Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tổn Thương Giả U Não Do Bệnh Lý Mạch Máu Trong Chẩn Đoán Hình Ảnh mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Radiation Medicine: Vol. 22 No. 2, 63-76 p.p., 2004
Kouichirou Okamoto, Tetsuya Furusawa, Kazuhiro Ishikawa, Ferdous A Quadery, Keisuke Sasai, and Susumu Tokiguchi
Các tổn thương giả u não do bệnh lý mạch máu Giới thiệu
U não thường được xét đến trong chẩn đoán các tổn thương não trên CT và/hoặc MRI. Các khối u não thường biểu hiện các tỷ trọng bất thường trên CT hoặc cường độ tín hiệu bị thay đổi trên MRI, hiệu ứng khối, và đôi khi ngấm thuốc tương phản sau tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, các tổn thương có các đặc điểm đó không phải luôn luôn là các khối u não. Các bệnh mạch máu não, các quá trình hủy myelin, các bệnh viêm và nhiễm khuẩn, và các bệnh lẻ tẻ khác có thể có dấu hiệu hình ảnh tương tự. Chẩn đoán mô học là cốt yếu đối với u não bởi vì chiến lược điều trị phụ thuộc loại mô bệnh học và bậc của khối u. Một thủ thuật xâm lấn, như phẫu thuật hoặc sinh thiết được yêu cầu lấy mô tổn thương để xác định mô học chẩn đoán u, trong khi các bệnh khác thường được chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Do đó sự phân biệt giữa các khối u não và các bệnh khác giả u não là then chốt trong chẩn đoán hình ảnh thần kinh. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu giả u não do bệnh lý mạch máu não, loại bệnh lý phổ biến nhất của não và cũng hay gây giả u não nhất.
Giả u não do các bệnh mạch máu não
Các tổn thương giả u não hay gặp nhất là các bệnh mạch máu não. Nhồi máu/ đột quỵ thiếu máu cục bộ đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng thần kinh, và được chẩn đoán dễ dàng bằng các dấu hiệu hình ảnh đặc trưng của tổn thương phù hợp với sự phân bố mạch máu và/hoặc bằng chụp cộng hưởng từ khuếch tán (diffusion-weighted imaging). Tuy nhiên, một diễn biến lâm sàng không điển hình, như là đột quỵ tiến triển dần dần có thể xảy ra [1], và sự xấu đi từ từ của các triệu chứng thần kinh thường gợi ý một chẩn đoán u não. Hiểu biết về phân bố cấp máu động mạch chính là kiến thức cần thiết để chẩn đoán các bệnh mạch máu não [2,3].
Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp có thể biểu hiện là một tổn thương não có giới hạn không rõ ràng, gây hiệu ứng khối, nhu mô tổn thương ngấm thuốc tương phản hoặc không [8]. Các dấu hiệu hình ảnh này tương tự với dấu hiệu của u thần kinh đệm (glioma). Trong các tình huống này, chụp cộng hưởng từ khuếch tán (diffusion-weighted imaging) có thể khá hữu ích, cho dù không nhất thiết để kết luận. Nếu không có cộng hưởng từ khuếch tán, việc phân biệt giữa đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp và u não là khó ở các bệnh nhân không có tiền sử lâm sàng rõ ràng (Hình 1a và 1b). Theo dõi bằng hình ảnh trong một thời gian ngắn là cần thiết để chẩn đoán nhồi máu não trong các trường hợp này (Hình 1c và 1d) [8].
Hình 1 a/b. Glioma? Bệnh nhân nam 65 tuổi biểu hiện rối loạn dáng đi từ từ. (Chẩn đoán cuối cùng: nhồi máu não theo sự phân bố của động mạch vân trong)
a và b: MRI lúc nhập viện
a: một vùng tăng cường độ ở đầu nhân đuôi trái kéo dài tới phần trước của nhân vỏ sẫm trái trên ảnh FLAIR (TR/TI/TE 9000/2350/ 119) với một hiệu ứng khối ép sừng trán trái não thất bên. Vùng cường độ cao này phù hợp với sự phân bố của động mạch vân trong.
b: ảnh spin-echo (SE) T1-W (TR/TE 600/50) sau tiêm thuốc đối quang từ thấy tổn thương không ngấm thuốc. MR angiography (MRA)(không trình bày) bộc lộ tắc đoạn gần động mạch quặt ngược Heubner trái.
Hình 1 c/ d: chụp MRI 6 tuần sau
c: ảnh FLAIR (9000/2350/119) cho thấy sự co lại của vùng tăng cường độ ở phần trước của nhân nền trái. Sự chèn ép sừng trán trái đã biến mất.
d: ảnh SE T1-W (600/15) cho thấy tăng cường độ ở đầu nhân đuôi trái biểu hiện chảy máu.
Nhồi máu bán cấp thường ngấm thuốc tương phản [9-12]. Trong giai đoạn này, cộng hưởng từ khuếch tán có thể không đủ khả năng để phát hiện nhồi máu, bởi vì sự bình thường hóa giả của hệ số khuếch tán biểu kiến (apparent diffusion coefficient) có thể che giấu hình ảnh nhồi máu [8,9]. Mức độ ngấm thuốc tương phản ít trong giai đoạn này của nhồi máu có thể gây khó khăn [9,12]. Một nốt ngấm thuốc kích thước nhỏ ở vỏ não hoặc ở vùng dưới vỏ có thể xuất hiện và giả di căn não (Hình 2 và 3) [9]. Chứng loạn nhịp tim (arrhythmias), là nguồn gốc chủ yếu của cục nghẽn mạch não, các nhồi máu não giai đoạn sớm, và bệnh tim thiếu máu cục bộ thường được phát hiện ở các bệnh nhân này. Nhồi máu bán cấp ngấm thuốc không đều có thể giả một glioma bậc cao (Hình 4 và 5), nhưng sự khu trú ở vùng phân bố của động mạch xiên hoặc tình trạng ngấm thuốc của các nếp cuộn não hoặc ít hay không có hiệu ứng khối là tính chất của nhồi máu bán cấp [12].
Hình 2. Khối u di căn? Bệnh nhân nữ 79 tuổi có cơn đau thắt ngực và nhịp nhanh nhĩ bộc phát (paroxysmal atria tachycardia) đã có tiền sử 3 tuần đau âm ỉ vùng chẩm. Phim CT: Một nốt ngấm thuốc ở vùng dưới vỏ chẩm trái (mũi tên) với vùng bao quanh tỷ trọng thấp. Tổn thương này biến mất trong lần chụp CT kiểm tra lại sau 1 tháng, và teo não đã xuất hiện ở vùng này (không trình bày).
(Chẩn đoán cuối cùng: một nhồi máu nhỏ ở vỏ giai đoạn bán cấp trong vùng phân bố của động mạch não sau trái).
Hình 3 a/b. U di căn nhỏ xuất hiện đột ngột? Bệnh nhân nam 58 tuổi xuất hiện đột ngột liệt nhẹ nửa người phải và thất ngôn trong khi đang uống rượu. (Chẩn đoán cuối cùng: một ổ nhồi máu nhỏ thêm vào ở giai đoạn bán cấp)
a -c : MRI lúc nhập viện
a: Nhồi máu não cấp được biểu thị dưới dạng một vùng tăng cường độ ở vùng thái dương đỉnh trên ảnh fast SE T2-W (2500/90)(*).
b: ảnh SE T1-W (600/15) sau tiêm thuốc đối quang từ cho thấy một vùng cường độ tín hiệu thấp không ngấm thuốc với mạch máu nổi rõ ở rãnh não (mũi tên).
Hình 3 c/d.
c: một nốt nhỏ ngấm thuốc (mũi tên) ở vỏ não đỉnh phải trên ảnh SE T1-W (600/15) sau tiêm thuốc.
d: ảnh SE T1-W (600/15) tiêm thuốc đối quang sau 3 tháng. Tổn thương nhỏ ngấm thuốc ở vùng vỏ đỉnh phải đã biến mất.
Hình 5. U thần kinh đệm bậc cao (high-grade glioma) hay u lympho bào ác tính (malignant lymphoma)? Bệnh nhân nam 66 tuổi được nhập viện vì một cơn co giật. (Chẩn đoán cuối cùng: nhồi máu vỏ não bán cấp theo sự phân bố của động mạch não giữa). Ảnh T1W (400/15) sau tiêm thuốc đối quang từ cho thấy một tổn thương ngấm thuốc ở thùy trán trái. Ngấm thuốc có các đường cong dọc theo vỏ và màng não gần kề. Giảm cường độ quanh ổ thấy rõ, nhưng hiệu ứng khối ít, không biến dạng não thất bên bên trái. Chụp MRI lặp lại một tuần sau cho thấy tăng cường độ trên ảnh T1-W, tương ứng với biến đổi chảy máu trong nhồi máu bán cấp. Giảm cường độ quanh ổ đã giảm đi.
Nhồi máu tĩnh mạch não (CVI, cerebral venous infarction) là một dạng ít xảy ra của bệnh mạch máu não do huyết khối (xoang) tĩnh mạch. Các nguyên nhân có thể khó biết, và nhiều nguyên nhân là tự phát, mặc dù các yếu tố dẫn tới huyết khối tĩnh mạch não gồm các bệnh máu, bệnh ác tính, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các bệnh tạo keo mạch máu, mất nước, thai nghén, sử dụng thuốc tránh thai đường uống, chấn thương sọ não [13]. Chẩn đoán nhồi máu tĩnh mạch khó bởi vì tỷ lệ mắc thấp, các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu, hay thay đổi, và khó xác định các nguy cơ có trước [13]. Không nhận ra nhồi máu tĩnh mạch có thể dẫn tới làm thêm các thủ thuật chẩn đoán xâm lấn hoặc đắt đỏ, và nhận ra một CVI từ sớm là then chốt bởi vì cân tiếp tục điều trị cấp chống đông và tiêu huyết khối. Sự phân bố của tổn thương loại này rất biến đổi, nhưng nó không xảy ra theo vùng phân bố động mạch mà chúng ta đã biết. Các tổn thương chất trắng rộng lớn hơn các tổn thương chất xám, và giống phù quanh u (Hình 6). Chảy máu và ngấm thuốc đối quang không đều, hoặc cả hai, có thể thấy trong nhồi máu tĩnh mach, dẫn tới nghi ngờ cao về khối u não. Bất cứ người trưởng thành trẻ có một khối máu tụ trong não, đặc biệt ở thùy thái dương, hoặc có nhiều vùng tăng cường độ trên các ảnh T2-W không theo sự phân bố động mạch nên được nghi ngờ một nhồi máu tĩnh mạch ẩn náu bên dưới. Chẩn đoán nhồi máu tĩnh mạch được củng cố mạnh nếu huyết khối tĩnh mạch phối hợp được phát hiện trong hình ảnh chẩn đoán thần kinh [13]. Do đó, đánh giá cẩn thận các tĩnh mạch vỏ não và tĩnh mạch sâu và/hoặc các xoang tĩnh mạch là cần thiết đối với các khảo sát trước và sau khi tiêm thuốc đối quang. Chụp cộng hưởng từ mạch não có tiêm thuốc đối quang (postcontrast MR angiography, MRA) có giá trị trong chẩn đoán ở các bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch não sâu [14].
Hình 6 (a / b). U lympho bào ác tính hay u di căn? Bệnh nhân nữ 39 tuổi mang thai có biểu hiện ban đầu bằng cơn xoắn vặn. (Chẩn đoán cuối cùng: huyết khối xoang ngang và xoang sigma phải kèm sung huyết não).
a: ảnh FSE T2-W (3600/110) cho thấy một tổn thương giống khối, đồng cường độ tín hiệu (đầu mũi tên) ở vùng thái dương sau phải, phù não bao quanh rõ.
b: Chụp CT tiêm thuốc cản quang cho thấy một khuyết toàn bộ ở xoang ngang và xoang sigma phải (mũi tên).
U mạch hang (cavernous angioma, CA) là một dị dạng mạch não. U mạch hang là một tổn thương giống khối choán chỗ với hiệu ứng khối rất ít hoặc không có, và đôi khi chảy máu trong u. U mạch hang xuất hiện là tổn thương tăng tỷ trọng, ranh giới không rõ, ngấm thuốc yếu trên CT. U thần kinh đệm có vôi hoá (calcified glioma) là một cân nhắc trong chẩn đoán phân biệt với u mạch hang, chụp MRI hữu ích cho mục đích phân biệt này (Hình 7). Mặc dù diễn biến lâm sàng và hình thái MRI của u mạch hang có thể giả u chảy máu [15], hình thái MRI điển hình của u mạch hang có tính chất đặc trưng, biểu hiện một lõi trung tâm hình mắt lưới, cường độ tăng hỗn hợp, được bao quanh bởi một vòng cường độ thấp biểu thị của lắng đọng hemosiderin.
Hình 7 a/b/c. Calcified glioma hay u chảu máu? Bệnh nhân nữ 20 tuổi biểu hiện liệt mặt phải đột ngột. (Chẩn đoán mô bệnh học: cavernous angioma có chảy máu trong u).
a: chụp CT cho thấy một tổn thương tỷ trọng cao không đồng nhất với vùng giảm tỷ trọng bao quanh ở vùng dưới vỏ trung tâm bán cầu trái.
b và c: MRI. Cả hai ảnh SE T1-W (500/15) và FSE T2-W (3600/110) cho thấy sự trộn lẫn của nhiều nốt nhỏ cường độ cao và cường độ thấp trong tổn thương, đặc trưng của cavernous angioma. Phù bao quanh biểu hiện dưới dạng một vùng cường độ cao thay vì một viền cường độ thấp đặc trưng do chảy máu trong u (c).
Hình 9. Chụp MRI 29 tháng sau xuất huyết cầu não. Ảnh T2W fast spin-echo (TR/TE = 6000/92), echo train length = 12) ở mức nhân trám dưới cho thấy phì đại và tăng tín hiệu ở cả hai nhân trám. ( AJNR 2000 21: 1073-1077)
Kết luận
Xác định u não bằng mô bệnh học là cân thiết bởi vì các phương pháp điều trị thích hợp được lựa chọn dựa trên loại mô học và bậc của khối u. Mặt khác, các bệnh không phải u, đặc biệt là do nguyên nhân mạch máu, nên được chẩn đoán bằng các phương không xâm lấn hoặc ít xâm lấn. Tuy nhiên nhiều bệnh không phải u não lại có các dấu hiệu hình ảnh tương tự các khối u. Vì vậy nên kết hợp các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm, các dấu hiệu hình ảnh và theo dõi để tránh can thiệp chẩn đoán bằng các phương pháp xâm lấn đối với các tổn thương não do bệnh lý mạch máu trong trường hợp không điển hình.
Ghi chú thêm về phì đại thoái hoá nhân trám
Sơ đồ của đường đi của nhân trám-dải nhân răng, hay tam giác Guillain và Mollaret. Các mũi tên chỉ đường đi của tam giác này, khi có tổn thương cắt đứt mối liên hệ này sẽ gây thoái hoá phì đại nhân trám. 1, Đồi thị; 2, Nhân đỏ; 3, cuống tiểu não trên; 4, Dải trung tâm trần cầu não (central tegmental tract); 5, Nhân răng; 6, Nhân trám; 7, tiểu não ( December 1999 Radiology, 213, 814-817)
Hình10 a. Bệnh nhân 36 tuổi có tiền sử tăng huyết áp và đột quỵ trước đây, vào viện vì xuất hiện rung giật theo nhịp chi trên bên phải. Ảnh T2W fast spin-echo (TR = 6500; TE = 119; number of signals = 2) não trong giai đoạn có triệu chứng ở vùng nối cầu não và trung não. Có dải giảm tín hiệu rõ bên trong vùng teo khu trú phần sau trần cầu não bên trái (mũi tên), đây là khe phủ hemosiderin và ferritin sau chảy máu cũ. Vị trí nàu bao gồm dải trung tâm trần cầu não (vòng tròn rắng) bên trái. ( December 1999 Radiology, 213, 814-817)
Hình 10b. Ảnh T2W ở phần tuỷ thấp hơn cho thấy cường độ tín hiệu cao và to không cân xứng phần trước tủ bên trái tương ứng với vùng thoái hoá phì đại nhân trám dưới bên trái (mũi tên). ( December 1999 Radiology, 213, 814-817)
Tham khảo
1) Ay H, Uluc K, Arsava EM, Saatci I, Saribas O. Unusually prolonged progressing stroke: an expanding anterior cerebral artery infarction. Cerebrovasc Dis, 13: 64-66, 2002.
2) Okamoto K. Vascular anatomy and cerebrovascular diseases. Jpn J Diag Imag, 22: 1201-1210, 2002. (in Jpse. )
3) van der Zwan A, Hillen B, Tulleken CAF, Dujovny M, Dragovic L. Variability of the territories of the major cerebral arteries. J Neurosurg, 77: 927-940, 1992.
4) Whisnant JP, Basford JR, Bernstein EF, et al. Special report from the National Institute of Neurological Disorders and Stroke. Classification of cerebrovascular diseases III. Stroke, 21: 637-676, 1990.
5) Takahashi S, Goto K, Fukasawa H, Kawata Y, Uemura K, Suzuki K. Computed tomography of cerebral infarction along the distribution of the basal perforating arteries. Part I: Striate arterial group. Radiology, 155: 107-118, 1985.
6) Gorczyca W, Mohr G. Microvascular anatomy of Heubner’s recurrent artery. Neurol Res, 9: 259-264, 1987.
7) Marinkovic S, Gibo H, Milisavljevic M, Cetkovic M. Anatomic and clinical correlations of the lenticulostriatearteries. Clin Anat, 14: 190-195, 2001.
8) Karonen JO, Partanen PL, Vanninen RL, Vainio PA, Aronen HJ. Evolution of MR contrast enhancement patterns during the first week after acute ischemic stroke. AJNR Am J Neuroradiol, 22: 103-111, 2001.
9) Okamoto K, Ito J, Furusawa T, Sakai K, Watanabe M, Tokiguchi S. Small cortical infarcts mimicking metastatic tumors. Clin Imaging, 22: 333-338, 1998.
10) Yamada N, Imakita S, Sakuma T. Value of diffusion-weighted imaging and apparent diffusion coefficient in recent cerebral infarctions: a correlative study with contrast-enhanced T1-weighted imaging. AJNR Am J Neuroradiol, 20: 193-198, 1999.
11) Cordes M, Henkes H, Roll D, et al. Subacute and chronic cerebral infarctions: SPECT and gadolinium-DTPA enhanced MR imaging. J Comput Assist Tomogr, 13: 567-571, 1989.
12) Wisberg LA. Computerized tomographic enhancement patterns in cerebral infarction. Arch Neurol, 37: 21-24,1980.
13) Bakshi R, Lindsay BD, Bates VE, Kinkel PR, Mechtler LL, Kinkel WR. Cerebral venous infarctions presenting as enhancing space-occupying lesions: MRI findings. J Neuroimaging, 8: 210-215, 1998.
14) Okamoto K, Ito J, Furusawa T, et al. Quiz case of the month: cerebral deep vein thrombosis. Eur Radiol, 8: 319-320, 1998.
15) Preul MC, Villemure JG, Leblanc R, del Carpio-O’Donovan R. MRI diagnosis of brainstem cavernous angiomas presenting as tumours. Can J Neurol Sci, 19: 376-382, 1992.
16) Atlas SW, Grossman RI, Goldberg HI, Hackney DB, Bilaniuk LT, Zimmerman RA. Partially thrombosed giant intracranial aneurysms: correlation of MR and pathologic findings. Radiology, 162: 111-114, 1987.
17) Kitajima M, Korogi Y, Shimomura O, et al. Hypertrophic olivary degeneration: MR imaging and pathologic findings. Radiology, 192: 539-543, 1994.
“Chuẩn Vàng” Để Chẩn Đoán U Máu Trong Não
Như chúng ta đã biết, u máu ở não (Angioma hoặc AVM-arteriovenous malformation) là một loại tổn thương phức tạp, gặp ở dưới 1% dân số (ít gặp hơn so với phình động mạch não 3-5% dân số). U máu não là khối dị dạng bao gồm các mạch máu ở não tạo thành khối giống khối u. U máu bao gồm động mạch nuôi cấp máu cho khối dị dạng từ động mạch, khối dị dạng và tĩnh mạch dẫn lưu. Ngày nay, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và chụp mạch não được thực hiện thường quy ở nhiều cơ sở y tế nên việc chẩn đoán xác định u máu não không gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân u máu ở não là gì?
Ngày nay, chúng ta chưa biết chính xác nguyên nhân u máu não, nhưng đây không phải là ung thư, không phải khối u não, cũng không phải tổn thương nhiễm khuẩn. U máu não do sự phát triển bất thường trong thời kỳ bào thai, nhưng phần lớn không biểu hiện dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Rất hiếm khi u máu não mang tính di truyền. Trong trường hợp u máu não do di truyền, người bệnh thường có u máu ở một số nơi khác như: phổi, dạ dày, ruột hoặc ở da.
Người bệnh bị u máu não có biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng ở người bệnh u máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước khối u máu, vị trí u máu, u máu vỡ gây chảy máu hay không vỡ. Nếu khối u máu không vỡ, người bệnh có thể không biểu hiện gì đặc biệt. Những trường hợp khác biểu hiện đau đầu, co giật. Đau đầu do u máu não chưa vỡ thường đau giống đau nửa đầu, người bệnh đau ở vùng có u máu (ví dụ u máu não vùng trán khiến người bệnh đau vùng trán, u máu não vùng thái dương gây đau đầu vùng thái dương), nhưng cũng có thể đau ở vùng khác với vị trí u máu. Khi điều trị đau đầu với phác đồ đau nửa đầu thường giảm đau tốt. Khoảng 1% người bệnh u máu não bị co giật (động kinh). Một số trường hợp người bệnh bị rối loạn trí nhớ, khó tìm từ khi nói, khó nói, buồn, lo lắng, thay đổi tính cách.
Khi u máu vỡ gây chảy máu trong não, người bệnh biểu hiện bệnh đột ngột đau đầu, có thể đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, yếu liệt nửa người, tê bì nửa người, méo mồm, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhìn, mất thăng bằng, lơ mơ, hôn mê. Chảy máu là biến chứng nặng nhất của u máu. Rất may mắn, chỉ 1% trường hợp u máu não bị vỡ chảy máu, những trường hợp khác không bị chảy máu. Khi u máu vỡ, chúng ta cần đưa người bệnh nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp, chẩn đoán và điều trị.
Thầy thuốc chẩn đoán u máu não bằng cách nào?
Khi nghi ngờ u máu não, bác sỹ sẽ cho người bệnh thực hiện một số thăm dò hình ảnh để chẩn đoán. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cắt lớp vi tính mạch, chụp cộng hưởng từ, chụp cộng hưởng từ mạch hoặc chụp mạch máu não. Khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được đưa vào phòng chụp, nằm trên bàn, đầu nằm trong máy chụp hình ống. Trong khi chụp, máy tạo ra tiếng ồn lớn. Nhiều người cảm thấy khó chịu do tiếng ồn. Thời gian chụp cắt lớp dài 10 – 15 phút. Để chẩn đoán chính xác, bác sỹ sẽ tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (thường ở tay). Chụp cắt lớp vi tính bao gồm: chụp thường, chụp tiêm thuốc cản quang và chụp cắt lớp vi tính mạch. Ưu điểm chụp cắt lớp vi tính sọ não là nhanh, chẩn đoán chính xác chảy máu trong sọ, ít xâm lấn. Chính vì vậy, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sàng lọc u máu não giá trị và được sử dụng phổ biến. Nhược điểm là khả năng chẩn đoán không tốt bằng chụp cộng hưởng từ hay chụp mạch não.
Chụp cộng hưởng từ sọ não: người bệnh được đưa vào phòng chụp, nằm trên bàn. Trước khi vào phòng chụp, người bệnh được thay quần áo, không được mang theo bất cứ vật kim loại nào vào trong phòng như: điện thoại, đồng hồ, nhẫn, vòng, dây chuyền, thắt lưng… Đầu người bệnh nằm trong ống dài. Thời gian chụp 20 – 30 phút. Tiếng ồn khi chụp cộng hưởng từ lớn hơn so với chụp cắt lớp. Thời gian chụp dài hơn, người bệnh thường khó chịu vì tiếng ồn lớn như tiếng máy bay. Vì vậy, người bệnh được đeo bịt tai để giảm tiếng ồn. Vì nằm trong phòng kín, không có người bên cạnh, tiếng ồn lớn nên một số người khó khăn khi chụp, nằm không yên, hoặc lo lắng quá mức. Mặc dù không có ai bên cạnh, nhưng người bệnh có thể nói chuyện với nhân viên chụp, hoặc bác sỹ qua hệ thống loa trong phòng chụp. Đôi khi người bệnh kích động, vật vã, không hợp tác cần được gây mê. Trường hợp cần thiết, bác sỹ tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch (thường ở tay). Ưu điểm của phương pháp cộng hưởng từ là thăm dò ít xâm lấn, ít tai biến và biến chứng, hình ảnh rõ hơn và chính xác hơn chụp cắt lớp vi tính. Đây cũng được coi là phương pháp sàng lọc u máu não tốt, theo dõi tiến triển u máu não giá trị. Nhược điểm là hình ảnh không chính xác bằng chụp mạch não.
Đối với chụp mạch não, người bệnh được thay quần áo và vào phòng chụp (vô trùng như trong phòng mổ), bác sỹ sẽ rửa tay giống phẫu thuật, mặc quần áo mổ, đi găng tay vô khuẩn, luồn catheter (ống nhựa nhỏ như đũa xe đạp) vào động mạch ở đùi, luồn qua động mạch chủ ở bụng, ở ngực, qua tim, qua cổ vào tới não. Bơm thuốc cản quang để chụp. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong khi chụp, bác sỹ có thể gây tê giảm đau tại điểm chọc kim. Bác sỹ thường ở trong phòng chụp cùng người bệnh trong suốt thời gian chụp. Chụp mạch não kéo dài 30 – 60 phút. Ưu điểm của phương pháp chụp mạch là chẩn đoán chính xác nhất u máu não. Hình ảnh cho thấy đầy đủ các động mạch nuôi, khối u máu, tĩnh mạch dẫn lưu và các mạch máu xung quanh. Chụp mạch não là chuẩn vàng để chẩn đoán u máu não. Nhược điểm là phương pháp thăm dò xâm lấn, nguy cơ cao hơn so với chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ. Người bệnh cần làm một số xét nghiệm (ví dụ xét nghiệm đông máu), cần nằm viện. Trường hợp chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não, người bệnh về ngay sau khi chụp, không cần nằm viện, nhưng nếu chụp mạch não thì người bệnh cần nằm viện 1 ngày.
Trên hình ảnh cắt lớp vi tính (tiêm thuốc cản quang), khối u máu ngấm thuốc mạnh. Trường hợp u máu đã vỡ, ngoài hình ảnh khối u máu, chúng ta thấy rõ khối máu tụ trong sọ. Hình ảnh u máu cũng dễ dàng xác định trên cộng hưởng từ, hoặc trên phim chụp mạch não.
Như vậy, để chẩn đoán xác định u máu trong não, chúng ta sử dụng chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não và chụp mạch máu não. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên chuẩn vàng để chẩn đoán u máu não là chụp mạch não.
Tham gia chương trình, người dân sẽ có cơ hội thăm khám trực tiếp cùng chuyên gia – chúng tôi Đồng Văn Hệ:
+ Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam
+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Phẫu thuật Thần kinh Châu Á
+ Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hội Phẫu thuật Thần kinh Châu Á tại Việt Nam
+ Ủy viên Ban chấp hành Hội phẫu thuật mạch máu não Thế Giới
+ Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
+ Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Thời gian: 7h30 ngày 31 tháng 10 năm 2020 ( Thứ Bảy)
Địa điểm: Phòng khám số 9 và Phòng khám số 11, tầng 2 nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, người dân vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH 19001902.
PGS.TS Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh
Gan Bị Tổn Thương Là Lý Do Tạo Nên Sỏi Mật
Phần lớn các bệnh về gan có rất ít triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đây là lý do tại sao rất khó để chẩn đoán khi gan bị tổn thương trong giai đoạn sớm.
1. Thực tế là gan luôn phải chịu tổn thương và sự viêm nhiễm của các mô xung quanh gan được xem là nguyên nhẫn dẫn đến đau gan.
2. Kết quả của sự viêm nhiễm có thể dẫn đến . Điều này lý giải cho những cơn đau xuất hiện dưới các xương sườn. Các ống dẫn mật bị viêm cũng có thể gây đau ở khu vực dạ dày.
3. Sưng, đau, da vàng và các mắt cá sưng là một số các triệu chứng của đau gan. Bạn nên đi khám bác sĩ và tự mình kiểm tra các triệu chứng như trên.
5. Xơ gan sẽ gây tổn thương và sẹo trong gan. Ở giai đoạn ban đầu, xơ gan không thể hiện các triệu chứng nhưng các cơn đau sau đó và mức độ nhạy cảm có thể xuất hiện ở vùng ổ bụng.
6. Uống nhiều rượu và nhiễm trùng như viêm gan C có thể dẫn đến xơ gan. Một số triệu chứng của xơ gan bao gồm ngứa da, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân và chân bị sưng.
7. Viêm gan có thể gây đau ở vùng gan. Một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, đau khớp và đau người. Da bị vàng, nước tiểu ngả màu sẫm và phân chuyển màu sáng.
8. Bệnh bạch cầu đơn nhiễm khuẩn là bệnh truyền nhiễm do vi rút, gây đau ở vùng gan. Viêm họng, sốt, hạch bạch huyết sưng và đau gan là một số triệu chứng của bệnh.
9. Nang gan là các túi chứa đầy chất lỏng hình thành bên trong gan. Nang gan có xu hướng làm gan sưng và đau.
10. Bệnh thừa sắt là một tình trạng bệnh lý do quá trình tích tụ sắt trong gan. Một số triệu chứng như sụt cân, yếu, đau khớp và đau dạ dày. Có nhiều sắt trong gan có thể gây tổn thương gan.
11. Ung thư gan cũng có thể gây đau đớn. Các khối u làm phình gan và gây đau dữ dội. Giảm cân đột ngột, đau dạ dày, đau vai (hướng về phía bên phải), vàng da và lách bị sưng là một số các triệu chứng của ung thư gan.
12. Gan là nơi sản sinh ra dịch mật, gan bị tổn thương cũng là một lý do khiến dịch mật bị rối loạn và tạo nên sỏi mật.
BS. Tuyết Mai
Về Sỏi Mật Trái Sung
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)
Triệu Chứng Của U Mạch Máu Gan, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị U Mạch Máu Gan
Bệnh u mạch máu gan là gì? U mạch máu gan là khối u lành tính ở gan được hình thành bởi đám rối của các mạch máu. Bệnh u mạch máu gan còn được gọi là u mạch máu vùng gan hoặc u mạch máu thể hang.
U mạch máu gan thường không có biểu hiện lâm sàng, đa số được phát hiện tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác.
U mạch máu gan có nguy hiểm không? Ngay cả khi được chẩn đoán u mạch máu gan thì đa số các trường hợp đều không có chỉ định điều trị. Các u mạch máu gan lành tính và không có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan. Khối u thường nhỏ, kích thước không quá 4 cm. Tuy nhiên một số khối u có thể phát triển lớn hơn và có thể gây một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng hay buồn nôn.
Phòng ngừa bệnh U mạch máu gan
Không hút thuốc lá
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích
Ăn nhiều rau củ quả tươi sống, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đã qua chế biến sẵn.
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
Khám sức khỏe định kỳ.
Triệu chứng bệnh U mạch máu gan
Đa số các trường hợp u mạch máu gan không gây triệu chứng. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển xấu hơn bởi một chấn thương hoặc thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể.
Các triệu chứng u mạch máu gan có thể gặp:
Tuy nhiên ngay cả khi có u mạch máu gan thì các triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.
Biến chứng của u mạch máu gan: Bệnh hiếm khi gây nên biến chứng nhưng có thể gặp trong một số trường hợp đặc biệt như: khối u mạch máu gan khổng lồ, tổn thương phá hủy gan hay gây đau bụng dữ dội.
Các biện pháp điều trị bệnh U mạch máu gan
Điều trị u mạch máu gan thường không cần thiết. Bệnh đa số chỉ cần theo dõi định kỳ là đủ. Tuy nhiên một số u mạch máu gan cần thiết phải phẫu thuật nếu kích thước lớn và gây biểu hiện lâm sàng như đau hạ sườn phải hoặc khối u phát triển gây tổn thương đáng kể đến nhu mô gan lành.
Các phương pháp chữa u mạch máu gan bao gồm:
Thắt động mạch gan: thắt động mạch chính cung cấp máu cho khối u có thể được áp dụng. Phương pháp này ít gây ảnh hưởng đến nhu mô gan lành lân cận.
Làm tắc động mạch gan: tiêm thuốc gây tắc động mạch cấp máu cho u và làm tiêu hủy khối u.
Ghép gan: áp dụng trong các trường hợp u mạch máu gan khổng lồ gây phá hủy lớn nhu mô gan lành hoặc u mạch máu gan không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Xạ trị: có thể làm teo khối u nhưng ít được áp dụng.
Vì u mạch máu gan thường không gây bất kỳ các triệu chứng nào nên bệnh thường được chẩn đoán tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác.
Một số xét nghiệm có thể phát hiện u mạch máu gan như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Nguyên nhân bệnh U mạch máu gan
Đối tượng nguy cơ bệnh U mạch máu gan
Đối tượng nguy cơ của u mạch máu gan:
Yếu tố gia đình: tăng nguy cơ mắc bệnh khi có các thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh.
Tuổi: bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong khoảng từ 30-50 tuổi
Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon thay thế có tăng nguy cơ mắc u mạch máu gan.
Copyright © 2019 – Sitemap
Bạn đang xem bài viết Các Tổn Thương Giả U Não Do Bệnh Lý Mạch Máu Trong Chẩn Đoán Hình Ảnh trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!