Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Giai Đoạn Phát Triển Của Bệnh Viêm Gan C Và Triệu Chứng Của Từng Giai Đoạn # Top 5 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Giai Đoạn Phát Triển Của Bệnh Viêm Gan C Và Triệu Chứng Của Từng Giai Đoạn # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Giai Đoạn Phát Triển Của Bệnh Viêm Gan C Và Triệu Chứng Của Từng Giai Đoạn mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các chuyên gia gan mật người mắc viêm gan C có tới 20% sẽ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Vì thế, việc xác định được các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C là điều rất quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh này. Vậy viêm gan C có mấy giai đoạn và triệu chứng của từng giai đoạn là gì? Hãy theo dõi bài viết sau.

Viêm gan C là một bệnh lý gan mật khá phổ biến tại nước ta do virus viêm gan C gây ra. Dựa vào sự tiến triển của loại virus này mà các nhà khoa học đã chia các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C ra thành 4 giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn mạn tính

Giai đoạn viêm và băt đầu hình thành các sẹo

Giai đoạn xơ gan

Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm gan C cấp tính

Đây là giai đoạn đầu tiên mà cơ thể bắt đầu có sự xâm nhập của virus HCV. Giai đoạn này thường kéo dài 6 tháng. Trong 6 tháng này, sẽ có khoảng 20% người nhiễm virus viêm gan C có khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh, còn lại sẽ tiếp tục tiến triển sang giai đoạn 2 của bệnh.

Ở giai đoạn này, thông thường sau từ 7 đến 8 tuần nhiễm virus HCV, sẽ có khoảng 30% bệnh nhân có triệu chứng khó chịu giống như bị cảm cúm nhẹ. Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp. Một số khác gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ăn uống kém, bị sốt hoặc nổi mẩn ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân có hiện tượng vàng da, vàng mắt. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tuần và sẽ từ từ thuyên giảm rồi hết.

Đây là một trong các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C mà người bệnh phải đặc biệt quan tâm. 80% số bệnh nhân viêm gan C cấp tính sẽ không thể tự đào thải được virus sau 6 tháng nhiễm bệnh và tiến triển sang giai đoạn mạn tính. Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh sẽ không thể khỏi bệnh nếu không điều trị, nếu để lâu ngày, virus sẽ phá hủy lá gan và gây ra nhiều bệnh lý gan mật nguy hiểm hơn. ngày thì virus sẽ gây bệnh gan ở một cấp độ nặng hơn.

Ở giai đoạn này, virus sinh sôi trong tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, gây viêm gan, suy giảm chức năng gan. Tế bào gan bị viêm lâu ngày sẽ bị hoại tử, gây tăng men gan (AST/ALT) trong máu. Sau đó nếu không được điều trị tích cực , bệnh có thể sẽ tiến sang giai đoạn 3.

Về triệu chứng, mặc dù gan bị tổn thương nhưng do có khả năng tự phục hồi nên đa số phần người bệnh ở giai đoạn này không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khoảng 6% người viêm gan C mạn tính mới có vài triệu chứng tiêu biểu nhưng cũng rấtt nhẹ, nên thường không được để tâm đến. Triệu chứng thường xuyên nhất là cơ thể mệt mỏi, hay sốt nhẹ vào xế chiều, bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, sút cân, khả năng tập trung kém đi…

Trong các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C thì đây được xem là giai đoạn đánh dấu bệnh đã chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Ở giai đoạn này, lượng virus HCV trong máu ở mức cao và chúng vẫn tiếp tục sao chép. Tế bào gan bị viêm nặng và nếu như không kiểm soát nồng độ virus, tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan thì chúng sẽ bị thoái hóa cấu trúc. Khả năng tái sinh của tế bào gan bị chậm lại, hình thành nên các tế bào gan dạng nốt. Đây chính là yếu tố khiến cho xơ gan hình thành và phát triển.

Các triệu chứng ở giai đoạn này cũng giống như ở giai đoạn 2. Một ít người có thêm triệu chứng đau tức phần dưới hạ sườn phải, bụng hay đau lâm râm hoặc cảm thấy khó chịu, buồn nôn, da và mắt vàng, nổi ngứa, đau cơ hoặc đau nhức xương khớp.

Viêm gan C chuyển sang giai đoạn xơ

Giai đoạn 4: Xơ gan

Theo các chuyên gia gan mật, có khoảng 20% người bị viêm gan C mạn tính sẽ biến chứng sang giai đoạn xơ gan và một nửa trong số đó có thể tiến triển đến xơ gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan nguy hiểm. Bệnh nhân viêm gan C khi đang sang giai đoạn này thì cấu trúc tế bào gan đã thay đổi, bề mặt gan trở nên cứng hơn, xuất hiện nhiều sẹo, hình thành các mô xơ, chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: xơ gan cổ chướng, hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư gan… nếu không điều trị kịp thời.

TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần thảo dược là Cao cà gai leo và Cao mật nhân có công dụng:

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, men gan cao.

Giúp tăng cường chức năng của gan trong các trường hợp bị mắc bệnh men gan cao, viêm gan virus, xơ gan.

Giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan.

Làm giảm một số triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh gan như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, đau tức hạ sườn.

Giúp hạn chế tổn thương gan, bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan.

Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai Qua Từng Giai Đoạn Phát Triển

Một vài đặc điểm của mụn giang mai

Bạn có thể bị nhiễm bệnh giang mai do trong lúc quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo hay miệng có tiếp xúc trực tiếp với mụn giang mai.

Mụn giang mai có thể mọc ở âm đạo, hậu môn, trên dương vật, trong trực tràng, trên môi hay trong miệng.

Mụn giang mai không gây đau, vì vậy khi mới nhiễm bệnh người bệnh sẽ có thể bị nhầm lẫn với tình trạng lông mọc vào trong, răng dây kéo, hoặc những cục u vô hại khác.

Triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Mụn giang mai thường là biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu tiên. Cụ thể triệu chứng của bệnh giang mai qua các giai đoạn khác nhau như sau:

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn nguyên phát

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai, người bệnh sẽ thấy xuất hiện mụn giang mai, có thể ít hoặc nhiều. Mụn giang mai là nơi bệnh giang mai đi vào cơ thể, những nốt mụn này có hình tròn, cứng và không đau. Cũng chính vì mụn không gây đau nên bạn thường không chú ý và không biết mình đã mắc bệnh. Sau 3 đến 6 tuần, mụn tự lành dù bạn có chữa trị hay không. Tuy mụn đã biến mất nhưng bạn vẫn phải tiếp tục điều trị để bệnh không chuyển sang giai đoạn 2.

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn thứ phát

Ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy ngứa da hoặc lở loét trong miệng, âm đạo hay hậu môn. Triệu chứng bắt đầu giai đoạn này là phát ban ở một hay nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi mụn giang mai ở giai đoạn nguyên phát lành đi hoặc sau khi mụn đã lành được vài tuần.

Ban nổi lên như những đốm gồ ghề, có màu đỏ hay nâu đỏ, xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Do ban thường không gây ngứa và thỉnh thoảng mờ nhạt khiến cho người bệnh không để ý đến triệu chứng này.

Ngoài ra, ở giai đoạn này còn có một số triệu chứng khác của bệnh như: sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, nhức đầu, sút cân, cơ thể mệt mỏi. Những triệu chứng ở giai đoạn này sẽ biến mất dù người bệnh có chữa trị hay không. Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai tiềm ẩn và trễ.

Khi tất cả những triệu chứng ở những giai đoạn trước mất đi sẽ là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai. Nếu không được chữa trị thì người bệnh sẽ tiếp tục bị giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.

Các triệu chứng của giai đoạn giang mai trễ bao gồm: khó phối hợp cử động cơ, liệt, mù lòa, trí tuệ sa sút.

Ở giai đoạn bệnh giang mai trễ, bệnh sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng và gây ra tử vong.

Nhiễm bệnh giang mai được coi là trường hợp sớm nếu bệnh nhân nhiễm bệnh được một năm hoặc ít hơn, như trong giai đoạn giang mai nguyên phát và thứ phát. Trong giai đoạn giang mai sớm, người bệnh sẽ dễ dàng lây bệnh sang cho bạn tình của mình.

– Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

– Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Các Giai Đoạn Tiến Triển Của Bệnh Trầm Cảm

1. Giai đoạn trầm cảm nhẹ hay còn gọi là trầm cảm cấp độ 1

khó chịu hoặc tức giận

cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng

tự ti

mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng thích

khó tập trung tại nơi làm việc

thiếu động lực

không muốn giao tiếp với người khác

buồn ngủ ban ngày hoặc mất ngủ

mệt mỏi

thay đổi cảm giác thèm ăn

thay đổi cân nặng

Những triệu chứng về mặt tâm lý ở giai đoạn này thường nhẹ và ít được để ý. Đặc biệt, bạn có thể cảm thấy những triệu chứng về mặt thực thể như các cơn đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…Điều này có thể làm bạn nghĩ rằng mình đang mắc phải bệnh gì đó ở thân thể và đi thăm khám bác sỹ nhiều lần nhưng lại không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Thực ra, đó là những biểu hiện của chứng trầm cảm.

Trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát được mà không cần dùng thuốc, nhờ việc điều chỉnh lối sống, biện pháp đối thoại hoặc các sản phẩm hỗ trợ như thảo dược, men vi sinh chống trầm cảm (Ecologic Barrier). Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì trầm cảm nhẹ sẽ không tự biến mất và có thể tiến triển sang các dạng nặng hơn.

Nếu các triệu chứng kéo dài, xuất hiện trung bình 4 ngày mỗi tuần liên tục trong vòng 2 năm thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng (dysthymia). Khi đó, có thể bạn cần phải nhờ tới sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

2. Giai đoạn trầm cảm vừa hay trầm cảm giai đoạn 2

Trầm cảm vừa có những triệu chứng tương tự như trầm cảm nhẹ nhưng mức độ nặng hơn. Ngoài ra, trầm cảm vừa phải có thể gây ra:

Dễ bị tổn thương lòng tự trọng

Giảm khả năng làm việc

Cảm thấy bản thân vô giá trị

Nhạy cảm

Lo lắng thái quá

Sự khác biệt lớn nhất so với trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng để gây ra các vấn đề trong công việc, khả năng chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Do đó mà trầm cảm vừa cũng dễ chẩn đoán hơn.

Liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil), có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm vừa.

3. Giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần

Trầm cảm nặng có các triệu chứng nghiêm trọng và đáng chú ý, thậm chí người thân của bệnh nhân cũng có thể phát hiện ra. Người bệnh ở giai đoạn này thường có biểu hiện:

Buồn bã kéo dài

Chậm chạp hoặc dễ kích động

Luôn mất tự tin

Cảm thấy mình vô dụng hoặc thấy có tội lỗi

Tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh

Trầm trọng hơn, người bệnh có thể có suy nghĩ muốn tự tử hoặc hành vi tự tử.

4. Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần

Người bệnh trầm cảm có kèm theo triệu chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo giác chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra…

Trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm theo loạn thần đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi có những biểu hiện loạn thần hoặc hành vi tự làm tổn thương, ý nghĩ tự sát người bệnh cần được thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Bác sỹ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc điện để giúp cho bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, nhưng có những triệu chứng cụt và rất khó chẩn đoán như căng thẳng, lo buồn, chán nản và thêm các triệu chứng đau hoặc mệt mỏi dai dẳng có nguyên nhân thực tổn hay còn gọi là “trầm cảm ẩn”.

Nên làm gì khi có biểu hiện trầm cảm?

Khi được chuẩn đoán đúng bạn sẽ được tiếp cận với các biện pháp điều trị giúp bản thân thoát khỏi chứng trầm cảm và trở lại với cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Các Giai Đoạn Tiến Triển Của Bệnh Parkinson

Hai cách phân chia các giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa não mãn tính, xảy ra do sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin. Cũng giống như nhiều bệnh tiến triển khác, Parkinson cũng được chia thành nhiều giai đoạn dựa trên vào 2 yếu tố là triệu chứng vận động và nhận thức của người bệnh.

Hiện có 2 cách phân chia các giai đoạn của bệnh Parkinson thường được sử dụng là:

– Phân loại theo Hoehn và Yahr: Cách này phân chia bệnh Parkinson thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ khó khăn trong vận động của người bệnh.

– Phân loại theo UPDRS: Cách chia này được đánh giá là toàn diện hơn cách chia cũ. Bởi người bệnh sẽ được đánh giá cả về mức độ vận động và suy giảm nhận thức thay vì chỉ riêng yếu tố vận động như trước.

Hiểu các giai đoạn của bệnh Parkinson giúp người bệnh điều trị tốt hơn

Các giai đoạn của bệnh Parkinson theo Hoehn và Yahr

Theo thang đánh giá “Hoehn and Yahr” bệnh Parkinson sẽ được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, giai đoạn 5 hay bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Giai đoạn càng cao, dấu hiệu bệnh Parkinson như run tay chân không kiểm soát, hạn chế phối hợp động tác, cứng khớp và nói khó càng nặng.

Đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh Parkinson, khi các triệu chứng bất thường bắt đầu xuất hiện nhưng chưa đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh có một số biểu hiện như sau:

– Tình trạng run chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể và với mức độ nhẹ, có thể bị bỏ qua

– Bạn bè và người thân có thể nhận thấy thay đổi về dáng điệu, vận động và biểu cảm nét mặt ở người bệnh.

Đây là giai đoạn mà các biểu hiện bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn ở cả 2 bên cơ thể. Người bệnh sẽ nhận thấy:

– Khó khăn khi đi lại và duy trì trạng thái thăng bằng khi đứng.

– Các cơ bắp xuất hiện tình trạng cứng, khó cử động.

– Biểu hiện run, lắc xuất hiện nhiều, rõ hơn.

– Dáng đứng và đi bị thay đổi.

Bạn cũng có thể sẽ bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động vốn rất dễ dàng trước đây. Ví dụ như lau dọn nhà cửa, mặc quần áo hoặc tắm gội. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân trong giai đoạn này vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường. Và đây cũng là giai đoạn mà bạn phải dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson để kiểm soát các triệu chứng.

Giai đoạn bệnh Parkinson càng tăng, các triệu chứng càng trầm trọng

Đây là giai đoạn giữa trong quá trình tiến triển bệnh Parkinson. Ngoài các triệu chứng ở những giai đoạn trước, người bệnh có thêm một số dấu hiệu đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự tiến triển của bệnh:

– Vận động chậm chạp một cách rõ rệt.

– Rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng.

Đây cũng là lý do người bệnh hay ngã ở giai đoạn này. Công việc hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng họ vẫn có thể tự hoàn thành chúng, chưa cần nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Đồng thời, việc điều trị bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu vẫn có thể làm giảm các triệu chứng ở giai đoạn này.

TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm run tay chân và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

Trong giai đoạn 4, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Việc đi lại cực kỳ khó khăn, các cơ bị co cứng, triệu chứng “bật – tắt” hiện rõ khi lúc di chuyển. Ngoài ra, hàng loạt biến chứng như khô miệng, rối loạn cảm giác, da khô, loạn thần, ảo giác xuất hiện do bệnh bệnh tiến triển cùng với tác dụng phụ của thuốc.

Trong giai đoạn này triệu chứng run có thể ít hơn so với các giai đoạn trước đó. Một vài người bệnh vẫn có thể đứng hoặc đi bộ một đoạn ngắn nếu sử dụng một khung tập đi hoặc các thiết bị hỗ trợ mà không cần trợ giúp. Tuy nhiên, phần đông người bệnh không thể sống một mình ở giai đoạn này vì các cơ bị cứng và vận động chậm chạp khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng ngày một nặng khiến người bệnh Parkinson khó khăn trong vận động

Đây là giai đoạn nặng nhất trong tiến triển bệnh hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Các cơ bắp cứng đờ, người bệnh thường không thể đứng hay đi được mà cần phải sử dụng xe lăn, phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của người thân.

Việc sử dụng các phương pháp nội khoa như thuốc đặc trị Parkinson như Mad0par trong giai đoạn này cũng gần như không có ý nghĩa. Bởi người bệnh đã bị nhờn thuốc, dùng thuốc nhưng không thể kiểm soát được triệu chứng bệnh.

Ở giai đoạn 5, người bệnh Parkinson gần như phải gắn liền với chiếc xe lăn

Thông tin hữu ích:Cách chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn muộn

Các giai đoạn của bệnh Parkinson theo UPDRS

Theo cách chia này, bệnh Parkinson sẽ được chia thành 3 giai đoạn thay vì 5 như trước. 3 giai đoạn này bao gồm Parkinson mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Có thể mô tả các biểu hiện trong từng giai đoạn bệnh Parkinson theo cách chia mới như sau.

Giai đoạn này kéo dài từ lúc khởi phát đến khi một vài triệu chứng xuất hiện với các đặc điểm bao gồm:

– Xuất hiện triệu chứng run ở một bên cơ thể

– Thay đổi trong tư thế, dáng khi đi bộ hoặc biểu hiện trên khuôn mặt

Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cảm thấy bất tiện khi vận động nhưng vẫn có thể duy trì hoạt động hàng ngày. Các thuốc điều trị Parkinson cũng phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn các triệu chứng run ở người bệnh.

Ngoài ra, nếu người bệnh thường xuyên tập thể dục ở giai đoạn này, họ có thể duy trì sự nhanh nhẹn, linh hoạt, cải thiện phạm vi di chuyển, khả năng giữ thăng bằng và giảm được trầm cảm hay táo bón.

Tập thể dục, vật lý trị liệu giúp giảm các triệu chứng khi bệnh Parkinson tiến triển nặng dần

Các triệu chứng bệnh Parkinson bắt đầu tiến triển nặng dần ở giai đoạn này. Người bệnh bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn di chuyển, vận động và sinh hoạt. Cụ thể:

– Các triệu chứng như run tay chân, co cứng cơ xảy ra ở cả hai bên cơ thể

– Người bệnh đi lại, di chuyển chậm hơn

– Khó khăn trong việc giữ thăng bằng và phối hợp các hoạt động vận động như đứng lên ngồi xuống, cầm nắm vật dung…

– Có thể xuất hiện triệu chứng “đóng băng” do cứng đờ cơ bắp, người bệnh bất ngờ trong tư thế bất động lúc di chuyển hoặc khó xoay người hay xoay đầu…

Trong giai đoạn này, thuốc có thể bị mất tác dụng tại khoảng thời gian giữa các liều. Tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson bao gồm rối loạn vận động, ảo giác, suy giảm trí nhớ, khô miệng, tiểu ít… bắt đầu manh nha xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chủ động làm các công việc như vệ sinh cá nhân, chăm sóc vườn cây, nấu ăn… người bệnh vẫn có thể tăng cường khả năng tự lập và làm chậm sự phát triển của các rối loạn vận động do bệnh Parkinson gây ra.

Thông tin hữu ích: 7 bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson

Khi bệnh Parkinson tiến triển vào giai đoạn nặng (hay còn gọi là giai đoạn muộn), các vấn đề suy giảm nhận thức và giảm chức năng vận động biểu hiện rất rõ rệt:

– Người bệnh có thể bị trầm cảm, ảo giác và hoang tưởng nặng.

– Các rối loạn vận động dần tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị té ngã, rung lắc toàn thân, đặc biệt ở chân khiến việc đi lại rất khó khăn, thường phải ngồi một chỗ hoặc buộc phải dùng xe lăn nếu di chuyển.

– Người bệnh hầu như không còn khả năng tự làm công việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày và phụ thuộc phần lớn vào người chăm sóc.

Thuốc điều trị gần như mất tác dụng trong giai đoạn Parkinson nặng này. Chưa kể đến, nhiều người bệnh còn gặp tác dụng phụ do chính các thuốc này gây ra.

May mắn rằng nếu được chăm sóc tốt, người bệnh Parkinson có thể cải thiện các triệu chứng, tăng khả năng tự lập của bản thân trong sinh hoạt và làm chậm tiến triển bệnh. Bên cạnh các phương pháp Tây Y, việc tận dụng thế mạnh của y học cổ truyền với sản phẩm Vương Lão Kiện từ Thiên ma Câu đằng để giảm run là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thành phần Thiên Ma Câu Đằng trong Vương Lão Kiện có thể điều chỉnh các rối loạn chức năng của não bộ, đặc biệt là ức chế ức chế enzym phá hủy Do-pamin (thiếu hụt Do-pamin là nguyên nhân gây bệnh Parkinson). Nhờ đó, giúp người bệnh giảm run chân tay, cứng cơ, phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày yêu cầu sự chính xác như cầm đồ vật, viết vẽ, ký tên, cài cúc áo, rót nước, gắp thức ăn…

Thực tế, hiệu quả giúp giảm run chân tay của Vương Lão Kiện đã thuyết phục được nhiều chuyên gia Thần kinh khó tính và giúp nhiều người bệnh Parkinson nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu chuyện của bác sĩ Đỗ Bình Dương (8/153 Ngõ chợ Khâm Thiên – Hà Nội) là một minh chứng điển hình.

Chia sẻ của bác sĩ Đỗ Bình Dương về hiệu quả của Vương Lão Kiện với Parkinson

Thông tin hữu ích: Đánh giá của chuyên gia và nhiều người bệnh khác về Vương Lão Kiện

Các bài viết khác

Bạn đang xem bài viết Các Giai Đoạn Phát Triển Của Bệnh Viêm Gan C Và Triệu Chứng Của Từng Giai Đoạn trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!