Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Phòng Ngừa Bệnh Lây Truyền Ebola Chết Người # Top 9 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Phòng Ngừa Bệnh Lây Truyền Ebola Chết Người # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Ngừa Bệnh Lây Truyền Ebola Chết Người mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.

Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:

– Bundibugyo ebolavirus (BDBV)

– Zaire ebolavirus (EBOV)

– Reston ebolavirus (RESTV)

– Sudan ebolavirus (SUDV)

– Taï Forest ebolavirus (TAFV).

Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.

Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.

Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.

Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.

Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.

Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.

Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.

Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.

Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.

Các bệnh khác cần loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh Ebola bao gồm: sốt rét, thương hàn, lỵ trực trùng, tả, bệnh leptospira, dịch hạcplague, bệnh rickettsia, sốt hồi quy, viêm màng não, viêm gan và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác.

Có thể chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Ebola trong phòng thí nghiệm thông qua nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA); xét nghiệm phát hiện kháng nguyên; xét nghiệm trung hòa huyết thanh; xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); soi kính hiển vi điện tử; phân lập vi rút bằng nuôi cấy tế bào.

Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân có nguy cơ sinh học cực kỳ lớn; việc xét nghiệm cần được tiến hành trong điều kiện an toàn sinh học tối đa.

Hiện chưa có vắc xin nào cho bệnh Ebola. Nhiều vắc xin đang được thử nghiệm nhưng chưa có loại nào được sử dụng trên lâm sàng.

Những bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân thường bị mất nước và cần bù nước đường uống bằng các dung dịch chứa chất điện giải hoặc bằng dịch truyền tĩnh mạch.

Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu. Một số phác đồ thuốc mới đang được đánh giá.

Ở châu Phi, dơi ăn quả, nhất là các loài thuộc giống Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. Hệ quả là phân bố địa lý của vi rút Ebola có thể trùng với phạm vi hoạt động của dơi.

Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người

Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.

Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:

– Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởngr nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.

– Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.

Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.

Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.

Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.

-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.

Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.

Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.

Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì – ở mọi lúc và mọi nơi.

Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.

Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).

Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.

Theo Dân trí

Bệnh Ebola Giết Chết Người Như Thế Nào?

Bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã giết chết 729 người, nhiều người khác đang nguy kịch, bệnh nhân nhiễm Ebola sẽ tử vong khi máu liên tục chảy ra từ mũi, mắt, tai, miệng và bất cứ vết hở nào trên cơ thể

Đây là cánh tay của một bệnh nhân mắc bệnh Ebola giai đoạn cuối. Các cục máu đông bắt đầu vỡ, bệnh nhân chết vì mất máu nhiều.

Ebola tấn công cơ thể thế nào?

Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.

Theo các nghiên cứu của Trường đại học Y Pennsylvania, Ebola đã vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể

Hình ảnh virus Ebola qua kính hiển vi

Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.

Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân.

Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn…của bệnh nhân.

Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.

Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, điều cần làm lúc này là phòng bệnh.

1. Không ăn thịt còn sống

Con người có thể bị nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, các cơ quan hoặc những chất dịch khác của động vật bị nhiễm bênh.

Ở châu Phi, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh khi xử lý những động vật đang bị nhiễm bệnh hoặc đã chết vì nhiễm bệnh trong rừng như: tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, linh dương, nhím..

Một bệnh nhân đang bị xuất huyết do Ebola. Ảnh: Reuters.

Thường xuyên khử trùng và dọn dẹp các trang trại, chuồng lợn, khỉ…bằng sodium hypochlorite hoặc các chất tẩy rửa khác.

Ebola cũng có thể lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các cơ quan hay các chất dịch khác của người bị nhiễm, và tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm những dịch tiết này.

Do đó, cần phải kiểm tra và tạm thời cách ly những người đã từng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh cần được cách ly hoàn toàn. Đồng thời, cần có biện pháp khử trùng nơi ở, vật dụng cá nhân của những bệnh nhân đã tử vong hay nhiễm Ebola.

3. Xử lý kịp thời và đúng quy trình thi thể bệnh nhân tử vong do Ebola

Người tiếp xúc với thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm Ebola cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, cần xử lý kịp thời và đúng quy định về an toàn thi thể bệnh nhân bị tử vong do Ebola.

Thậm chí, virus Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch tới 7 ngày sau khi người nhiễm bệnh đã bình phục.

4. Mặc quần áo bảo hộ y tế

Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trang cộng đồng các chuyên gia Brighthub và trang Sciencedaily của Mỹ.

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

Malaria Là Gì? Lây Truyền Như Thế Nào? Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa?

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới nên nguy cơ mắc malaria – bệnh sốt rét tăng cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong. Bệnh sốt rét cũng lây truyền từ người qua người nên chúng ta cần có kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa, tránh nhiễm bệnh.

Malaria là tên khoa học của bệnh sốt rét – một bệnh lý do ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Ký sinh trùng này truyền vào cơ thể con người qua đường muỗi cắn và bắt đầu sinh sôi. Tốc độ sinh sôi của nó tỷ lệ thuận với tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

Sốt rét là căn bệnh phổ biến thường gặp tại ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới – nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi để muỗi mang ký sinh trùng phát triển. Mỗi năm có khoảng 300 – 500 triệu người trên thế giới mắc bệnh với nguy cơ tử vong cao. Và khoảng 40% dân số thế giới có nguy cơ nhiễm bệnh sốt rét.

Bất kỳ ai cũng có nguy mắc malaria. Khả năng miễn dịch với sốt rét của con người rất ngắn nên có thể bị tái nhiễm ngay. Nếu không có biện pháp chữa trị ngay bệnh sẽ tiến triển cực nhanh dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Tỉ lệ này lên đến 20%. Tuy nhiên khi điều trị đúng cách, người mắc sốt rét có thể bình phục hoàn toàn.

Bệnh sốt rét (malaria) ở trẻ em có thể gây mất máu và tổn thương não trực tiếp do sốt rét thể não, có nguy cơ bị suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi và động kinh.

Sốt rét thực sự nguy hiểm và chúng ta không được phép chủ quan. Hãy trang bị những kiến thức về nó để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, phòng tránh nhiễm bệnh.

Sốt rét do ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium (ngành Apicomplexa) gây ra. Ở người, sốt rét gây ra bởi 5 loài:

Plasmodium falciparum

Plasmodium malariae

Plasmodium ovale

Plasmodium vivax

Plasmodium knowlesi

Trong đó, chủng Plasmodium falciparum là loại gây bệnh nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất. Hai loại Plasmodium ovale, Plasmodium malariae ít nguy cơ tử vong hơn. Ký sinh trùng sốt rét không tồn tại ở môi trường bên ngoài, chỉ tồn tại trong máu người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

Sốt rét lây truyền qua đường nào?

Ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét thường lây truyền bởi loài muỗi Anopheles. Khi muỗi cái đốt người nhiễm bệnh sốt rét và tiếp tục đốt người khỏe mạnh bình thường thì nó sẽ mang mầm bệnh đi lây truyền.

Khi ký sinh trùng Plasmodium vào máu nó sẽ di chuyển đến gan sau đó trở lại vào máu để xâm nhập vào các tế bào hồng cầu. Sau một thời gian, các tế bào hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sẽ vỡ và phát tán thêm nhiều ký sinh trùng vào máu. Các tế bào hồng cầu bị nhiễm Plasmodium thường sẽ vỡ sau mỗi 48-72 giờ. Mỗi khi chúng vỡ, bạn sẽ có những biểu hiện bệnh rõ ràng.

Ngoài đường máu do muỗi truyền thì bệnh sốt rét còn lây qua 3 con đường khác là:

Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét

Lây truyền từ mẹ sang con qua con nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).

Do tiêm chích: dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét

Triệu chứng bệnh sốt rét

Sốt rét (malaria) được chia thành 2 dạng: sốt rét thông thường và sốt rét ác tính với những triệu chứng khác nhau. Bệnh sốt rét thông thường tương đối dễ điều trị. Bệnh sốt rét ác tính nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong.

Triệu chứng sốt rét thông thường (Benign malaria)

Sốt cao là triệu chứng phổ biến đầu tiên của bệnh sốt rét. Tuy nhiên, không sốt không có nghĩa là không nhiễm bệnh.

Cơn sốt cơ nhiễm: sốt cao liên tục trong vài ngày

Cơn sốt điển hình: gồm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, nổi da gà, kéo dài khoảng 30 phút – 2 giờ

– Giai đoạn sốt nóng: thân nhiệt bệnh nhân có thể tăng lên 40 – 41 độ C, mặt đỏ, da khô, đau đầu, khát nước, có thể bị đau tức vùng gan lách, kéo dài khoảng 1 – 3 giờ

– Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, giảm nhức đầu, mạch bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu

Cơn sốt thể cụt: chỉ thấy rét run, sốt không thành cơn, kéo dài 1 – 2 giờ, thường gặp ở những bệnh nhân đã nhiễm sốt rét nhiều năm.

Thể ký sinh trùng lạnh: xét nghiệm máu có ký sinh trùng nhưng không bị sốt

Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng:

Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn).

Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale: sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

Triệu chứng sốt rét ác tính (Malignant malaria)

Sốt rét ác tính gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium falciparum.

Sốt rét thể não

Sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu, nôn hoặc tiêu chảy, rối loạn ý thức

Hôn mê, co giật kiểu động kinh, rối loạn cơ vòng, đồng tử giãn

Rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não, huyết áp giảm do mất nước, hoặc tăng huyết áp do phù não

Có thể gặp suy thận, tiểu ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, tiểu huyết sắc tố do tán huyết ồ ạt

Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não từ 20 – 50%

Sốt rét thể tiểu huyết sắc tố

Sốt thành cơn dữ dội, nôn khan hoặc dịch màu vàng

Đau lưng

Vàng da, niêm mạc do tán huyết

Tiểu ra huyết sắc tố, nước tiểu màu đỏ nâu sau đó chuyển sang màu cà phê hoặc màu nước vối đặc

Thiếu máu, thiếu oxy cấp

Hồng cầu và huyết sắc tố giảm mạnh

Sốt rét thể giá lạnh

Sốt rét thể phổi

Khó thở, thở nhanh, tím tái

Có thể khạc ra bọt màu hồng

Đáy phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy

Sốt rét thể gan mật

Vàng da vàng mắt

Buồn nôn và nôn

Phân màu vàng, nước tiểu màu vàng

Hôn mê

Sốt rét thể tiêu hóa

Bao lâu sau khi nhiễm bệnh thì xuất hiện triệu chứng?

Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét mà từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng lâm sàng khác nhau:

Nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 – 14 ngày, trung bình 12 ngày

Nhiễm Plasmodium vivax từ 12 – 17 ngày, trung bình 14 ngày

Nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng, nhiễm Plasmodium ovale từ 11 ngày đến 10 tháng

Cách phòng ngừa bệnh sốt rét

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, cộng đồng thì mỗi người chúng ta phải tự phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện:

Phát quang bụi rậm, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây là nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp chai lọ, gáo nước

Phun thuốc diệt muỗi định kỳ hoặc áp dụng các phương pháp đuổi muỗi dân gian

Sử dụng đèn bắt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi

Thu gom các đồ phế thải

Xử lý đường ống thoát nước cho thông thoáng, không bị tắc để muỗi không làm ổ và đẻ trứng được

Luôn giăng màn khi đi ngủ

Thoa kem chống muỗi

Mặc áo dài tay, quần dài để hạn chế muỗi đốt

Uống thuốc dự phòng sốt rét cho những người ở trong vùng sốt rét

Triệu Chứng Nhiễm Bệnh Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Ebola

Trước diễn biến nghiêm trọng, phức tạp của bệnh do virus Ebola gây ra, Bộ Y tế đã hướng dẫn công tác chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola, nêu rõ các các triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán các ca bệnh Ebola, các nguyên tắc trong công tác điều trị và phòng lây nhiễm virus Ebola…

Các bác sỹ MSF làm việc tại khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm dịch sốt Ebola ở Conakry, Guinea ngày 25-6. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Về triệu chứng lâm sàng, thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày với các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn, buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc.

Bệnh nhân bị phát ban thì ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh. Triệu chứng xuất huyết là đi ngoài phân đen; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân răng; đái máu; chảy máu âm đạo.

Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

Bệnh nhân được xuất viện khi sau 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu…; Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

Trong trường hợp làm được xét nghiệm, kết quả PCR virus Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát). Nếu xét nghiệm PCR virus Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.

Để phòng lây nhiễm virus Ebola cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời. Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với người bệnh cần thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh; hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

Virus Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện…

Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. Cần lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tại các cơ sở điều trị cần t hực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác.

Cách virus Ebola tấn công cơ thể con người

Bệnh do virus Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.

Vrus có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bao gồm thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…); thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh; nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân; nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân./.

Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Ngừa Bệnh Lây Truyền Ebola Chết Người trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!