30 phút. Tiếng ồn khi chụp cộng hưởng từ lớn hơn so với chụp cắt lớp. Thời gian chụp dài hơn, người bệnh thường khó chịu vì tiếng ồn lớn như tiếng máy bay. Vì vậy, người bệnh được đeo bịt tai để giảm tiếng ồn. Vì nằm trong phòng kín, không có người bên cạnh, tiếng ồn lớn nên một số người khó khăn khi chụp, nằm không yên, hoặc lo lắng quá mức. Mặc dù không có ai bên cạnh, nhưng người bệnh có thể nói chuyện với nhân viên chụp, hoặc bác sỹ qua hệ thống loa trong phòng chụp. Đôi khi người bệnh kích động, vật vã, không hợp tác cần được gây mê. Trường hợp cần thiết, bác sỹ tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch (thường ở tay). Ưu điểm của phương pháp cộng hưởng từ là thăm dò ít xâm lấn, ít tai biến và biến chứng, hình ảnh rõ hơn và chính xác hơn chụp cắt lớp vi tính. Đây cũng được coi là phương pháp sàng lọc u máu não tốt, theo dõi tiến triển u máu não giá trị. Nhược điểm là hình ảnh không chính xác bằng chụp mạch não.

Đối với chụp mạch não, người bệnh được thay quần áo và vào phòng chụp (vô trùng như trong phòng mổ), bác sỹ sẽ rửa tay giống phẫu thuật, mặc quần áo mổ, đi găng tay vô khuẩn, luồn catheter (ống nhựa nhỏ như đũa xe đạp) vào động mạch ở đùi, luồn qua động mạch chủ ở bụng, ở ngực, qua tim, qua cổ vào tới não. Bơm thuốc cản quang để chụp. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong khi chụp, bác sỹ có thể gây tê giảm đau tại điểm chọc kim. Bác sỹ thường ở trong phòng chụp cùng người bệnh trong suốt thời gian chụp. Chụp mạch não kéo dài 30 – 60 phút. Ưu điểm của phương pháp chụp mạch là chẩn đoán chính xác nhất u máu não. Hình ảnh cho thấy đầy đủ các động mạch nuôi, khối u máu, tĩnh mạch dẫn lưu và các mạch máu xung quanh. Chụp mạch não là chuẩn vàng để chẩn đoán u máu não. Nhược điểm là phương pháp thăm dò xâm lấn, nguy cơ cao hơn so với chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ. Người bệnh cần làm một số xét nghiệm (ví dụ xét nghiệm đông máu), cần nằm viện. Trường hợp chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não, người bệnh về ngay sau khi chụp, không cần nằm viện, nhưng nếu chụp mạch não thì người bệnh cần nằm viện 1 ngày.

Trên hình ảnh cắt lớp vi tính (tiêm thuốc cản quang), khối u máu ngấm thuốc mạnh. Trường hợp u máu đã vỡ, ngoài hình ảnh khối u máu, chúng ta thấy rõ khối máu tụ trong sọ. Hình ảnh u máu cũng dễ dàng xác định trên cộng hưởng từ, hoặc trên phim chụp mạch não.

Như vậy, để chẩn đoán xác định u máu trong não, chúng ta sử dụng chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não và chụp mạch máu não. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên chuẩn vàng để chẩn đoán u máu não là chụp mạch não.

Tham gia chương trình, người dân sẽ có cơ hội thăm khám trực tiếp cùng chuyên gia – chúng tôi Đồng Văn Hệ:

+ Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam

+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Phẫu thuật Thần kinh Châu Á

+ Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hội Phẫu thuật Thần kinh Châu Á tại Việt Nam

+ Ủy viên Ban chấp hành Hội phẫu thuật mạch máu não Thế Giới

+ Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

+ Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Thời gian: 7h30 ngày 31 tháng 10 năm 2020 ( Thứ Bảy)

Địa điểm: Phòng khám số 9 và Phòng khám số 11, tầng 2 nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, người dân vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH 19001902.

PGS.TS Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh

Chẩn Đoán, Điều Trị U Mềm Lây

U MỀM LÂY

1. NGUYÊN NHÂN BỆNH U MỀM LÂY

Nhiễm trùng da nông do siêu vi Molluscum contagiosum (poxvirus).

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Thương tổn

Dạng sẩn trơn, chắc, màu trắng, hồng hay có màu da, kích thước 2 – 5mm, lõm ở giữa, bên trong có chứa chất trắng đục. Thương tổn thường không đau, nhưng có thể phù, viêm đỏ. Bệnh nhân HIV/AIDS hay đang dùng thuốc điều hoà miễn dịch chống thải ghép có thể xuất hiện thương tổn khổng lồ (đường kính trên 15mm), số lượng nhiều và xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể.

2.2. Phân bố

Bất kỳ nơi đâu, đặc biệt vùng nách, khuỷu, các nếp. Trẻ em có thể xuất hiện thương tổn ở mặt, thân, tứ chi. Người lớn bị lây nhiễm qua đường tình dục có thương tổn tập trung ở hạ vị, vùng sinh dục, bẹn, đùi. Hiếm khi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trên bệnh nhân HIV/AIDS hay suy giảm miễn dịch, thương tổn thường lan rộng và khó trị..

3. ĐIỀU TRỊ BỆNH U MỀM LÂY

3.1. Nguyên tắc điều trị

– Trẻ nhỏ, số lượng sang thương ít:

Y Theo dõi mỗi tháng, nếu số lượng nhiều lên cần xử trí.

Y Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ: xối nước, dùng xà phòng, chà xát da, xả nước, lau khô.

– Ngăn yếu tố thuận lợi: vệ sinh kém, sống chật chội, nóng ẩm.

– Khám và điều trị cho bạn tình (lây nhiễm qua đường tình dục)

– Ngừa lây nhiễm cho người khác:

Y Dùng khăn tắm, quần áo, vật dụng riêng.

Y Tránh cào gãi, cẩn thận khi cạo râu.

Y Tránh tiếp xúc trực tiếp.

Y Phá huỷ thương tổn.

3.2. Điều trị cụ thể

– Tùy trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp sau:

+ S KOH 10%: Bệnh nhi, không hợp tác

+ S Gây tê bề mặt bằng lidocaine/prilocaine 30 phút trước.

+ Loại bỏ thương tổn:

+ Nạo bỏ thương tổn.

+ Đốt bằng laser CO2.

– Phương pháp khác (có thể điều trị tại nhà):

+ Áp lạnh bằng Ni tơ lỏng.

+ Trichloracetic acid 50%

+Dung dịch salicylic acid 10%

+ Podophylotoxin 0.5% cream

+ Tretinoin s Cantharidin

– Tăng cường miễn dịch: HIV/AIDS, ung thư, ghép cơ quan…

4. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH U MỀM LÂY

– Lành tính, tự giới hạn.

– Thương tổn thường tự biến mất trong vòng 6 – 12 tháng, nhưng cũng có thể lên đến 4 năm.

– Bệnh nhân HIV/AIDS nếu đáp ứng tốt với liệu pháp kháng vi rút hoạt tính cao thì u mềm lây cũng tự khỏi sau vài tháng. U mềm lây nếu tái phát là một dấu chỉ liệu pháp kháng vi rút HIV thất bại

U Nang Buồng Trứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất ở cơ quan sinh dục nữ, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa.

U nang buồng trứng là những nang hình thành ở buồng trứng, có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa chất dịch. U nang gặp ở mọi lứa tuổi.

Có 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến u nang buồng trứng đã được công nhận. Đó là:

– Do các nang trứng phát triển không đầy đủ, không rụng và không hấp thu được các chất lỏng trong buồng trứng.

– Do mạch máu của các vùng lạc nội mạc tử cung trong buồng chứng vỡ gây chảy máu tạo thành nang.

– Do lượng hocmone Chorionic gonadotropin dư thừa dẫn tới hình thành u nang lutein.

– Do sự tăng tiết quá mức của luteinzing hormone (LH).

– Do thể vàng phát triển dẫn tới dẫn tới các u hoàng thể.

– Rối loạn kinh nguyệt.

– Cảm giác khó chịu tại vùng hố chậu.

– Giảm chức năng sinh sản

– Đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng tắc ruột hoặc bí tiểu hoặc các biến chứng như xoắn, vỡ u nang.

– Các khối u buồng trứng cơ năng như u tế bào hạt, hay u vỏ gây dậy thì sớm do tiết ra lượng Oestrogen đủ làm phát triển vú, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng trứng. Do đó ở các em gái dậy thì sớm nếu sờ thấy buồng trứng to lên cần phải xem xét cẩn thận các khối u buồng trứng bất thường.

– Siêu âm: siêu âm là phương tiện chẩn đoán chính. Siêu âm qua bụng hoặc tốt hơn là làm siêu âm qua âm đạo.

– Chụp MRI hoặc CT: CT scan chẩn đoán tình trạng lan rộng của u nang. MRI có thể cho ta thấy rõ hơn kết quả của siêu âm.

– Chọc hút tế bào: giúp chẩn đoán u lành và ác tính.

– Thử thai: Điều tri u nang buồng trứng ở một bệnh nhân có thai và không có thai là khác nhau hoàn toàn. Trường hợp thai ngoài tử cung có thể bị bỏ sót vì triệu chứng khá giống với u nang buồng trứng.

– Chọc dò túi cùng Douglas: Phương pháp này để lấy mẫu dịch từ vùng chậu bằng một cây kim đâm xuyên qua thành âm đạo phía sau cổ tử cung.

Có hai loại u nang buồng trứng: cơ năng và thực thể.

U nang buồng trứng cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn, thường do sự rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển. Chúng thường tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi tự biến mất.

U nang là những nang nhỏ chứa dịch, có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng hay gặp ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, thường có những đặc điểm chung sau:

– Khối u chỉ hình thành và phát triển trên một buồng trứng.

– Tự teo và hoặc vỡ đi sau một vài vòng kinh liên tục, thường không quá 60 ngày.

– Kích thước của u nang không vượt quá 7 cm.

– Cấu tạo khối u là một lớp dịch nhầy đặc dính, trong và không màu (trừ trường hợp bị xuất huyết).

Lâm sàng khó phát hiện vì kích thước nhỏ, nhưng nếu khối u có kích thước từ 5 – 6 cm trở lên thì có thể sờ thấy, thường gặp ở tuổi mãn kinh, do đó bệnh nhân cần phải được theo dõi cẩn thận. Nang thường biến mất sau vài vòng kinh, nếu nang tồn tại trên 60 ngày với kinh nguyệt bình thường thì phải coi chừng là u thực thể.

Bình thường trứng phát triển trong một túi gọi là noãn. Túi này ở bên trong buồng trứng. Trong đa số trường hợp, nang noãn này sẽ vỡ ra và giải phóng trứng (rụng trứng). Nhưng nếu noãn không vỡ, dịch bên trong noãn có thể hình thành u nang trong buồng trứng. Kích thước nang thường từ 3-8 cm hoặc lớn hơn.

– Triệu chứng: Không rõ ràng, đôi khi biểu hiện ra máu hoặc xoắn nang hoặc gây ra chu kỳ kinh dài, hoặc ngắn. Khi nang to gây đau vùng tiểu khung, đau khi giao hợp.

– Chẩn đoán phân biệt với: viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, nang hoàng thể, khối u khác.

– Xử trí: Thường nang biến mất tự nhiên trong khoảng 60 ngày, không cần điều trị. Dùng thuốc tránh thai tạo vòng kinh nhân tạo.

Nếu nang tồn tại trên 60 ngày với chu kỳ kinh đều thì phải xem xét có khả năng không phải nang cơ năng. Soi ổ bụng, chọc hút nang dưới hướng dẫn của siêu âm cũng còn là vấn đề đang bàn cãi vì nếu u là thực thể thì tế bào khối u có thể rơi vào khoang bụng làm lan tràn khối u.

Hình 3. Siêu âm thấy u nang buồng trứng ở một bệnh nhân nữ trẻ, đau ở vùng bụng dưới. Siêu âm vùng chậu cho thấy hình ảnh 2 chiều là dạng nang buồng trứng mà không thấy chồi sùi bên trong hay mô hoại tử. Những đặc điểm này điển hình cho nang noãn bào buồng trứng. Nang này là nang chức năng, những nang này phát triển to lên nhưng không phóng noãn (không có chu kỳ rụng trứng). Nang này thường là đơn độc.

Các túi noãn thường sẽ tự tan sau khi giải phóng trứng. Nhưng nếu các túi này không tan và miệng của chúng mở ra, dịch có thể sẽ phát triển thêm bên trong túi và tích tụ lại gây ra u nang thể vàng. Có hai loại nang hoàng thể: nang tế bào hạt và nang tế bào vỏ.

– Nang hoàng thể tế bào hạt:

Là nang cơ năng, gặp sau phóng noãn, các tế bào hạt trở nên hoàng thể hoá.

Triệu chứng: Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh, dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

– Nang hoàng thể vỏ:

Loại nang này không to, hay gặp ở hai bên buồng trứng, dịch trong nang có màu vàng rơm. Loại nang này thường gặp trong buồng trứng đa nang, chửa trứng, chorio hoặc quá mẫn trong kích thích phóng noãn.

– Xử trí: Nang thường biến mất sau điều trị như nạo trứng, điều trị chorio.

3.1.3. Buồng trứng đa nang (Stein-Leventhal syndrom)

Hình 4. Buồng trứng đa nang.

– Chẩn đoán: Dựa vào khai thác tiền sử, khám thực thể, xét nghiệm LH tăng cao, theo dõi nhiệt độ cơ thể không có phóng noãn. Chẩn đoán xác định qua siêu âm và soi ổ bụng.

– Điều trị: Chlomifen 50-100 mg trong 5-7 ngày kết hợp Pregnyl 5000 đơn vị gây phóng noãn, đôi khi phải cắt góc buồng trứng.

Hình 5. Buồng trứng đa nang. Phụ nữ này ở tuổi trung niên có tiền sử chu kỳ kinh không đều. Siêu âm bụng cho thấy (hình trên bên trái), buồng trứng to ở cả 2 bên. Tuy nhiên, không có nang xác định. Tử cung kích thước bình thường. Các hình ảnh siêu âm qua âm đạo cho thấy chi tiết của buồng trứng bị ảnh hưởng đáng ngac nhiên. Các phát hiện trên siêu âm bao gồm:

a) Giãn rộng buồng trứng, thể tích của buồng trứng trong khoảng 12-15 cc. Điều này là do sự gia tăng mô đệm.

b) Các mô đệm buồng trứng (nhu mô) có sự tăng âm.

c) Nhiều nang có kích thước nhỏ được nhìn thấy dọc theo mép của buồng trứng.

d) Các nang buồng trứng thấp hơn 10mm (mỗi nang kích thước trung bình là 4 đến 5 mm).

e) Có hơn 10 nang cho mỗi buồng trứng (ở đây chúng ta có thể đếm được ít nhất 12 đến 15 nang cho mỗi buồng trứng). Việc bố trí các nang dọc theo mép của buồng trứng được gọi là một dấu hiệu chuỗi vòng cổ và chẩn đoán của bệnh PCOD hay buồng trứng đa nang.

3.2. U nang buồng trứng thực thể

3.2.1. U nang biểu mô buồng trứng

Chiếm 60-80% tất cả các loại u nang gồm: u nang nước, u nang nhày, lạc nội mạc tử cung, u tế bào sáng, u Brenner, u đệm buồng trứng.

Vỏ mỏng, cuống dài, chứa dịch màu trong, to, đôi khi choán hết ổ bụng, là khối u lành tính, có thể có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài vỏ nang. Nếu có nhú dễ ác tính.

Triệu chứng: Gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay được phát hiện ở tuổi 20-30. Khám tiểu khung thấy khối u.

Xử trí: Mổ cắt bỏ nang.

Chiếm khoảng 10-20% các loại u biểu mô, 85% là lành tính.

Cấu tạo vỏ nang gồm 2 lớp: tổ chức xơ và biểu mô trụ. U nang gồm nhiều thuỳ, bên trong chứa dịch vàng, kích thước to nhất trong các u buồng trứng.

Xử trí: Mổ cắt bỏ u nang.

Thường phát hiện được qua soi ổ bụng hoặc trong phẫu thuật, 10-25% do tuyến nội mạc tử cung phát triển ra ngoài tử cung, hay gặp ở buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung bị xuất huyết tạo thành nang.

Cấu tạo vỏ nang mỏng, trong, chứa dịch màu chocolate, khối u thường dính, dễ vỡ khi bóc tách.

Chẩn đoán: Biểu hiện các triệu chứng đau hạ vị, đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp. Khám tiểu khung phát hiện khối u.

Hình 6. Bệnh nhân có một u nang đặc cùng tồn tại với một nang xuất huyết trong cùng buồng trứng (phải). Khối u ở nửa trên bên trái là hình ảnh một u nang xuất huyết. Lưu ý các sợi fibrin nhỏ trong các u này cho thấy sự hình thành cục máu đông. Khối u nửa trên phải có hình dạng đồng nhất, và phản âm tốt. Đây là hình ảnh điển hình của u nội mạc tử cung.

Hình 7. Trường hợp 1: Siêu âm hình ảnh của u lạc nội mạc dạng nang buồn trứng

Hình 8. Trường hợp 2: Siêu âm hình ảnh của u lạc nội mạc dạng nang buồn trứng

Hình 9. Trường hợp 3: Siêu âm hình ảnh của u nội mạc bởi Joe Antony, MD, Ấn Độ.

Hình 10. Trường hợp 4. Hình ảnh siêu âm của u nội mạc tử cung.

U lạc nôi mạc tử cung ở buồng trứng là do chảy máu từ các mô nội mạc tử cung lạc chỗ trong buồng trứng tạo thành nang. Một số nhà nghiên cứu tin rằng tế bào buồng trứng bình thường có thể chịu được những thay đổi trong xuất huyết buồng trứng. Tất cả các hình ảnh siêu âm trên (4 trường hợp khác nhau) cho thấy tổn thương lớn hay nhỏ trong nang buồng trứng. Các nang cho thấy khuếch tán, phản âm kém trên hình ảnh Doppler. Chẩn đoán phân biệt chính trong các trường hợp này là xuất huyết nang dạng sợi được thấy bên trong u.

Cũng lưu ý rằng nội mạc tử cung đồng nhất về sự phản âm. U lạc nội mạc dạng nang có kích thước khác nhau và gây ra đau đáng kể, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, U lạc nội mạc dạng nang cho thấy sự vắng mặt của chồi sùi hoặc vôi hóa và có thể bị nhầm lẫn với u dạng đặc. MRI có thể hữu ích trong việc chẩn đoán xác định bệnh.

Giống u lạc nội mạc tử cung

Chỉ chẩn đoán xác định được bằng giải phẫu bệnh.

Khám tiểu khung: phát hiện khối u, mật độ khối u có chỗ mềm chỗ cứng, cắt ra có màu vàng hoặc trắng, 80% là lành tính.

Chiếm tỷ lệ 25% khối u buồng trứng. Hay gặp là teratom, khối u chứa tổ chức phát sinh từ tế bào mầm. Trong nang chứa các tổ chức như răng, tóc, bã đậu. U nang bì thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính. Hay được phát hiện ở lứa tuổi 20-30 tuổi. Khoảng 20% phát triển ở cả hai bên buồng trứng.

Hình 11. Những hình ảnh siêu âm cho thấy u buồng trứng phức tạp có chứa các thành phần đặc và nang. Buồng trứng phải cho thấy một khối u nang, đặc, tăng âm, “u nang bì”. Đây là một nang đặc có chứa các mô mỡ và mô khác nhau bao gồm cả tóc. Nhìn thấy bóng lưng phía sau. Buồng trứng bên trái cho thấy một u bì và, ngoài ra, một “u quái” cũng được nhìn thấy, một sự tăng âm bất thường trong u

+ Triệu chứng: Thường không có triệu chứng. Phát hiện khi mổ lấy thai hoặc chụp X-quang thấy răng trong khối u.

+ Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp tối ưu. Nếu nang nhỏ nên cắt bỏ phần u, để lại phần buồng trứng lành.

4 Tiến triển và biến chứng.

4.1. Các Biến chứng hay gặp

– Xoắn nang: Hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính. Xoắn nang có thể xảy ra khi đang mang thai, hoặc trong khi chuyển dạ. Triệu chứng: đau đột ngột, dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn. Xử trí: Mổ cấp cứu.

– Vỡ nang: Xảy ra sau khi nang bị xoắn.

– Nhiễm khuẩn nang: Xảy ra khi xoắn nang. Nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các tạng xung quanh. Biểu hiện lâm sàng giống viêm nội mạc tử cung.

– Chèn ép tiểu khung: Khối u chèn ép vào trực tràng, bàng quang. Nang to, tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.

– Chảy máu trong nang: Do một mạch máu trong nang bị vỡ hoặc xoắn nang.

Hình 12. Bệnh nhân nữ trẻ chưa sinh lần nào được siêu âm sau kích thích rụng trứng. Buồng trứng bên phải cho thấy một u nang xuất huyết điển hình từ hoàng thể. Những hình ảnh siêu âm đầu tiên (hình trên bên trái) là cho thấy các sợi fibrin nhỏ trong khối u nang ở buồng trứng bên phải. Siêu âm đường âm đạo và siêu âm Doppler màu giúp xác định những tổn thương này. Tử cung còn thấy sự thay đổi chế tiết điển hình nội mạc tử cung trong giai đoạn rụng trứng (hình dưới phải).

– Có thai kèm u nang buồng trứng: Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm. Có thể gặp bất kỳ loại nang nào, nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay u nang bì, ít khi gặp nang ác tính.

– Các biến chứng khác: U nang thực thể có thể gây vô sinh, đẻ non, sảy thai, khó đẻ và có nguy cơ chuyển thành ung thư.

4.2. Lâm sàng và điều trị một số biến chứng

4.2.1. U nang buồng trứng xuất huyết

Trong số các loại biến chứng của u nang buồng trứng thì u nang buồng trứng xuất huyết là phổ biến nhất. Một u nang bị xuất huyết khi một trong các mạch máu nhỏ nằm trên thành của khối u mới hình thành bị vỡ vì một số lý do. Máu từ mạch máu tràn ra nang và làm nang bắt đầu to lên với một tốc độ vừa phải. Nang buồng trứng là một túi có thành mỏng bên trong chứa đầy dịch. Khi u nang buồng trứng chảy máu thì từ túi chứa đầy dịch lỏng gây nên nang buồng trứng xuất huyết.

Tuy u nang buồng trứng xuất huyết có thể gây nên thương tổn lớn nhưng không phải lúc nào cũng cần được phẫu thuật, Trong nhiều trường hợp, u nang sẽ phát triển trong một khoảng thời gian, sau đó bắt đầu co lại và cuối cùng tự biến mất. Tuy nhiên, theo dõi u nang buồng trứng xuất huyết là rất cần thiết để đảm bảo rằng nó tự giới hạn được và không gây nguy hiểm cho buồng trứng.

– Biểu hiện lâm sàng:

+ Đau bụng vùng hạ vị hoặc vùng chậu, có thể bắt đầu và hết đau hoặc có thể trở nên nghiêm trọng, bất ngờ và dữ dội.

+ Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

+ Cảm thấy áp lực tăng ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu hoặc cả bụng.

+ Đau vùng chậu thời gian dài trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, cũng có thể đau ở vùng lưng thấp.

+ Vùng chậu đau sau khi tập thể dục gắng sức hoặc quan hệ tình dục.

+ Đau hoặc có bất thường ở đường tiết niệu hoặc nhu động ruột.

+ Buồn nôn và ói mửa.

+ Đau âm đạo hoặc rỉ máu từ âm đạo.

+ Vô sinh.

– Xử trí:

U nang buồng trứng xuất huyết khác với các loại u nang khác vì nó có thể làm cho bệnh nhân khó chịu và đau bụng dữ dội. Bệnh nhân thường đau bụng một bên nhưng có xu hướng lây lan nếu không được điều trị thích hợp.

Nếu mức độ khó chịu không quá nghiêm trọng, thuốc giảm đau đơn giản có thể giảm đau tạm thời, nhưng quan trọng là phải chữa trị tận gốc nguyên nhân của bệnh. Lựa chọn thay thế khác như chườm nước đá có thể làm giảm đau, dùng một số loại thảo dược, vitamin, và theo dõi trong một khoảng thời gian.

Trường hợp chảy máu nhiều, nang phát triển to nhanh, bệnh nhân đau nhiều có thể chỉ định phẫu thuật cắt u nang.

Trong trường hợp một u nang buồng trứng không được phát hiện sớm, nó có thể phát triển to và vỡ hoặc vỡ vì một lý do khác như chấn thương. Vỡ nang là biến chứng ít gặp, thường xảy ra với trường hợp u nang nước do có vỏ mỏng, sẽ gây đau và chảy máu dữ dội. Một u nang buồng trứng vỡ không chỉ gây đau dữ dội, nó còn gây nên các vấn dề nghiêm trọng khác. Nó có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng như vỡ u nang buồng trứng xuất huyết và nhiễm trùng.

– Lâm sàng:

+ Đau dữ dội xung quanh vùng bụng

+ Đau khắp bụng

+ Buồn nôn và ói mửa

+ Đau nhiều khi chạm vào vú.

– Điều trị: cần phẫu thuật cấp cứu.

4.3. U nang buồng trứng xoắn

U nang buồng trứng do có vòi trứng dài, khu u nhỏ dễ bị xoắn hơn khối u lớn. Khi bị xoắn có thể gây ra thiếu máu và hoại tử buồng trứng. Xoắn cuống nang trong trường hợp u nang bì. Xoắn nang xảy ra khi u nang có cuống dài nên dễ di động và bị xoắn. Trường hợp nếu phát hiện muộn, khi khối u vỡ hoặc hoại tử bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong.

Triệu chứng: đau bụng dữ dội, nôn ói, buồn nôn. Đây là tình trạng cấp cứu, phẫu thuật là chỉ định bắt buộc để giải quyết vấn đề.

Hình 13. U nang buồng trứng xoắn.

Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm. Có thể gặp bất kỳ loại nang nào, nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay u nang bì, ít khi gặp nang ác tính. Nếu tiên lượng sợ xoắn nang thì mổ càng sớm càng tốt. Nếu mổ sớm trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén dễ gây sảy thai, do đó nên mổ vào thời gian sau 16 tuần vì lúc này rau thai đã tiết đủ progesteron để nuôi dưỡng thai, hơn nữa, nếu là nang hoàng thể thì lúc này cũng đã giảm kích thước hoặc không phát triển nữa, do đó không cần thiết phải mổ. Nếu u phát triển sau 16 tuần thì nên mổ ngay, trừ khi chỉ phát hiện được trong thời kỳ cuối thai nghén.

Hình 14. Tử cung có túi thai và phôi thai: Nang hoàng thể thai kỳ. Bệnh nhân có một thai kỳ sớm với phôi và túi thai trong tử cung. Siêu âm vùng tử cung cho thấy nang buồng trứng bên phải, có vỏ mỏng bao quanh và không có chồi sùi hoặc nốt bên trong, gợi ý của một u nang đơn giản (chức năng) của buồng trứng bên phải.

Hình 15. Bên trái cho thấy tổn thương vách dày có phản âm. Đây có thể dễ dàng nhận ra do thai ngoài tử cung. Cả hai thai ngoài tử cung và u nang hoàng thể đều biểu hiển giống nhau bao gồm cả sự hiện diện của “vòng lửa” hoặc hình ảnh mạch máu quanh tổn thương (trên SA Doppler màu). Buồng trứng bên trái không nhìn thấy tách biệt với u nang bên trái, cũng không có bằng chứng rõ ràng của dịch trong phôi, bên cạnh đó, sự hiện diện của thai trong tử cung dẫn đến việc chẩn đoán nang hoàng thể thai kỳ bên buồng trứng trái.

Hình 16. Xuất huyết nang buồng trứng với thai ngoài tử cung vỡ: Bệnh nhân nữ có u nang buồng trứng trái xuất huyết (hình bên trái). Ngoài ra, có một lượng lớn dịch tự do tăng phản âm trong vùng chậu. Ống dẫn trứng bên phải dày lên với một khối hình cầu. Điều này cho thấy có xuất huyết đáng kể ở vùng chậu do thai ngoài tử cung vỡ (thai ngoài tử cung ở vòi trứng P). U nang buồng trứng xuất huyết bên trái còn nguyên vẹn, loại trừ vỡ u nang xuất huyết.

5. Phương pháp phẫu thuật u nang

Trong phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ rạch da để đưa ống thông vào ổ bụng. Qua đèn soi xác định vị trí u nang và có thể loại bỏ u nang hoặc lấy mẫu cần sinh thiết ra.

Đây là phẫu thuật xâm lấn bằng cách mổ qua thành bụng để loại bỏ u nang.

1. https://www.dieutri.vn/bgsanphukhoa/31-10-2012/s2934/bai-giang-u-nang-buong-trung.htm

2. https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/category/chuyen-d%e1%bb%81/ph%e1%bb%a5-khoa/page/2/

3. http://www.wjes.org/content/6/1/45

4. https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/category/chuyen-d%e1%bb%81/ph%e1%bb%a5-khoa/

5. http://symptomsofovariancysts.net/hemorrhagic-ovarian-cyst/

6. http://www.emedicinehealth.com/ovarian_cysts/page7_em.htm

7. http://www.emedicinehealth.com/ovarian_cysts/page5_em.htm

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!