Xem Nhiều 3/2023 #️ Bị U Nang Buồng Trứng Có Thai, Sinh Con Được Không? # Top 8 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bị U Nang Buồng Trứng Có Thai, Sinh Con Được Không? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị U Nang Buồng Trứng Có Thai, Sinh Con Được Không? mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bị u nang buồng trứng có thai được không? Vấn đề này hiện đang được nhiều người bệnh quan tâm, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi sinh nở, có mong muốn mang thai. Các chuyên gia lý giải, việc thụ thai và sinh con trong thời gian mang u nang buồng trứng còn phải dựa vào tình trạng sức khỏe, kích thước, vị trí và tính chất của khối u.

Bị u nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng là những khối u bất thường có chứa dịch bên trong. Phần lớn chúng được chẩn đoán dưới dạng lành tính, không gây hại nghiêm trọng sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của u nang càng trở nên nặng nề nếu kích thước u phát triển lớn. Do đó, phụ nữ nên sớm thăm khám và kiểm soát u nang buồng trứng, phòng ngừa các nguy cơ.

Trường hợp u nang cơ năng

Trên thực tế cho thấy, đa phần người phụ nữ nào cũng có u nang cơ năng. Chúng có thể bao gồm u nang noãn, hoàng thể hoặc hoàng tuyến. Những u cơ năng này nằm ở một hoặc cả hai bên trong buồng trứng phụ nữ. Rất ít người nhận biết được việc cơ thể có u nang bởi chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng bất ổn nào.

Kích thước của các u nang cơ năng thường khá nhỏ và không gây hại đến sức khỏe của phụ nữ. Sau một vài tuần hoặc vài tháng khi xuất hiện, chúng có thể tự biến mất mà phụ nữ không phải can thiệp bất kỳ phương pháp nào. Ở trường hợp này, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường.

Trường hợp u nang thực thể

Các u nang thực thể có thể kể đến như u nang nhầy, u nang nước hoặc u nang bì. Chúng có những đặc điểm chung như sau:

Các u nang thực thể có thể xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc nằm trong cả hai bên.

Những người khi bước vào độ tuổi sinh sản hay sau mãn kinh có thể gặp phải các u nang này.

Chúng phát triển khá âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng. Sau nhiều năm, u nang phát triển lớn về kích thước, trọng lượng khiến cho bụng phình căng trông như đang mang thai.

Những u nang thực thể hay còn được gọi là u bệnh lý cần kiểm soát, bởi chúng có thể biến chứng nguy hiểm. Điển hình như tình trạng nhiễm khuẩn u nang, xoắn u nang, vỡ hoặc gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Nguy hiểm nhất là tình trạng biến chứng sang ung thư.

Nếu các khối u nằm tại một bên buồng trứng, để điều trị người bệnh sẽ được bóc tách u nang và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thông thường, biện pháp nội soi sẽ được tiến hành với các u nang nhỏ, vị trí dễ thực hiện. Khối u lớn hơn sẽ phải mổ hở để việc bóc tách dễ dàng hơn.

Tình trạng xoắn hoặc vỡ nang có thể xảy ra, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra, khi kích thước của u nang quá lớn có thể nằm chèn ép lên các vị trí xung quanh cần nhanh chóng điều trị. Nhất là trường hợp xoắn u, phải phẫu thuật sớm để tránh nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu u nang bị biến chứng thành ung thư, người bệnh lúc này có thể phải cắt một phần hay toàn bộ buồng trứng để điều trị. Nếu còn một bên buồng trứng khỏe mạnh, phụ nữ vẫn có cơ hội thụ thai và sinh con, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai sẽ thấp hơn so với những phụ nữ bình thường khác.

Sau điều trị u nang buồng trứng, nếu cơ thể phụ nữ phục hồi tốt, buồng trứng giữ lại được những nang khỏe, kinh nguyệt trở lại bình thường thì vẫn có thể có thai. Tuy nhiên, đa số những biện pháp điều trị đều gây ra những ảnh hưởng nhất định và bệnh có nguy cơ tái phát.

Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định mang thai và sinh con. Ngoài ra, trường hợp mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản, chị em nên thông báo với bác sĩ. Đồng thời chủ động phòng tránh biến chứng để bảo vệ sức khỏe.

Những trường hợp u nang buồng trứng gây vô sinh

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn do u nang buồng trứng gây ra chỉ chiếm phần trăm thấp. Các trường hợp gặp phải biến chứng này là khi bệnh không được can thiệp điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Do đó, tỷ lệ sinh sản của phụ nữ trong tình huống này không cao, cụ thể như:

Khối u ác tính xuất hiện ở hai bên buồng trứng, lúc này người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng nhằm tránh tình trạng di căn các tế bào ung thư, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn khả năng sinh con trong trường hợp này.

Những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hoặc người không mong muốn mang thai thường được chỉ định cắt buồng trứng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngoài u nang bình thường, người bệnh có thể mang u nang nội mạc tử cung. Loại u này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con của phụ nữ. Tỷ lệ vô sinh cao nếu chị em mắc phải u nang nội mạc tử cung. Theo nghiên cứu, có khoảng 2 – 4% người bị u ở dạng này mức độ nhẹ có thể mang thai.

Đây là những trường hợp có thể vô sinh hiếm muộn khi bị u nang buồng trứng. Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, cùng với thời gian dài chưa thấy đậu thai nên thăm khám bác sĩ sản khoa để được kiểm tra và điều trị sớm.

Bị u nang buồng trứng mang thai có sao không?

Người bị u nang buồng trứng vẫn có hy vọng mang thai, sinh con tự nhiên nếu ở mức độ nhẹ, dạng u nang không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, thai phụ cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng, trong đó:

Nguy cơ sảy thai cao: Trường hợp nang buồng trứng bị xoắn, vỡ có thể khiến thai nhi gặp sự cố, tăng nguy cơ sảy thai cho phụ nữ. Hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này thường được bác sĩ đình chỉ thai nghén để bảo vệ sức khỏe thai phụ.

Chèn ép thai nhi: U nang buồng trứng có thể lớn dần theo sự phát triển của thai nhi. Lúc này, chúng có thể chèn ép lên thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ cảm thấy cơ thể trở nên nặng nề hơn khi thai lớn và u nang cũng phát triển. Bà bầu thường xuyên khó chịu, bụng chướng căng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Do đó, chị em nên cân nhắc quyết định mang thai khi có u nang buồng trứng. Đồng thời, trong suốt thời gian mang thai phải thăm khám định kỳ, theo dõi sát sao diễn biến của u nang và sự phát triển của thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng

U nang buồng trứng dù ở thể cơ năng hay thực thể đều có những tác động đến cơ thể phụ nữ. Theo đó, chủ động phòng tránh u nang buồng trứng là chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản. Vì thế, chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Về chế độ dinh dưỡng: Phụ nữ nên bổ sung cho cơ thể rau xanh, trái cây tươi,…chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, chị em nên ăn nhiều thực phẩm giúp cân bằng estrogen như sữa đậu nành, đậu hũ,…Cung cấp thực phẩm giàu vitamin D, axit béo có lợi để tránh tình trạng hình thành u nang.

Về chế độ sinh hoạt: Phụ nữ nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 1,5 lít đến 2 lít nước để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn cơ thể tốt hơn. Đồng thời, chị em nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực khiến hormone bị mất cần bằng, gây hại sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.

Chăm luyện tập thể dục, thể thao: Vận động giúp cơ thể bài tiết tốt hơn, tăng cường lưu thông máu huyết, phòng tránh nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo nghiên cứu, người có thói quen tập thể dục mỗi ngày 30 phút có tỷ lệ mắc u nang buồng trứng thấp hơn những phụ nữ không vận động, lười vận động.

Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ loại có thành phần dịu nhẹ, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Chú ý vấn đề vệ sinh “cô bé” trước và sau khi quan hệ tình dục để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Tránh các biện pháp can thiệp vùng kín: Điển hình là nạo phá thai, hút thai,…tác động khiến cho bộ phận sinh sản gặp tổn thương. Nhất là khi thực hiện tại cơ sở y tế không đảm bảo có thể khiến cho vùng kín bị nhiễm trùng, tổn thương nặng nề. Điều này có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến khả năng sinh sản về sau.

Thăm khám phụ khoa định kỳ: Phụ nữ nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm 1 – 2 lần để theo dõi sức khỏe. Trước khi có ý định mang thai nên kiểm tra sàng lọc những vấn đề sản khoa để có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bị u nang buồng trứng có thai được không?”. Dựa vào tình trạng u nang, dạng u nang mà phụ nữ có thể duy trì khả năng mang thai hay không. Phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ chức năng sinh sản và sức khỏe.

Bị U Nang Buồng Trứng Liệu Có Mang Thai Sinh Con Được Không?

Thứ Tư, 26-09-2018

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là khối u rất phổ biến, nó chiếm đến 80% các khối u trong cơ thể chị em ở độ tuổi sinh sản. Tuy đây là một khối u khá lành tính nhưng nó cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp lúc. U nang buồng trứng là bệnh xuất hiện ở độ tuổi sinh sản tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra với phụ nữ đã mãn kinh. Và nó được xem là một trong các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư.

U nang buồng trứng được miêu tả là bao nang có chứa dịch bên trong được hình thành và phát triển bên trong buồng trứng của chị em. Kích thước của u nang có thể từ vài milimet đến vài centimet. U nang buồng trứng nếu không phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể sẽ gây khó khăn cha khả năng mang thai. Nó cũng là nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, thai ngoài dạ con.

Do đó, khi chị em có dấu hiệu như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng hố chậu, đau khi giao hợp thì nên nhanh chóng đến cơ quan y tế để kiểm tra. Tránh để biến chứng sẽ gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị.

U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn trị khỏi hoàn toàn thì mẹ vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là bệnh này phát triển âm thầm và các dấu hiệu của u nang buồng trứng rất dễ bị nhầm lần với các bệnh phụ khoa thông thường.

Lúc nào u nang buồng trứng cũng có thể biến chứng thành xoắn nang, chảy máu trong nang, vỡ nang gây nhiễm trùng và chèn ép lên tiểu khung. Điều này khiến mẹ rất khó mang thai.

Trong trường hợp khi cả hai buồng trứng của mẹ đều đã bị nang hóa, không còn nang lành nữa thì mẹ không thể mang thai được nữa.Trong trường hợp này thì mẹ cần phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, đồng nghĩa với việc mẹ không còn khả năng sinh sản nữa. Tuy nhiên, nhờ vào y học hiện đại ngày nay, bạn vẫn có thể mang thai và sinh con nhờ vào biện pháp thụ tinh nhân tạo.

Còn một điều nữa chị em cần phải nhớ khi mắc bệnh u nang buồng trứng là, bất cứ khi nào bệnh cũng có thể biến chứng và gây ra ung thư. Cho nên, việc phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị hợp lý là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của chị em.

Mang thai khi bị u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Hiện tại có rất nhiều trường hợp mà chị em mang thai rồi mới phát hiện bản thân mình bị u nang buồng trứng. Nhiều chị em thắc mắc và gửi câu hỏi về cho chuyên trang để hỏi là bệnh u nang buồng trứng có sinh con được không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không.

Để giải đáp thắc mắc này của bạn chúng tôi đã liên hệ với bác sỹ Đỗ Thanh Hà, chuyên gia phụ khoa đông y số 1 Việt Nam hiện tại để giải đáp thắc mắc cho bạn. Bác sỹ cho biết u nang buồng trứng khi mang thai thật sự rất nguy hiểm và nếu cần thiết thì bạn phải phẫu thuật để loại bỏ khối u ngay lập tức.

U nang buồng trứng có thể cảm trở sự phát triển bình thường của thai nhi do khối u chèn ép lên bào thai. U nang còn gây chèn ép vào tử cung gây các ngôi thai khác thường như ngôi thai ngược và ngôi thai ngang. Điều này khiến cho quá trình chuyển dạ của mẹ gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp mẹ phải mổ để thấy thai nhi.

Ngoài ra, u nang buồng trứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bé có thể bị suy dinh dưỡng bẩm sinh. Nếu u nang lớn nó có thể ép vào thành bụng của mẹ khiến thai nhi không quay đầu được, thiếu oxy, để khó, chết lưu.

Bên cạnh ảnh hưởng đến thai nhi thì sức khỏe của mẹ cũng bị đe dọa nếu mang thai trong lúc bạn có khối u nang buồng trứng. U to, dạng đặc có thể chèn ép lên ruột, bàng quang gây bí tiểu, tiểu lắt nhắt, táo bón. Nếu u chèn ép lên niệu quản có thể gây thận ứ nước, bể thận, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.

Do đó, mẹ cần phải cần thận khi quyết định mang thai. Nhất là nên điều trị u nang buồng trứng dứt điểm trước khi quyết định mang thai.

Thông tin thêm: Bài thuốc Đông y chữa u nang buồng trứng hiệu quả

Một số lời khuyên dành cho bạn

Để tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra cho cả mẹ và bé thì chúng tôi có một số lời khuyên dành cho các bạn. Nếu chuẩn bị mang thai, các mẹ nên khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe tiền thai sản để đảm bảo không có bất cứ bệnh phụ khoa nào, bao gồm cả u nang buồng trứng.

Nên khám thai định kỳ, để phát hiện các các khối u ở dạng thực thể để có biện pháp khắc phục sớm nhất. U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến mẹ và cả bé nên phát hiện càng sớm càng tốt.

✪ Nếu bị u nang trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì mẹ sẽ được quan sát chặt chẽ để kiểm soát sự phát triển của u nang. Nếu u không tự teo đi thì mẹ sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh các biến chứng.

✪ Trong 3 tháng kế tiếp theo tùy trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu khối u lớn thì có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ u nang.

✪ Trong 3 tháng cuối thai kỳ thông thường các trường hợp này sẽ đợi sau khi mẹ sinh nỡ xong thì mới được chỉ định cách khắc phục. Nếu mẹ không sinh được, sẽ phải mổ để lấy thai nhi. Nếu u nang là ác tính thì các bác sỹ sẽ chỉ định hỗ trợ phổi cho thai nhi và tiến hành phẫu thuật lấy khối u khi bé đã trưởng thành.

Có thể bạn muốn biết: Phân biệt u nang buồng trứng ác tính và lành tính

Bị U Nang Buồng Trứng Có Gây Vô Sinh Không?

Khi mắc phải chứng bệnh u nang buồng trứng câu hỏi luôn quẩn quanh trong đầu chị em phụ nữ đó chính là liệu bị u nang buồng trứng có gây vô sinh không? Bởi các trường hợp mắc bệnh đều ở trong độ tuổi sinh sản có người chưa được làm mẹ có người đã được làm mẹ nhưng vẫn mong muốn sinh con.

Bị u nang buồng trứng có gây vô sinh không?

U nang buồng trứng không gây vô sinh khi nào?

Trường hợp mắc u nang buồn trứng lành tính u xuất hiện bất ngờ và tự teo nhỏ biến mất trong vài tháng thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản, phụ nữ mắc u nang buồng trứng trường hợp này có con bình thường

Nếu u nang buồng trứng kích thước lớn có chỉ định mổ thì khi đó u nang được bóc tách hoàn toàn và kết quả xét nghiệm tế bào u là lành tính thì với những mô, tế bào khỏe mạnh của buồng trứng còn lại bệnh nhân u nang buồng trứng vẫn có thể sinh con bình thường.

Nếu u nang kích thước nhỏ bệnh nhân có thể điều trị nội khoa khiến cho các khối u teo nhỏ và bảo tồn những phần khỏe mạnh của buồng trứng bằng những thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, bệnh nhân vẫn có khẳ năng làm mẹ và khi đó u nang sẽ được cắt khi sinh con.

Trường hợp bệnh nhân bị u nang buồng trứng cả hai bên sau khi phẫu thuật bóc tách nhưng vẫn còn lại các mô lành của cả hai bên buồng trứng, khi đó nội tiết tố vẫn hoạt động bình thường, trứng vẫn chín và rụng, chu kỳ kinh duy trì đều, bệnh nhân vẫn có khả năng làm mẹ.

Khi nào u nang buồng trứng gây vô sinh?

Trường hợp bệnh nhân bị khối u buồng trứng có kết quả xét nghiệm ác tính, Bác sỹ sẽ chỉ định cắt bỏ cả hai bên buồng trứng khi đó nội tiết tố nữ của bệnh nhân sẽ không còn hoạt động, bệnh nhân không có kinh nguyệt và khả năng làm mẹ của bệnh nhân sẽ không còn đồng nghĩa với việc vô sinh.

Ngoài ra các trường hợp u nang buồng trứng không theo dõi và điều trị sớm, có thể dẫn đến những biến chứng như xoắn nang, vỡ nang hoặc hoại tử, không những ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Làm thế nào để biết u nang có gây ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ hay không?

Các trường hợp đã sinh đủ số con hoặc không mong muốn làm mẹ nữa thì phương pháp cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn hiệu quả hơn tránh và ngăn ngừa u nang buồng trứng tái phát.

Như vậy để biết được mức độ ảnh hưởng của u nang buồng trứng đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ. Bệnh nhân cần được khám và làm các xét nghiệm để đánh giá kích thước, cấu tạo, phân loại, thành phần của khối u để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành sẽ được quyết định sau khi bác sĩ chuyên khoa xem xét và cân nhắc. Qua các xét nghiệm và sau phẫu thuật mới có thể nói chính xác u nang buồng trứng có gây vô sinh ở người bệnh đó hay không.

Bị U Nang Buồng Trứng Khi Mang Thai Có Sao Không?

U nang buồng trứng khi mang thai không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà cho cả thai nhi. Trường hợp không phát hiện, u nang ngày càng lớn dần chèn ép lên thai nhi khiến em bé kém phát triển. Không những thế, nhiều nguy cơ xoắn nang, gây sảy thai hoặc sinh non.

U nang buồng trứng khi mang thai là gì?

U nang buồng trứng là bệnh lý mà chị em phụ nữ có thể gặp phải, nhất là người trong độ tuổi sinh sản cho tới mãn kinh. Buồng trứng xuất hiện nhiều khối u ở dạng nang, được chia thành các dạng như:

U nang cơ năng: Chúng là những khối u lành tính, kích thước nhỏ không vượt quá 5cm. U nang dạng cơ năng không gây ảnh hưởng cho phụ nữ mang thai và chức năng của buồng trứng, đặc biệt là không gây tác động cho thai nhi. Ngoài ra, sau một thời gian chúng có thể tự tiêu biến mà người bệnh không cần can thiệp điều trị.

U nang thực thể: Chúng là những u nang bì, nang nước, nang nhầy,…Trong đó, u nang bì là dạng nang chứa dịch trắng đục bên trong, dạng sánh, lẫn mảnh xương hoặc răng, tóc. U nang nhầy có vỏ dày hơn những dạng khác, dịch bên trong cũng nhầy và sánh, có thể ngăn vách chia thành nhiều thùy. Dạng u nang nước có vỏ tương đối mỏng, dịch bên trong loãng và trong suốt như nước.

U dạng lạc nội mạc tử cung: Những u dạng này có mức độ nguy hiểm cao, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng lạc nội mạc tử cung xuất hiện khi những tế bào ở tử cung phát triển ra bên ngoài. Chúng tạo thành ổ nang chứa dịch có màu đen, chất đặc sánh sau mỗi chu kỳ bong tế bào.

U nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Các chuyên gia nhận định, tình trạng bệnh ở thai phụ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với phụ nữ bình thường bị u nang buồng trứng. Trường hợp u cơ năng sẽ ít ảnh hưởng hơn nhưng nếu là u thực thể, u lạc nội mạc phải can thiệp điều trị và theo dõi chặt chẽ.

U nang buồng trứng khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân gây nên tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai hiện vẫn chưa được nhận định cụ thể, rõ ràng. Người ta phát hiện một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ gây bệnh như:

Hormone luteinizing (LH) bị sản sinh quá nhiều khiến cho buồng trứng bị rối loạn chức năng. Bởi hormone này sản sinh tại tuyến yên và là một trong những hormone có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động cũng như chức năng của buồng trứng. Tình trạng rối loạn xảy ra khiến cho u nang có cơ hội phát triển.

Hormone chorionic gonadotropin (HCG) dư thừa cũng là yếu tố làm hình thành u nang. HCG vốn là hormone được sản sinh trong giai đoạn mang thai và có nhiệm vụ kích thích sự phát triển của thai nhi, quyết định giới tính của trẻ. Sự gia tăng quá mức của loại hormone này khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, kích thích sự hình thành, phát triển của các u nang bên trong.

Các u nang hình thành khi mạch máu tại những tế bào lạc nội mạc tử cung bị vỡ khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, xuất huyết.

Các nang trong buồng trứng không rụng hoặc có sự phát triển không đồng điều khiến cho u nang hình thành trong thời kỳ phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa có thể là do buồng trứng không hấp thụ được chất lỏng lâu ngày dẫn đến u nang.

Bên cạnh đó, nếu trường hợp thể vàng tăng sinh quá mức khiến cho u nang hoàng thể hình thành, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.

Một số trường hợp khác, phụ nữ đã bị u nang buồng trứng trước đó nhưng không phát hiện. Chỉ đến khi siêu âm thai hoặc kiểm tra thai kỳ thì mới phát hiện đang mang u nang trong người. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương án khắc phục phù hợp và an toàn nhất.

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng khi mang thai

Người bệnh khó nhận biết do u nang buồng trứng thường không gây ra những triệu chứng đặc trưng riêng biệt nào. U nang buồng trứng khi mang thai có thể khiến thai phụ bị đau mỏi lưng, bụng tức nhẹ, bụng dưới hơi âm ỉ. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của các vấn đề khác khiến mẹ bầu chủ quan, không thăm khám.

Thế nhưng sau một thời gian, nếu không điều trị, u nang có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, nhất là đối với các dạng nang bệnh lý. Do đó, chị em nên chủ động gặp bác sĩ sản khoa khi nhận thấy những biểu hiện bất thường sau:

Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, người gầy yếu hơn bình thường.

Vùng ngực có dấu hiệu đau tức khó chịu, buồn nôn thường xuyên.

Đi tiểu khó khăn, trường hợp này có khả năng khối u nang đã lớn và gây chèn ép lên khu vực bàng quang.

Thân nhiệt tăng cao, đau lưng và bụng dưới.

Đây là những biểu hiện khi thai phụ bị u nang buồng trứng. Tuy nhiên hầu hết biểu hiện nhận biết đều khá đại trà, thường dễ nhầm lẫn với những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do đó, để an tâm hơn, thai phụ nên thăm khám và nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn, điều trị khi cần thiết để tránh những rủi ro xảy đến cho mẹ và thai nhi.

U nang buồng trứng khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Độ nguy hiểm của u nang buồng trứng khi mang thai dựa vào kích thước, vị trí và dạng u nang mà thai phụ đang gặp phải. Những u nang lành tính cũng có thể phát triển lớn hơn theo quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên chúng có thể trở về kích thước ban đầu sau khi sản phụ sinh con.

Mặt khác, các u nang bệnh lý lại có chiều hướng phát triển nặng nề hơn nếu không được kiểm soát. Biến chứng nguy hiểm mà thai phụ có thể phải đối mặt như:

Chèn ép thai nhi: U nang to dần ở dạng đặc nằm chèn ép lên tử cung khiến cho thai nhi không có điều kiện tốt nhất để phát triển. Ngoài ra, u nang lúc này cũng có thể nằm chèn ép lên những cơ quan lân cận như bàng quang khiến thai phụ bị bí tiểu. Trường hợp chèn ép lên ruột sẽ gây táo bón kéo dài cho bà bầu. Đặc biệt nguy hiểm nếu u chèn ép lên niệu quản có thể khiến thận tích nước tiểu, gây viêm hoặc suy thận.

Vỡ u nang: Trường hợp u nang buồng trứng bị vỡ là biến chứng nguy hiểm. Nhất là khi u nang ở dạng nước, dịch nhầy có thể tràn ra gây viêm nhiễm tử cung, thai nhi.

Xoắn u nang: Tình trạng này thường xuất hiện sau khi sinh. Do tử cung lúc này đã thu nhỏ lại khiến ổ bụng trống đột ngột làm u nang có điều kiện bị xoắn cuống. Đặc biệt biến chứng này phổ biến khi u có cuống dài, kích thước nhỏ nhưng nặng và bề mặt nhẵn bóng.

Ung thư hóa u nang: U nang buồng trứng có thể chuyển sang dạng ác tính khiến thai phụ và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với phụ nữ mang thai còn khá thấp. Mặc dù thế bạn cũng không nên chủ quan. Nhất là đối với trường hợp u nang nằm lâu năm trong ổ bụng, không được phát hiện có thể chuyển thành ác tính dễ dàng. Ung thư buồng trứng do u nang ác tính có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Vì mức độ nguy hiểm kể trên, phụ nữ trước và trong thời gian mang thai nên thăm khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu có vấn đề, phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ hạn chế được các rủi ro không mong muốn.

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng khi mang thai

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên

Thăm khám ở tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe của thai phụ, thai nhi. Trường hợp phát hiện trong buồng trứng thai phụ có u nang thực thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu,…nhằm kiểm tra kích thước và dạng khối u.

Nếu u nang ở dạng lành tính, nhận định không có nguy hại cho tình trạng của mẹ bầu và thai nhi sẽ không cần thực hiện phẫu thuật. Do việc tiến hành điều trị ngoại khoa khi thai nhi còn bé có thể dẫn đến sinh non, mặt khác cũng nguy hại cho sức khỏe của mẹ. Bởi không chỉ phẫu thuật, thời gian điều trị sau đó người bệnh phải sử dụng thêm một số loại thuốc.

Tuy nhiên, ở những trường hợp bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác. Người bệnh phải chấp nhận phẫu thuật để loại bỏ u nang, nhất là tình trạng u ác tính, có dấu hiệu biến chứng hoặc xoắn, vỡ nang nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng cho thai phụ khi cần thiết. Do vào 3 tháng giữa của thai kỳ, hoàng thể thai kỳ đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Quá trình nuôi dưỡng bào thai sau đó đã được nhau thai thực hiện, đồng thời tử cung của thai phụ cũng trở nên ổn định, ít nhạy cảm hơn.

Can thiệp ngoại khoa ở giai đoạn này an toàn hơn giai đoạn đầu thai kỳ. Những u nang sau khi được loại bỏ sẽ được mang đi xét nghiệm nhằm xác định xem chúng là dạng ác tính hay lành tính. Trường hợp nhận dạng là lành tính, mẹ bầu sẽ tiếp tục thai kỳ bình thường.

Ngược lại, nếu những u nang ở dạng ác tính, bác sĩ sẽ cân nhắc, đặt vấn đề trên hết là cứu tính mạng của thai phụ. Tùy vào tình trạng của hai mẹ con, nếu cần thiết phải mổ lấy thai, loại bỏ buồng trứng hoặc can thiệp điều trị bằng hóa chất, xạ trị nhằm kéo dài tiên lượng sống cho hai mẹ con hoặc cho một trong hai.

Giai đoạn tam cá nguyệt cuối

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, trường hợp thai phụ mang uy lành tính vẫn có thể chuyển dạ và sinh con bình thường. Nếu có sự cản trở trong việc sinh nở, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy thai. Đồng thời, trong khi tiến hành mổ bác sĩ cũng sẽ loại bỏ khối u cho sản phụ.

Tuy nhiên, ở dạng u ác tính, phẫu thuật lấy thai sẽ được thực hiện khi thai đã trưởng thành, sau khi sinh có thể sống khỏe mạnh. Ngoài ra, thai cũng sẽ được hỗ trợ bằng một loại thuốc trước khi tiến hành phẫu thuật lấy thai.

Giai đoạn sau khi sinh

Sau khi sản phụ đã sinh con, việc phẫu thuật loại bỏ u nang buồng trứng sẽ an toàn hơn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Dựa vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp sao cho hiệu quả và an toàn nhất.

Phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai

U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, phụ nữ nên chủ động phòng tránh bệnh từ sớm để hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể gây hại cho mẹ và bé. Một số lưu ý cho bạn đọc như sau:

Phụ nữ khi có ý định mang thai và sinh con nên chủ động thăm khám sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản. Thông qua thăm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ đưa ra những vấn đề hoặc tư vấn để phụ nữ bước vào thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Trong quá trình mang thai, chị em cũng nên tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ. Giai đoạn này cũng là thời điểm có thể nhận diện dễ dàng các khối u nang thông qua siêu âm thai. Phát hiện sớm giúp bác sĩ đưa ra phương án tốt nhất cho cả thai phụ và thai nhi.

Nếu trong quá trình mang thai có gặp những biểu hiện bất thường, thai phụ nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời, phòng tránh các rủi ro.

Chăm sóc cơ thể, chú ý dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt trước và trong thai kỳ để đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất, con có điều kiện phát triển từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời và trưởng thành.

U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, phụ nữ khi có ý định mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai nên thăm khám định kỳ. Sớm nhận biết và điều trị giúp chị em phòng tránh nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.

Bạn đang xem bài viết Bị U Nang Buồng Trứng Có Thai, Sinh Con Được Không? trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!