Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Chống Bệnh Dịch Hạch Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để thực hiện tốt hơn về cách phòng chống bệnh dịch hạch hiệu quả cần phải hiểu rõ các con đường lây lan của bệnh chuyên khoa dịch hạch một cách rõ ràng. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, chúng sống ký sinh trong môi trường nhờ vào vật chủ trung gian là động vật như chuột, bọ chét…rồi lây sang người. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân khi mà thời tiết ôn dịu và mùa sinh sản, phát triển tốt của chuột.
Đầu tiên bọ chét kí sinh trên chuột, hút máu của chuột khiến cho bệnh truyền sang chuột. Từ đó con người hít phải vi khuẩn trong không khí rồi đi vào phổi, bệnh cũng lây lan từ người bệnh sang người lành do quá trình tiếp xúc, sinh hoạt thông qua đường hô hấp thở, nước bọt, đờm… hệ tiêu hóa như phân, nước tiểu… hoặc có thể xâm nhập qua da, máu vết trầy xước, chuột cắn, mèo cào… Bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể dẫn tới tử vong.
Cách phòng chống bệnh dịch hạch
Điều quan trọng nhất và dễ thực hiện nhất trong cách phòng chống bệnh dịch hạch cần phải vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng để ký sinh trùng, chuột bọ, vi khuẩn không có môi trường hoạt động, ký sinh. Cần cải thiện, dọn dẹp nhà cửa, kho bãi lưu giữ lương thực, chuồng gia súc… sạch sẽ.
Cách phòng chống bệnh dịch hạch hiệu quả còn đòi hỏi bạn phải đeo găng tay để xử lý động vật chết, tránh để da tiếp xúc với vi khuẩn. Bởi vì xác động vật chết có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn dịch hạch nhiều nhất. Diệt chuột bọ trong nhà
Nên dùng thuốc diệt côn trùng để diệt bọ chét, các động vật ký sinh trùng có nguy cơ mang mầm bệnh. Đặc biệt là các hoạt động ngoài trời như căm trại, picnic thì cần phải mang theo thuốc diệt côn trùng, thoa các sản phẩm có chứa hoạt chất Deet lên quần áo… Đây là cách phòng chống bệnh dịch hạch hiệu quả nhất.
Ngoài ra vật nuôi trong nhà cũng phải được vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên tránh vi khuẩn gây bệnh chúng mang về nhà. Nếu vật nuôi ốm cần đưa đến các bác sĩ thú y ngay và không được ăn vật nuôi khi chết.
Cách phòng chống bệnh dịch hạch hiệu quả cũng cần phải thực hiện ăn uống đủ chất để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh để thực phẩm tiếp xúc với chuột bọ. Nếu có dấu hiệu chuột bọ gặm nhấm thực phẩm, thức ăn nên bỏ đi ngay.
Khám và thông báo cho cơ sở y tế gần nhất khi cảm thấy có một số biểu hiện của bệnh dịch hạch. Điều trị và cách ly người bệnh kịp thời, tránh tình trạng lây lan cho người khác. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chung tay phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ các động vật được vận chuyển từ vùng có dịch vào vùng không dịch… thực hiện các cách phòng chống bệnh dịch hạch đạt hiệu quả nhất.
Trang Phạm – chúng tôi
Đặc Điểm Và Cách Phòng Chống Bệnh Dịch Hạch
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A do trực khuẩn Yerinia pestis gây ra. Bệnh tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh có các biểu hiện như: sốt cao, đau ngực, đau nhức cơ, ho, ho ra máu… Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét mang mầm bệnh hoặc qua nước bọt của người bệnh khi ho.
Bệnh do trực khuẩn Yersina pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.
Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa. Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).
Chẩn đoán xác định: Tìm thấy vi khuẩn dịch hạch hoặc kháng nguyên F1 của vi khuẩn trong bệnh phẩm từ bệnh nhân.
Chẩn đoán phân biệt: viêm hạch, lao hạch.
Xét nghiệm:
– Loại bệnh phẩm: mủ (hạch), máu, đờm, nhầy họng, phủ tạng, huyết thanh chuột, bọ chét.
– Phương pháp xét nghiệm:
+ Nhuộm soi gram kính hiển vi (gram, Wayson).
+ Phân lập vi khuẩn.
+ Phát hiện kháng nguyên F1.
+ Miễn dịch huỳnh quang.
Đề kháng: bị chết ở nhiệt độ 55oC trong vòng 30 phút, ở 100oC trong vòng 1 phút và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.
Thời gian ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dịch hạch từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở người đã được tiêm phòng. Bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát thường có thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn từ 1-4 ngày.
– Phổ biến nhất là qua trung gian bọ chét, đặc biệt là Xenopsylla cheopis: Bọ chét hút máu vật chủ, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong tiền dạ dày (proventriculus) của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hóa.
Bọ chét bị tắc nghẽn, khi chuyển sang đốt vật chủ mới thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và như vậy xảy ra sự lan truyền bệnh. Lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans, một loài bọ chét người được xem là quan trọng ở Nam Phi.
– Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ chét như:
+ Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc “đối mặt” với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.
+ Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc không có tổn thương như tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về vi khuẩn dịch hạch, động vật nuôi trong nhà (thường gặp nhất là mèo) cắn hoặc cào.
Theo suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Trang Phục Chống Dịch Hạch Thời Trung Cổ
Khó có thể tin rằng đây lại chính là trang phục của các bác sĩ trong suốt thời kỳ “Cái chết Đen”. Về mức độ ghê rợn, có lẽ những bộ trang phục Halloween còn thua xa!
Châu Âu thời kỳ Phục Hưng tới tận thế kỷ XIIIX đã trải qua rất nhiều biến động về cả kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Thế nhưng thảm họa khiến cho gần 60 % dân số châu Âu phải bỏ mạng chính là “Cái chết Đen” diễn ra khoảng 3 năm, từ 1348 đến năm 1350.
Được cho là bắt nguồn từ Trung Á với vật chủ là loài chuột, sau này sự bùng phát của nó khiến cho toàn châu Âu nhuốm một mùi chết chóc ảm đạm. Chính đại dịch là nguyên nhân thay đổi châu Âu sâu sắc về chính trị, tôn giáo, kinh tế.
Không những gây ra sức tàn phá không kém bất cứ thiên tai hay chiến tranh nào, đại dịch còn trở nên nguy hiểm hơn khi thời bấy giờ con người gần như bất lực trước nó. Nguyên nhân của “Cái chết Đen” được cho là do chuột Trung Á theo các tàu tới châu Âu.
Trên đường phố, cảnh tượng người chết la liệt hay kêu gào thảm thiết xảy ra như cơm bữa. Bóng tối ảm đạm của cái chết bao trùm toàn châu Âu.
Chính quyền địa phương hay các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị cho đại dịch này, nếu bị lây nhiễm điều đó đồng nghĩa với cái chết. Không có biện pháp khả thi nào có thể hạn chế cơn đại dịch hoành hành.
Khi không có lời giải thích khoa học, con người tìm sang cách giải thích tâm linh, tôn giáo như do các thế lực siêu nhiên gây ra. Tệ hơn, người Do Thái bị trở thành đối tượng đưa ra lý giải nó, họ cho rằng chính người Do Thái đã đầu độc nguồn nước!
Điều này khiến cho người Do Thái phải hứng chịu những đợt tấn công mà đỉnh cao là vào tháng 8 – 1349 cộng đồng người Do Thái ở Mainz và Köln đã bị tiêu diệt. Tháng 2-1394, có tới 2.000 người Do Thái Strasbourg cũng bị người Công giáo tiêu diệt.
Trong đại dịch này, trước sự bất lực trong việc tìm kiếm nguyên nhân cũng như cách chữa trị, các bác sĩ – những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân chỉ có thể tự phòng ngừa cho bản thân bằng cách mang các mặt nạ.
Được bác sỹ người pháp Charles de Lorme phát minh năm 1619, chiếc mặt nạ này giúp cho các bác sĩ an toàn trước nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân cũng như thi thể nạn nhân.
Đó là những mặt nạ hình mỏ chim, chính vì vậy trong lúc cái chết hoành hành khắp nơi trông bề ngoài của các bác sĩ rất đáng sợ. Thay vì là người giúp giành giật sự sống từ tay thần chết, họ lại trông như sứ giả tới từ địa ngục.
Dù không biết nguyên nhân, cách thức lây truyền của đại dịch, nhưng niềm tin phổ biến lúc bấy giờ là bệnh dịch lây lan qua không khí hít thở hay giải thuyết âm khí (miasma theory).
Vậy nên, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc người bệnh, các bác sĩ mặc trang phục áo choàng dài tới đất, chiếc mặt nạ mỏ chim, quanh người được bôi dầu và sáp cùng mũ trùm đầu, bao tay kín mít mang gậy (baton).
Chiếc gậy gỗ sẽ giúp các bác sĩ tránh tiếp xúc với bệnh nhân và trở thành cánh tay thứ ba của họ, đồng thời ngăn cản những người khác cố gắng tiếp cận gần họ.
Nếu nhìn thấy họ trong đêm tối trên một con đường, hẳn bạn sẽ phải thất kinh hoặc bỏ chạy đấy. Nếu cần ý tưởng cho trang phục của lễ Halloween, bạn có thể tham khảo trang phục của các bác sĩ này!
Chiếc mặt nạ cũng như trang phục ấn tượng tới nỗi nó trở thành biểu tượng gắn liền với đại dịch “Cái chết Đen”.
Và điều bí ẩn của lịch sử là rất nhiều bệnh nhân thoát chết nhờ được các bác sĩ – đến dùng chiếc gậy chạm vào người! Đây không phải là truyền thuyết, mà là sự thật, các nhà nghiên cứu khoa học đang nghiêng về giả thiết của “liều thuốc tinh thần”.
Hoàng Nguyễn
Dịch Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Chống
Dịch bệnh sốt xuất huyết và cách phòng, chống
Từ địa chỉ mail anhnguyencx@yahoo.com, bạn đọc Nguyễn Trâm Anh, tổ 26, khu 2, phường Cao Xanh, TP Hạ Long, hỏi: “Tôi thấy bệnh sốt xuất huyết (SXH) xuất hiện nhiều trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Đợt lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, khu phố tôi bị ngập lụt. Nơi này còn có hệ thống mương thường xuyên ứ đọng nước nên tôi rất lo. Thông qua Báo Quảng Ninh, tôi muốn nhờ các chuyên gia nói kỹ hơn về bệnh SXH và cách phòng chống?”. Phóng viên Báo Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để tư vấn giúp bạn.
– Thưa bác sĩ, một số tỉnh phía Bắc xuất hiện các ca bệnh SXH, vậy tình hình bệnh này ở Quảng Ninh hiện ra sao?
+ SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Loại muỗi truyền bệnh này thường là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Ở Việt Nam chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là các tháng 7, 8, 9, 10.
Bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Với Quảng Ninh, số lượng người mắc SXH hàng năm rất ít. Tuy nhiên, công tác phòng bệnh này luôn được ngành Y tế và các địa phương xem trọng. Ngay từ đầu năm, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng (TTYT) tỉnh đã triển khai đến các TTYT tuyến huyện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; đồng thời hàng tháng, chúng tôi tổ chức các đợt giám sát mật độ muỗi, bọ gậy trong khu dân cư. Trong tháng 5-2015, TTYT dự phòng tỉnh đã mở một số lớp tập huấn giám sát, xử lý dịch bệnh SXH cho cán bộ, nhân viên y tế các tuyến trên địa bàn; chỉ đạo hệ thống dự phòng tăng cường giám sát dịch bệnh ở những ổ dịch cũ. Đến thời điểm này, dù số người mắc SXH tại nhiều tỉnh, thành phố tăng vọt, song ở Quảng Ninh chưa có dấu hiệu gia tăng ca bệnh, chưa xuất hiện ổ dịch. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ ghi nhận 10 trường hợp có xét nghiệm dương tính với vi rút Dengue… cả 10 trường hợp này đều là khách vãng lai từ các tỉnh, thành khác đến. Qua giám sát ở nhiều khu dân cư cho thấy, mật độ muỗi, bọ gậy vẫn ở mức bình thường… Tuy nhiên, SXH là bệnh dễ lây lan thành dịch nên người dân không được chủ quan.
– Vậy dấu hiệu nào để biết bị bệnh SXH và cách điều trị ra sao, thưa bác sĩ?
+ Khi bị SXH, nếu ở thể nhẹ, người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột 39-400C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; có thể có nổi mẩn, phát ban. Ở trẻ em thường có triệu chứng đau họng và nếu hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi); xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa.
Còn nếu ở thể nặng, người bệnh xuất hiện dấu hiệu xuất huyết, như: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Với những trường hợp này, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh SXH hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Hiện tại, Phòng Xét nghiệm sinh học phân tử của TTYT dự phòng tỉnh đã triển khai xét nghiệm RT-PCR cho bệnh SXH ngay từ những ngày đầu mắc bệnh. Phòng khám Đa khoa của Trung tâm cũng là điểm giám sát dịch cố định các loại bệnh gây dịch. Bởi vậy, nếu thấy nghi ngờ hoặc có dấu hiệu nghi bệnh dịch đề nghị đến Phòng khám để được tư vấn, thăm khám và làm xét nghiệm phát hiện bệnh dịch.
– Xin bác sĩ cho biết cách phòng bệnh SXH?
+ SXH thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội… Do đó, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh SXH nên cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy. Hàng tuần cần thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Nên thu gom, huỷ các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, như: Chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, hốc tre, bẹ lá…; dọn vệ sinh môi trường; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Người dân ở các xã thường có thói quen dùng bát nước để kê chạn, tủ đựng chén bát, thức ăn, nếu vậy bà con phải bỏ muối vào bát nước đó.
Cần chú ý phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn; phun, diệt muỗi định kỳ tại nơi sinh sống. Rèm che, màn cần tẩm hoá chất diệt muỗi. Cho bệnh nhân sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh muỗi đốt từ đó tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Xin cám ơn bác sĩ!
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Chống Bệnh Dịch Hạch Hiệu Quả Nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!