Xem Nhiều 3/2023 #️ Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện # Top 10 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Giải thích từ ngữ chuyên môn

1.1. Chăm sóc người bệnh trong bệnh việnBao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

1.2. Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh tại nhà có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

1.3. Phiếu chăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.

1.5. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

1.6. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

2. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

2.1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2.2. Dịch vụ chăm sóc người bệnh, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

2.3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh

3.1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

3.2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

4.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

4.2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.4 Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.

5. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

5.1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

5.2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

Chăm sóc dinh dưỡng

6.1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

6.2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

6.3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

6.4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

7.2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

8.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

8.2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.

8.3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

9.1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

9.2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

9.3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

9.4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

9.5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

9.6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

9.7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

9.8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

10.1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

10.2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

10.3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

10.4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

11.1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

11.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.

11.3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

11.4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

12.1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

12.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

12.3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.

12.4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.

12.5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh.

13.1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

13.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.

13.3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

14.1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác.

14.2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

14.3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:

a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.

b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.

Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh

16.1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

16.2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.

16.3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

16.4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

17.1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.

17.2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:

a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Chăm Sóc Người Bệnh Basedow

Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh là:

Yếu tố thần kinh và tinh thần: những xúc cảm mạnh, đột ngột như tang tóc, bất hoà… dễ phát sinh bệnh.

Giai đoạn biến đổi sinh dục nữ: dậy thì, mang thai, mãn kinh.

Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: nhiễm trùng máu, viêm phổi.

Dùng iốt liều nhỏ kéo dài để chữa bướu cổ đơn thuần mà không có sự kiểm tra của bác sỹ chuyên khoa.

Bướu cổ đơn thuần Basedow hoá.

TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

+ Thường bướu độ II, to đều cả hai bên.

+ Sờ vào chắc, sờ có rung mưu.

+ Phần lớn bướu mạch, có khi bướu nhân, hoặc bướu giáp ngầm.

+ Nghe có tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục.

+ Nhịp tim nhanh thường xuyên.

+ T mạnh, nghe có tiếng thổi tâm thu cơ năng.

+ Huyết áp tối đa tăng.

+ Có khi mắt lồi quá không nhắm kín được, mi mắt phù nề.

+ Có khi mắt sáng long lanh.

Run tay: run tay không theo ý muốn, run khi xúc động.

Gầy sút cân: người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn sút cân.

Năm triệu chứng phụ: (Hay gặp)

Rối loạn tinh thần và thần kinh thực vật.

+ Hồi hộp đánh trống ngực, dễ xúc cảm, khó tính, hay cáu gắt.

+ Mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc, hay mơ mộng.

+ Sợ nóng, sợ lạnh.

+ Hay bốc hoả từ chân lên đến mặt.

+ Ra mồ hôi nhiều nhất là lòng bàn tay, da nóng và ẩm.

Rối loạn về cơ: đi bộ hoặc làm việc bằng cơ bắp hay chóng mặt.

Rối loạn tiêu hoá: đi ngoài phân lỏng, sống phân.

Rối loạn nội tiết: phụ nữ kinh nguyệt ít hoặc mất kinh.

Có hội chứng uống nhiều, tiểu nhiều.

Cận lâm sàng

Đo độ tập trung iốt phóng xạ (I131) tăng cao ở giờ thứ 6.

Định lượng T3 tăng (bình thường: 1-3 micoromol/lít).

Cholesterol máu giảm.

Đường máu tăng.

Có bốn nhóm biến chứng:

+ Loạn nhịp tim.

+ Suy tim.

Nhiễm khuẩn: lao phổi, áp xe phổi…

Suy mòn cơ thể.

Cơn cường giáp trạng cấp là biến chứng nguy kịch nhất.

Dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: PTU (Propylthiouracil), MTU (Metylthiouracil)

Thuốc điều trị biến chứng:

+ Nhịp tim nhanh cho propranolon.

+ Nhiễm khuẩn cho kháng sinh.

+ Suy mòn: truyền đạm.

+ Cơn cường giáp: điều trị cơn cường giáp.

Iốt phóng xạ hoặc mổ cắt bán phần tuyến giáp.

Nhận định chăm sóc

+ Mắc bệnh từ bao giờ ? Có hồi hộp đánh trống ngực không?

+ Có khó thở không? Có hay cáu gắt không?

+ Có mất ngủ không ?

+ Có cảm giác bốc nóng, có ra mồ hôi ở tay, ở người không?

+ Có mệt khi đi lại nhiều không ? Có gầy sút không?

+ Kinh nguyệt có rối loạn không?

+ Ăn có khoẻ, uống có nhiều không? Nuốt có vướng không?

+ Cơ thể gầy, cân nặng bao nhiêu?

+ Da có ẩm và nóng không?

+ Bướu cổ to độ mấy?

+ Nhịp tim, mạch nhanh bao nhiêu? Huyết áp tâm thu có cao không?

+ Mắt có lồi, có sáng long lanh không?

+ Tay có run không ?

Lập kế hoạch chăm sóc

Người bệnh sẽ đạt được trạng thái bình giáp và không bị các biến chứng.

Giúp bệnh nhân ổn định về tinh thần.

Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Tăng cường hiểu biết cho bệnh nhân về bệnh tật.

Thực hiện chăm sóc

Giúp bệnh nhân đạt được trạng thái bình giáp và không bị các biến chứng

Hằng ngày điều dưỡng phải theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt là mạch, huyết áp, thân nhiệt, trạng thái tinh thần.

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo y lệnh: định lượng T3 – T4 – TSH, Ghi điện tâm đồ, đo chuyển hoá cơ bản.

Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị để đạt bình giáp cho bệnh nhân:

+ Cho bệnh nhân uống thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

+ Thuốc chẹn bêta giao cảm.

+ Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi dùng thuốc.

+ Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng giáp dựa vào công thức máu, hiện tượng chán ăn, vàng da, vì thuốc ảnh hưởng đến sinh sản của tủy gây giảm bạch cầu và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Giúp bệnh nhân ổn định về tinh thần

Để bệnh nhân ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, tốt nhất là buồng riêng.

Giao tiếp với bệnh nhân nhẹ nhàng, ân cần để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Nếu bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật phải giải thích nhiều lần cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng vào cuộc mổ.

Nếu ra nhiều mồ hôi thì phải hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh thân thể: tắm, gội, thay quần áo bằng nước sạch, thay ga trải giường.

Thực hiện y lệnh thuốc an thần.

Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân

Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, nếu điều trị ngoại trú không được lao động nặng.

Chế độ ăn, uống:

+ Chọn thức ăn giàu calo: thịt, trứng, sữa…

+ Ăn lạnh, uống nước lạnh.

+ Không ăn uống các chất kích thích.

+ Cho bệnh nhân uống hoặc tiêm liều cao vitamin nhóm B.

+ Bệnh nhân suy kiệt quá cho truyền đạm.

Sau một tuần theo dõi cân nặng để biết kết quả điều trị.

Tăng cường hiểu biết cho bệnh nhân về bệnh

Giải thích cho bệnh nhân Basedow hiểu biết về bệnh của mình, nếu điều trị tích cực, bệnh sẽ ổn định và tránh được các biến chứng, làm cho bệnh nhân bớt lo lăng và yên tâm điều trị.

Hướng dẫn người bệnh biết cách dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa khi về điều trị ngoại trú.

Hướng dẫn bệnh nhân chọn thức ăn phù hợp với bệnh tật, lao động nhẹ nhàng khi điều trị ngoại trú tại nhà.

Hướng dẫn cho bệnh nhân các biến chứng của bệnh để đến khám bác sỹ và được điều trị kịp thời.

Đánh giá chăm sóc

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:

Tinh thần bệnh nhân thoải mái ổn định.

Mạch của bệnh nhân trong giới hạn bình thường.

Bệnh nhân hết lo lăng, yên tâm điều trị.

Bệnh nhân đỡ mệt, lên cân.

Chăm Sóc Người Bệnh U Não

Chăm sóc người bệnh u não

BỆNH HỌC

U não nguyên phát là xuất phát từ các tế bào của não.

U não thứ phát là do hậu quả di căn ác tính ở mọi nơi trên cơ thể.

U não xuất phát ở bất kỳ vùng nào trên não. Phân loại u não tuỳ thuộc mô nơi u mọc ra, hơn phân nửa u não là ác tính. U thâm nhiễm vào nhu mô não và thường phẫu thuật không thể lấy ra hết hoàn toàn.

U lành đôi khi cũng không lấy ra hoàn toàn hết được.

U não thường gặp ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Hầu hết người bệnh u não chết do khối u phát triển dẫn tới hội chứng tăng áp lực nội sọ. U não hiếm khi di căn vì có cấu trúc não và sinh lý (mạch máu não) như những hàng rào vững chắc.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Biểu hiện tổng quát của u trong não thường do u tàn phá mô tại chỗ. Sự trao đổi chất bị tích tụ lại, tạo ra những cấu trúc thay thế, tắc dòng chảy dịch não tủy dẫn đến phù não, tăng áp lực nội sọ. Tỉ lệ gia tăng các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí trí, kích thước, tốc độ phát triển của u.

Biểu hiện lâm sàng sớm: người bệnh suy giảm tâm thần một cách kín đáo. Có khi xảy ra động kinh đột ngột, đôi khi có tăng áp lực nội sọ. Giai đoạn cuối thường có biểu hiện thay đổi chức năng cơ thể nơi khối u hiện diện.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi tiền sử người bệnh một cách tỉ mỉ (nếu người bệnh có rối loạn tâm thần nên trao đổi cùng thân nhân).

Khám lâm sàng thần kinh để giúp tiên đoán vị trí khối u trên não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện khối u quá nhỏ.

CT-scan, X quang sọ, chụp mạch máu, điện não đồ (ECG), dịch não tủy, xét nghiệm dịch não tủy, chụp mạch máu não.

BIẾN CHỨNG

Nếu khối u gây tắc não thất hay bít lỗ thoát dịch, não thất giãn rộng (hydrocephalus) sẽ xuất hiện. Phẫu thuật giúp giảm áp lực và thu xếp được não thất. Kim luồn được đặt trong buồng não thất để dẫn lưu.

ĐIỀU TRỊ

Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật với mục đích: Xác định vị trí và loại u, lấy hết u hay lấy bớt u, dẫn lưu phòng ngừa hay can thiệp xử trí tăng áp lực nội sọ.

Phẫu thuật lấy u là phương pháp được ưa chuộng, tuy nhiên kết quả tuỳ thuộc vào vị trí và loại u. U màng não thường được lấy ra hoàn toàn. Nếu có xâm lấn thường chỉ lấy mô u một phần. Nhưng sẽ làm giảm áp lực nội sọ và làm giảm triệu chứng.

Đặt Shunt:

dẫn lưu giảm áp.

Xạ trị và hoá trị

Xạ trị giúp kéo dài tuổi thọ trong trường hợp u ác tính. Những u kém ác tính thì kết quả xạ trị giúp kéo dài tuổi thọ, giảm áp lực nội sọ, giảm triệu chứng, nhưng vẫn phải duy trì corticoid liều cao.

Bình thường mạch máu não như một hàng rào ngăn cản hấp thu thuốc vào nhu mô não. Khối u não phá vỡ hàng rào này chính vì vậy hoá trị liệu cũng được áp dụng trong điều trị u não.

Thuốc

Corticoid, thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH U NÃO

NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Qua thu thập dữ kiện chủ quan và khách quan.

Đánh giá tình trạng tri giác, cảm giác, vận động, chức năng thần kinh (chức năng bàng quang và tiêu hóa), cân bằng tư thế, tư thế phối hợp, khả năng tiếp nhận của người bệnh và gia đình.

Khám lâm sàng thần kinh: quan sát hành động người bệnh giúp điều dưỡng nhận định dấu hiệu thần kinh, hướng dẫn người nhà quan sát ghi nhận cử chỉ, hành động về người bệnh để cung cấp thêm nhiều dữ kiện lâm sàng.

Khai thác về tiền sử chấn thương, động kinh, ngất, ói, nôn ói, đau nhức đầu.

Rối loạn thần kinh: người bệnh yếu dần, mất cảm giác tinh tế.

Tâm thần: thay đổi nhân cách, suy giảm tâm thần từ từ, trầm cảm, giảm trí nhớ, phán đoán giảm.

Đau đầu: thường xuyên không hết, đau âm ỉ, thay đổi tính chất nhức đầu.

Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn ói, đồng tử giãn hay không đều, mạch chậm, tri giác giảm, dấu hiệu thần kinh khu trú.

Động kinh: triệu chứng khởi đầu thường gặp trong 15% người bệnh. Động kinh thoáng qua nhưng không đáp ứng với thuốc.

Hiện tượng thoáng qua: loá sáng, mất cảm giác, yếu, chóng mặt, mùi, vị trí khác thường, ngửi, nghe, khóc hay la, ngã xuống nhà, mất ý thức, thở nhanh, co giật. Cung cấp thông tin cho gia đình về phương pháp điều trị, tiên lượng và hướng dẫn người nhà cách chăm sóc cho người bệnh. Người bệnh cần được theo dõi suốt ngày về các hoạt động và sinh hoạt để tránh tai nạn do mất mùi, do chóng mặt…

CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

Thay đổi hành vi thái độ

U trán trước nguyên phát hay thứ phát thường có biểu hiện thay đổi hành vi và nhân cách. Mất kiểm soát xúc cảm, rối loạn, mất định hướng, mất trí nhớ và trầm cảm thường là dấu hiệu tổn thương não trước. Sự thay đổi hành vi thường làm người bệnh và gia đình lo sợ, chính nó cũng làm tăng khoảng cách giữa gia đình với người bệnh. Trợ giúp và cung cấp kiến thức về bệnh cho người bệnh và thân nhân hợp tác trong quá trình chăm sóc.

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh an toàn, kéo chấn song lên cao, tránh để người bệnh ngã khi đi đứng, giám sát hành động tránh hành vi tự làm hại bản thân, tránh tiếp xúc với lửa, tránh tai nạn.

Thay đổi về chức năng sinh lý

: thường xảy ra ở người bệnh u não. Vì thế phòng ngừa trước sẽ bảo vệ người bệnh tránh tai biến do động kinh. Nên kiểm soát động kinh bằng thuốc chống động kinh và theo dõi tác dụng, quản lý thuốc uống cho người bệnh chặt chẽ.

Can thiệp điều dưỡng khi động kinh: cung cấp oxy, thuốc, tránh cắn lưỡi, kéo chấn song giường cao, hút

đờm nhớt và chăm sóc sau động kinh.

Mất cảm giác và vận động: cũng là vấn đề cần can thiệp hằng ngày, người bệnh cần có những dụng cụ giúp đi lại tránh té ngã, tập vật lý trị liệu. Với người bệnh mất cảm giác chú ý tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng, tắm nóng, tắm nắng luôn được kiểm tra nhiệt độ để tránh bỏng.

: giảm diễn cảm, giảm tiếp thu làm giảm khả năng giao tiếp hằng ngày, nên thiết lập quan hệ với người bệnh như gần gũi, tìm hiểu bằng điệu bộ.

Rối loạn về nhìn: mù, nhìn đôi… Điều dưỡng cung cấp ánh sáng cần thiết, giúp người bệnh làm quen với các lối đi trong phòng bệnh, giúp người bệnh có các dụng cụ cần thiết tránh té ngã.

: do người bệnh không tự ăn, hay không ăn được do bệnh, do mất khả năng nhận mùi, điều dưỡng phải tìm hiểu qua người nhà về sở thích của người bệnh để giúp người bệnh ăn thức ăn hợp khẩu vị. Có nhiều cách để điều dưỡng cho người bệnh ăn như ăn bằng miệng, qua ống thông Levine, qua dạ dày ra da,… Tất cả luôn được đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày.

Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật

Cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh và gia đình về chỉ định can thiệp phẫu thuật. Người bệnh giải phẫu não thường hôn mê lâu hơn và ý thức sau mổ cũng phục hồi chậm, vận động cũng có vấn đề như liệt. Điều dưỡng cần thông tin về phẫu thuật giúp người nhà an tâm và hợp tác sau mổ vì sau mổ người bệnh nằm lâu nên thường có nhiều biến chứng hơn. Ngoài ra, cần cung cấp cho người bệnh cách chăm sóc cần thiết sau hậu phẫu do các di chứng có thể có sau khi mổ.

Người bệnh có tăng áp lực nội sọ

An toàn cho người bệnh tránh nguy cơ tụt não như tránh để người bệnh rặn khi đi đại tiện, gắng sức, ho, tăng áp lực thành bụng, ngồi dậy đột ngột. Lượng giá thường xuyên dấu hiệu tăng áp lực nội sọ như nhức đầu nhiều hơn, ói vọt, tri giác hôn mê hơn, mạch chậm dần. Điều dưỡng cần can thiệp kịp thời như cho người bệnh nằm đầu bằng, không ngồi dậy, theo dõi hô hấp. Cung cấp oxy cho người bệnh theo y lệnh. Thực hiện thuốc chống tăng áp lực nội sọ và chăm sóc theo dõi tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Đau đầu

Lượng giá mức độ đau đầu, thực hiện thuốc giảm đau.

Tâm lý liệu pháp, thường xuyên tìm tư thế thoải mái cho người bệnh.

LƯỢNG GIÁ

Người bệnh an toàn.

Quản lý thuốc an toàn và ngăn ngừa tai nạn do động kinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Marilyn Stapleton, Knowledge base for Patient with neurologic Dysfunction, chapter17, Medical Surgical Nursing Foundations for Clinical Practice, 2nd Edition, WB Saunders company, 1998, 711 – 766.

Mary E. Kerr, Connie A. Walleck, Intracranial Problem, in Medical Surgical Nursing, 4th ed., Lewis Collier Heitkemper/MOSBY, 1992, 1708 – 1711.

Neurologic system, chapter 3, Mosby’s Manual of Clinlcal Nursing, Jun M.Thompson – Gertrude K. Mcfarland – Jane E. Hirsch – Susan M. Tucker -Arden C, Bowers, second Edition, the C, V, Mosby Company, 309 – 321.

Chăm Sóc Người Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, do 4 týp virus Dengue gây ra. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành do muồi đốt. Muỗi Aedes agypti là trung gian truyền bệnh chính.

Virus Dengue có 4 týp huyết thanh: Dl, D2, D3, D4. Có hiện tượng ngưng kết chéo giữa các týp huyết thanh. Tại Việt Nam trong những năm qua có sự lưu hành của cả 4 týp virus Dengue, tuy nhiên phổ biến hơn cả là virus Dengue 2.

Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong các nước bệnh lưu hành.

Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Lứa tuổi chiếm đa số từ 5-9 tuổi. Những vùng dịch mức độ vừa có thể gặp cả người lớn nhưng thường không quá 50 tuổi.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh

Từ 3 – 15 ngày không có biểu hiện lâm sàng.

Thời kỳ khởi phát

Sốt cao đột ngột, liên tục.

Kèm theo đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt.

Da sung huyết hoặc phát ban dát đỏ.

Làm nghiệm pháp dây thắt thường dương tính, ở giai đoạn này một số người bệnh có thể có xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nốt, hoặc chảy máu chân răng, hoặc chảy máu cam.

Xét nghiệm máu: dung tích hồng cầu bình thường, số lượng tiểu cầu hình thường hoặc bắt đầu giảm, số lượng bạch cầu thường giảm trong giai đoạn này.

Thời kỳ toàn phát

Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn khởi phát có vẻ giảm hơn, người bệnh có thể vẫn sốt hoặc đã giảm hơn.

Có biểu hiện của thoát huyết tưcrng (do tăng tính thấm thành mạch), thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, kéo dài 24 giờ – 48 giờ.

Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt. Khoảng 50% số người bệnh có biểu hiện gan to, đôi khi có đau.

Nếu thoát huyết tương nặng nề có biểu hiện của hội chứng sốc với các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hoặc li bì, chi lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp tụt, hoặc kẹt hoặc không đo được, lượng nước tiểu ít.

Các biểu hiện xuất huyết:

+ Xuất huyết dưới da: dạng chấm, nốt hoặc mảng bầm tím.

+ Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, đối với phụ nữ kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kỳ hạn. Trong trường hợp xuât huyêt nội tạng như xuât huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen), xuất huyết phổi, não thường nặng.

Biểu hiện suy tạng:

+ Viêm gan nặng.

+ Suy thận cấp.

+ Viêm não.

+ Viêm cơ tim.

Xét nghiệm:

+ Hct tăng hơn so với giá trị ban đầu hoặc so với giá trị trung bình theo tuổi.

+ Số lượng tiểu cầu giảm < 100.000/mm 3 (< 10xl0 9 G/L).

+ Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn.

+ X-quang, siêu âm có thể phát hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng.

+ Trong trường hợp nặng: số lượng tiểu cầu giảm nặng, kéo dài, có thể có rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, nhiễm toan, protid máu giảm nặng.

Thời kỳ hồi phục

Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.

Trong trường họp có sốc người bệnh thường ổn định trong vòng 24 – 72 giờ.

Khó thở thuyên giảm, hết.

Không còn dịch ở khoang bụng, màng phổi.

Mạch đôi lúc không đều.

Xét nghiệm: Hct bình thường, có thể giảm hơn ngưỡng của lứa tuổi do hiện tượng tái hấp thu nước vào lòng mạch.

Số lượng bạch cầu bình thường khi hết sốt.

Số lượng tiểu cầu về ngưỡng bình thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh.

Xét nghiệm cơ bản

Tiểu cầu.

Đo dung tích hồng cầu (Hematocrit).

Bạch cầu, hồng cầu.

Transaminase huyết thanh.

Điện giải đồ máu.

Đông máu cơ bản.

Tổng phân tích nước tiểu.

Siêu âm, X-quang trong giai đoạn tràn dịch màng bụng, màng phổi.

Xét nghiệm chẩn đoán sự có mặt của virus Dengue

Phân lập virus Dengue trong máu và huyết thanh của người bệnh.

Huyết thanh chẩn đoán: tìm kháng thể IgM, IgG. Xét nghiệm thường dương tính từ ngày thứ 5 kể từ khi sốt.

Xét nghiệm test nhanh: cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút 3 giờ tìm kháng thể IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên NS1.

+ Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi.

Xét nghiệm định lượng kháng thể:

+ Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau một tuần tìm động lực kháng thể (dương tính nếu nồng độ kháng thể lần thứ hai tăng gấp 4 lần)

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phản ứng ức chế hồng cầu, phản ứng cố định bổ thể, phản ứng trung hòa. Xét nghiệm RT-PCR, PCR, phân lập virus, tốt nhất trong 4 ngày đầu của sốt.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Hạ sốt.

Bù dịch sớm bằng đường uống.

Theo dõi sát đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người béo phì, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Người bệnh cần nhập viện điều trị.

Chỉ định truyền dịch: Ringer lactate hoặc NaCl 0,9%.

Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện (Hct tăng, tiểu cầu giảm, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc kẹt, nhiệt độ hạ thì xử trí như với sốt xuất huyết Dengue có sốc.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng

Truyền dịch Renguer lactate, Mặn đẳng trương 0,9%, dung dịch cao phân tử theo phác đồ.

Sử dụng thuốc vận mạch.

Truyền khối tiểu cầu trong trường hợp tiểu cầu hạ.

Lưu đồ: Các giai đoạn biểu hiện lâm sàng sốt xuất huyết Dengue.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Nhận định

Hỏi

Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất?

Đau đầu, đau mỏi khớp?

Nhức 2 hố mắt, hoa mắt chóng mặt?

Có khó thở.

Chán ăn, buồn nôn, nôn?

Có nôn ra máu, đi ngoài phân đen?

Có bị chảy máu cam, chảy máu chân răng?

Đau bụng, đau tức vùng gan.

Chu kỳ kinh nguyệt có đúng kỳ hạn?

Có nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết ở quanh vùng nơi sinh sống.

Nhiệt độ có thể hạ đột ngột < 36° c trong trường hợp sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu tiền sốc hoặc sốc.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao. Mạch có thể nhanh nhỏ khó bắt ở giai đoạn tiền sốc hoặc sốc Dengue.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, trong trường hợp sốc huyết áp tụt, kẹt hoặc không đo được.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh .

Ban xuất huyết trên da: chấm, nốt xuất huyết, mảng bầm tím.

Niêm mạc mắt: xuất huyết đỏ?

Niêm mạc nhợt trong trường hợp sốc, xuất huyết

Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Bầm tím, chảy máu lâu cầm nơi tiêm truyền.

Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, khó thở trong trường hợp sốc do thoát huyết tương, phù phổi cấp, tràn dịc màng phổi, màng bụng.

Trong trường hợp mắc ở thể nặng sẽ có biểu hiện suy tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải.

Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Da nổi vân tím, hạ thân nhiệt, chi lạnh.

Giai đoạn sốc mạch, huyết áp không đo được.

Thời gian đổ đầy mao mạch chậm < 2 giây

Tình trạng toàn thân:

Ý thức của người bệnh: tỉnh táo hay u ám, li bì.

Khám bụng: vị trí đau, đau tức vùng gan, gan to mấp mé bờ sườn?

Đại tiện: tính chất phân.

Nước tiểu: giai đoạn sốc nước tiểu ít hoặc vô niệu.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết DENGUE

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue

Hạ sốt đảm bảo thân nhiệt duy trì ở mức ổn định, tránh biến chứng sốt cao co giật

Đo nhiệt độ ở nách.

Nới rộng quần áo, chăn, mặc quần áo mỏng.

Khuyên người bệnh uống nhiều nước, ORS, nước hoa quả.

Chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.

Thực hiện thuốc hạ sốt paracetamol theo y lệnh (không dùng Aspirin vì gầy xuất huyết dạ dày).

Lấy máu xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu, Hematocrit.

Theo dõi nhiệt độ mỗi 1-6 giờ/lần, trường hợp lau mát theo dõi 15 phút/lần.

Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nước tiểu.

Bù đủ nước và điện giải tránh hiện tượng cô đặc máu

Bù đủ nước bằng đường uống.

Hoặc bù qua đường truyền tĩnh mạch trong trường hợp không ăn được do chán ăn, nôn nhiều.

Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.

Đo dung tích hồng cầu tại giường để bác sỹ điều chỉnh y lệnh truyền dịch và tốc độ dịch truyền.

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Theo dõi Bilan dịch vào, dịch ra.

Chỉ số Hematocrit.

Chỉ số tiểu cầu.

Theo dõi và phát hiện diến biến nặng

Dấu hiệu cảnh báo.

Dấu hiệu tiền sốc.

Dấu hiệu xuất huyết.

Chăm sóc và theo dõi người bệnh sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và SXH Dengue nặng. Đảm bảo bồi phục thể tích tuần hoàn và cải thiện tưới máu mô ngoại biên cho người bệnh

Chăm sóc

Đặt người bệnh tư thế đầu bằng, kê chân cao.

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp 15 phút, 30p, 1 giờ/lần trong giờ đầu.

Đo SpO2, SaO2, đếm nhịp thở.

Đặt đường truyền tĩnh mạch lớn.

Làm xét nghiệm hematocrit tại giường, tiểu cầu theo giờ và báo ngay để bác sỹ kịp thời điều chỉnh.

Truyền dịch, dung dịch cao phân tử theo y lệnh đảm bảo đúng tốc độ, số lượng.

Thực hiện truyền khối tiểu cầu hoặc khối hồng cầu theo y lệnh.

Theo dõi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu 15p, 30p, 1 giờ/lần.

Theo dõi thời gian đổ đầy mao mạch.

Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, tím tái, SpO2.

Theo dõi số lượng nước tiểu.

Chỉ số hematocrit, tiểu cầu.

Đảm bảo hô hấp cho người bệnh

Để người bệnh tư thế đầu cao (nếu không có sốc).

Ngưng ngay truyền dịch nếu có y lệnh (trường hợp phù phổi cấp, tình trạng thừa dịch,..).

Cho người bệnh thở ô xy qua cannula hoặc qua mask theo y lệnh.

Thở áp lực dương liên tục qua mũi theo y lệnh.

Thực hiện thuốc lợi tiểu (Furosemid) hoặc thuốc vận mạch.

Phụ giúp bác sỹ chọc hút dịch manhg phổi, màng bụng nếu có chỉ định.

Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo y lệnh.

Theo dõi kiểu thở, nhịp thở, tím tái, SpO2, tình trạng chảy máu nơi tiêm truyền, chọc hút dịch mỗi 15 phút trong giờ đầu và sau đó theo y lệnh.

Theo dõi người bệnh thở máy: đáp ứng máy thở, chống máy,… (nếu có thở máy).

Theo dõi lượng nước tiểu theo giờ.

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp theo y lệnh.

Theo dõi Blan dịch vào dịch ra.

Hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue

Để người bệnh nằm nơi thoáng.

Đo nhiệt độ ở nách.

Nới rộng quần áo, nên mặc quần áo mỏng vải cotton.

Bù nước: uống nhiều nước, ORS, sữa, nước hoa quả.

Lau người bằng nước ấm.

Quan sát nơi tiêm truyền nếu tay đỏ rút bỏ kim.

Thực hiện y lệnh xét nghiệm (tế bào máu, cấy máu, cấy đầu kim catheter).

Thực hiện thuốc kháng sinh nếu có.

Nhiệt độ mỗi 1-6 giờ/lần, trường hợp dung hạ nhiệt bằng thuốc, lau người mỗi 15 phút/lần.

Theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Thực hiện y lệnh truyền dịch đảm bảo không để xảy ra tai biến thừa dịch, quá tải dịch

Thực hiện chính xác tốc độ truyền và số lượng dịch truyền.

Làm xét nghiệm hematocrit tại giường báo bác sỹ để điều chỉnh điều trị.

Theo dõi tốc độ dịch truyền.

Theo dõi mạch, huyết áp, nước tiểu theo giờ.

Theo dõi dấu hiệu khó thở, tím tái, ho khạc, quan sát tĩnh mạch cổ.

Theo dõi Blan dịch vào, dịch ra.

Lưu ý: từ ngày thứ 6 trở đi của bệnh.

Chăm sóc người bệnh nguy cơ xuất huyết da và niêm mạc do rối loạn đông máu

Nằm nghỉ tại giường hạn đi lại và vận động mạnh.

Đặt đường truyền tĩnh mạch, hoặc đặt catheter động mạch quay.

Đo huyết áp, mạch, nhiệt độ.

Tiêm thuốc qua tĩnh mạch, tránh tiêm bắp.

Đặt ông thông dạ dày nêu có chỉ định nên đặt đường miệng.

Lấy máu xét nghiệm hematocrit, truyền máu theo y lệnh.

Băng ép vị trí cháy máu noi tiêm truyền.

Đặt meshes mũi với những trường hợp chảy máu cam. Nếu không cầm, mời chuyên khoa Tai mũi họng đặt meshes thành sau.

Vệ sinh răng miệng bằng gạc mềm và dung dịch nước muối sinh lý, chlohexidine.

Hạn chế tối đa xuất huyết da niêm mạc khi thực hiện thủ thuật.

Không lấy máu ở tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cổ.

Theo dõi mạch, nhiệt độ , huyết áp.

Theo dõi tình trạng xuất huyết: bầm tím ngoài da, chảy máu vị trí tiêm truyền, chảy máu mũi, chân răng.

Theo dõi nôn ói ra máu, đại tiện ra máu.

Theo dõi hematocrit nếu thấp < 30% kèm nôn ói ra máu báo ngay bác sỹ xử trí.

Dinh dưỡng và vệ sinh thân thể tránh bội nhiễm

Ăn chế độ ăn mềm, nhẹ, chia nhiều bữa nhỏ (ăn cháo, súp, phở,…).

Uống nhiều nước, nước hoa quả, sữa.

Không nên sử dụng nước có ga hoặc có màu.

Không nên ăn thức ăn cay, nóng.

Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải mềm hoặc gạc mềm với dung dịch NaCl 0,9%, chlohexidine.

Lau người nhẹ nhàng bằng nước ấm hàng ngày, thay gra, quần áo hàng ngày.

Thực hiện quy trình kỳ thuật đảm bảo vô khuẩn.

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh

Cách phát hiện các dấu hiệu bất thường cần theo dõi để báo nhân viên y tế để xử trí kịp thời đề phòng sốc như: tăng cảm giác đau bụng, đau tức vùng gan, nôn nhiều, hạ nhiệt độ đột ngột, nhịp nhanh, chân tay lạnh,…

Hướng dẫn chế độ ăn uống, chuẩn bị thức ăn cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng tránh gây chảy máu: đánh răng bằng bàn chải mềm, hoặc dùng gạc mềm. Không dùng tay ngoáy mũi, không dùng tăm sỉa răng dễ gây chảy máu.

Hướng dẫn cách phòng lây nhiễm tại bệnh viện và ở gia đình, cộng đồng: vệ sinh môi trường, mắc màn khi ngủ (ngủ buổi trưa đặc biệt đối với trẻ em).

Hướng dẫn theo dõi sau khi ra viện có diễn biến bất thường phải đến bệnh viện ngay.

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!