Xem Nhiều 3/2023 #️ Bệnh Sốt Virus, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 12 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bệnh Sốt Virus, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sốt Virus, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh sốt virus là gì?

Bệnh sốt virus hay sốt siêu vi, sốt dịch là một bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp có đến hơn 200 loại thuộc loại này.

Bệnh sốt virus là bệnh thường gặp, đây là bệnh không nguy hiểm tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tham khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh sốt virus là do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

Sốt virus bao lâu thì khỏi?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt siêu vi. Căn bệnh này sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên cần nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng của sốt siêu vi, tránh để bệnh chuyển biến phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản phổi,…

– Sốt cao: Sốt cao trên 38,5 độ kèm theo cảm giác khi nóng, lúc lạnh và đôi khi người bị co giật.

– Đau nhức: Đi cùng cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề là hiện tượng đau đầu dữ dội, đầu óc choáng váng.

– Biểu hiện ở đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.

– Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan.

– Khát nước: Cảm giác thèm nước dù uống nước liên tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn.

– Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

– Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.

– Rối loạn tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị sốt virus.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán và quản lý sốt virus dựa vào các biểu hiện lâm sàng hơn so với xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Vì các bệnh nhiễm trùng thường tự cải thiện, xét nghiệm là không cần thiết. Chẩn đoán được thực hiện bởi lịch sử điển hình của sốt với đau cơ và đau khớp nghiêm trọng. Phát ban da và tuyến bạch huyết sưng phải được xem xét đặc biệt.

Những việc cần làm khi bị sốt virus

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Chườm mát: Đầu tiên, hãy chườm trán bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và để người bệnh nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những người có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Nên cho người bệnh ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Người bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Nên chăm sóc tốt bằng cách bổ sung vitamin, uống bù nước, hạ sốt nhanh… thì thời gian bị bệnh của bạn càng được rút ngắn.

Phải đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi bị ốm, không nên cho đến nơi công cộng.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng.

Một điều cần được chú ý là người lớn bị sốt siêu vi thường kéo dài và nặng nề hơn ở con trẻ. Vì khi ốm, người lớn thường chủ quan hơn trong điều trị vì cho đó là cảm sốt bình thường nên nhiều người vẫn đi làm không ngừng nghỉ trong khi chế độ ăn uống lại thất thường sẽ làm cơ thể dễ bị bệnh tật hạ gục.

Cách điều trị bệnh sốt virus

Bệnh sốt virus chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng:

– Cho người bệnh uống thuốc paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần để hạ sốt.

– Vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

– Nếu triệu chứng ho không giảm phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc: Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi cơn sốt.

– Sau khi hạ sốt cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Bạn phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm:

Sốt cao (trên 38,5 độ, đặc biệt trên 39 độ) mà thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng.

Người bệnh lơ mơ, ngủ li bì, đau đầu thường xuyên và tần xuất gia tăng, co giật.

Buồn nôn, nôn mửa, nôn khan nhiều.

Sốt cao kéo dài (trên năm ngày)

Cách phòng bệnh sốt virus

Sốt virus rất khó để ngăn chặn. Chúng xảy ra như dịch bệnh lây nhiễm phụ thuộc vào phương thức lây lan. Vắc-xin đã được thử nhắm mục tiêu các vi rút đường hô hấp và đường tiêu hóa với rất ít thành công do một số tiểu nhóm của virus với các hình thức khác nhau của kháng nguyên, tất cả đều không thể được phủ bằng một loại vắc xin duy nhất. May mắn thay vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là nhẹ và tự cải thiện, chúng ta có thể yên tâm hoàn toàn bình phục.

Đối với trẻ em bị sốt virus:

– Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Vì thế khi người lớn bị sốt, không nên cho bé tiếp xúc với người bị sốt.

– Khi bé bị sốt, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác.

– Hạn chế dùng điều hòa trong phòng, thay thế bằng biệc mở cửa thông thoáng.

Sốt Virus, Triệu Chứng Cách Điều Trị Sốt Virus

Sốt virus rất dễ nhầm với sốt xuất huyết và khác với sốt thông thường cần được phát hiện và điều trị ngay tránh để biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm?

Vậy triệu chứng của sốt virus là gì ?

– Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ em bị sốt virus là trẻ bị sốt cao 39-40oC, có thể cao hơn lên đến 41oC

– Triệu chứng thứ 2 khi trẻ bị sốt virus là trẻ quấy khóc nhiều (đối với những trẻ dưới 5 tuổi), còn đối với trẻ em lớn hơn từ 6 tuổi trở lên trẻ thường xuyên kêu đau khắp mình, cơ thể

– Triệu chứng tiếp theo thường gặp khi trẻ em bị sốt virus nữa là trẻ bị viêm đường hô hấp, biểu hiện cụ thể là trẻ bị ho nhiều, họng sưng đỏ kèm theo hắt hơi, sổ mũi

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là phân xuất hiện chất nhầy, lỏng – thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi trẻ sốt cao và ngược lại với những trường hợp trẻ bị sốt virus đường tiêu hóa thì lại xuất hiện đầu tiên

– Trẻ bị viêm hạch, biểu hiện là ở các vùng đầu, cổ và mặt trẻ sẽ xuất hiện hạch có thể sờ hoặc nhìn thấy

– Sốt virus kèm theo phát ban, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi bị sốt 3 ngày và trẻ sẽ hạ sốt hơn

– Sốt virus kèm theo triệu chứng bị viêm kết mạc mắt ở trẻ, biểu hiện là trẻ có thể bị chảy nước mắt, phần kết mạc ở mắt bị đỏ và mắt có nhiều dử hơn

– Trẻ bị nôn là biểu tiếp theo dễ nhận thấy khi bị sốt virus, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi ăn

Cách điều trị sốt virus?

– Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt liều lượng là 6 giờ/lần

– Thường xuyên chườm khăn mát cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mát và để trẻ nằm ở nơi thoáng mát

– Dùng thuốc chống co giật kết hợp với thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sỹ khi trẻ bị sốt cao ở mức 38,5oC

– Bù thêm nước cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ ăn như cháo loãng, ăn nhiều chất dinh dưỡng để bù thêm dinh dưỡng cho trẻ

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm cho trẻ và phải tắm trong phòng kín

Sốt Virus: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Sốt virus tuy là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến bội nhiễm. Do đó, bệnh nhân cần sớm được chuẩn đoán để có phương pháp điều trị thích hợp.

Sốt cao là triệu chứng đầu tiên với nhiệt độ trên 38 độ và có thể lên đến 41 độ, đi kèm là cảm giác khi nóng, khi lạnh. Đối với trẻ em nếu sốt cao có thể xuất hiện triệu chứng co giật.

Đau nhức đầu dữ dội với các biểu hiện choáng váng đầu óc, mắt hoa, quay cuồng.

Mệt mỏi, đau nhức toàn thân nhất là các khu vực cơ bắp.

Khát nước, miệng đắng cần uống nước liên tục để bù lại lượng nước đã mất.

Phát ban xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban hồng li ti không sần.

Các biểu hiện viêm đường hô hấp như họng đỏ, sưng tấy, đau rát, nước mũi chảy, hắt hơi liên tục…

Nôn và nôn khan có thể xảy ra sau bữa ăn do ảnh hưởng của triệu chứng viêm đường hô hấp dẫn đến. Tăng tiết dịch nhầy làm cho cổ họng người bệnh mẫn cảm hơn, dễ gây nôn.

Một số trường hợp bị sốt virus do các vi khuẩn viêm đường tiêu hóa gây ra sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, nhầy.

Bệnh sốt virus không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc tốt hoàn toàn có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm thì có các bác sĩ khuyến cáo nên điều trị tập trung vào các triệu chứng của bệnh nhân. Theo đó:

Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt Paracetamol để giảm thân nhiệt. Với liều lượng 10mg/1kg, 4 – 6 giờ 1 lần.

Đối với các trường hợp bị mất nước do sốt cao cần tăng cường cho bệnh nhân uống nhiều nước. Có thể uống thêm nước oresol pha sẵn hoặc tự pha để cân bằng điện giải trong cơ thể.

Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận như mắt, mũi, họng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý để phòng tránh bội nhiễm.

Đối với các trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp có biến chứng sang viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi cần điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng cách cho ăn cháo loãng, súp, uống thêm sữa và ăn thêm hoa quả chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng ngừa sốt virus

Sốt virus là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây từ người này qua người khác bằng con đường tiếp xúc. Do đó, các bạn cần có biện pháp phòng trừ bệnh bằng cách:

Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh sát khuẩn.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày.

Tăng cường ăn thêm nhiều hoa quả có vitamin C để tăng sức đề kháng phòng chống bệnh.

Khi phát hiện bị sốt virus nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Vào mùa dịch hạn chế đến chỗ đông người, ít dùng điều hòa mà thay vào đó nên mở cửa sổ để cho không khí được lưu thông và sạch sẽ hơn.

Trên thực tế cách phát hiện sốt virus nhanh nhất đó là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể lúc bị sốt. Nếu thấy thân nhiệt tăng cao từ 38,5 độ trở lên chắc chắn bạn đã bị sốt virus. Khác với các loại sốt thông thường sốt virus khởi phát đột ngột và thường sốt với nhiệt độ rất cao thậm chí lên đến 41 độ. Do đó, các bạn nên sắm cho gia đình một chiếc nhiệt kế điện tử Domotherm để đo nhiệt độ nhanh và chính xác.

Thương hiệu Domotherm là thương hiệu nổi tiếng tại Đức. Với hàng trăm năm lịch sử hình thành và phát triển, thương hiệu Domotherm đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn thế giới. Trong đó, sản phẩm cặp nhiệt độ điện tử Domotherm được xem là sản phẩm tiêu biểu nhất. Với nhiều ưu điểm như:

Thiết kế thông minh với đầu đo linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng từ trẻ em cho đến người già.

Đo nhiệt độ nhanh và chính xác với sai số là +-0.1 độ C.

Sản phẩm có khả năng chống thấm nước 100% nên rất an toàn khi sử dụng.

Pin có độ bền lâu dài sử dụng được gần 1.000 lần đo.

Chất liệu thân thiện với môi trường không gây hại cho sức khỏe con người.

Virus Rota: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh

Tiêu chảy là hiện tượng đi phân lỏng bất thường với tần suất từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Bệnh gây mất nước và điện giải đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Trong đó, Virus Rota là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến bênh tiêu chảy ở trẻ em. Vậy virus gây ra những tác hại như thế nào? Làm thế nào để phòng chống và chữa trị cho trẻ nhiễm virus Rota? Hãy tìm hiểu ngay.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa tiêu chảy do vi-rút Rota với tiêu chảy do phẩy khuẩn tả hoặc các bệnh tiêu hóa khác như ,… Thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu của các loại bệnh tiêu chảy để có biện pháp xử lý phù hợp.

Virus Rota là gì?

Vi rút này được truyền bởi đường phân-miệng. Nó lây nhiễm và phá hủy tế bào ở thành ruột non và gây ra viêm dạ dày ruột. Ngoài tác hại của nó đối với sức khỏe con người, vi rút rota còn lây nhiễm trong động vật, và là một mầm bệnh của vật nuôi.

Nguyên nhân lây nhiễm

Vi rút rota lây qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm vi rút rota và cũng có thể qua đường hô hấp. Cụ thể như:

Chủ yếu là đường phân – miệng: Phân của một bệnh nhân có thể chứa tới 10 nghìn tỷ hạt mang bệnh trong một gam và chỉ cần chừng 10 đến 100 trong số đó là đủ để lây nhiễm bệnh sang người khác.

Qua tiếp xúc với tay hoặc đồ chơi, vật dụng bị nhiễm virus Rota: Vi rút rota tồn tại bền vững trong môi trường thông thường. Và có khả năng sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo, trên tay người sống được vài tiếng. Vậy nên bệnh có khả năng lây nhiễm cao.

Có thể lây qua đường hô hấp. Ngoài ra có thể lây ngoài cộng đồng hoặc lây chéo trong bệnh viện

Đặc biệt nó được tìm thấy trong các mẫu nước sông suối. Những nguồn nước bị nhiễm bẩn, nước chưa được xử lý đúng cách. Hay dụng cụ chứa nước không đảm bảo vệ sinh.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy do virus Rota

Bệnh do vi rút rota gây ra thường có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước, và sốt nhẹ. Một khi trẻ bị nhiễm virus, có một khoảng thời gian ủ bệnh cỡ hai ngày trước khi triệu chứng xuất hiện. Sau đó là khoảng 4 đến 8 ngày tiêu chảy nhiều. Đồng thời kèm theo cảm giác đau bụng và sốt. Tuy nhiên, chỉ sốt nhẹ ở nhiệt độ khoảng dưới 38,5ºC. Kéo dài 1 – 3 ngày.

Đặc biệt khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm. cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhà. Cụ thể là các triệu chứng như:

Tiêu chảy nặng, phân có máu.

Nôn ói hơn 3 giờ.

Sốt cao nhiệt độ hơn 39ºC.

Trẻ mất nước, kích thích, vật vã,…

Hoặc li bì, hôn mê, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt.

Tiêu chảy do virus Rota có tái nhiễm không?

Nhiễm vi rút rota loài A có thể xảy ra suốt đời người. Với lần nhiễm đầu tiên thường kèm theo các triệu chứng điển hình. Thế nhưng các lần nhiễm sau này sẽ dần ít có biểu hiện bệnh, do hệ thống miễn dịch đã bảo vệ tốt hơn. Do đó, tỷ lệ nhiễm có triệu chứng rõ nét xảy ra nhiều hơn ở trẻ dưới 2 tuổi và giảm dần tới năm 45 tuổi.

Việc lây nhiễm ở trẻ sơ sinh, mặc dù thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, lại chỉ thể hiện bằng những triệu chứng nhẹ hoặc không thể hiện gì. Những triệu chứng nặng nhất thường thể hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 năm tuổi. Hoặc ở những người già, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.

Do sự phát triển của hệ miễn dịch từ tuổi ấu thơ, đa số người lớn không bị nhạy cảm với vi rút rota. Vì thế các bệnh viêm và đau dạ dày và ruột ở người lớn thường do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên việc lây nhiễm không phát bệnh ở người lớn vẫn có thể gây ra lây lan vi rút trong cộng đồng.

Điều trị tiêu chảy do virus Rota như thế nào?

Bởi vì kháng sinh không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy do virus Rota. Vậy nên phương pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh.

Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ

Bù nước, điện giải tại nhà: Cho trẻ uống nước nhiều hơn, tích cực bú mẹ. Cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của nhà thuốc.

Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ như bình thường. Không quá kiêng hem sẽ làm trẻ thiếu chất, dễ suy dinh dưỡng.

Theo dõi tình trạng: Đặc biệt là tinh trạng mất nước, nôn, sốt để bù nước kịp thời hoặc đưa đến cơ sở y tế.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Vì có thể làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột không thải được phân ra ngoài.

Đối với trường hợp tiêu chảy nặng

Khi quan sát thấy trẻ mất nước nặng. Như vật vã, kích thích, quấy khóc, uống nước háo hức, tiểu ít, khóc không có nước mắt, da nhăn nheo, ngủ li bì, hôn mê cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để truyền dịch tránh để lâu gây trụy mạch trẻ tử vong cao.

Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin Rota. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm rota virus qua đường tiêu hóa. Từ thức ăn, thức uống, đồ vật nhiễm bẩn. Vì thế, nên thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi để hạn chế bệnh. Đồng thời giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi cầm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, vì virus Rota còn thường xuất hiện trong nguồn nước. Nên các gia đình cũng nên sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh. Sử dụng máy lọc nước để có thể loại bỏ các có hại trong nước. Sử dụng nguồn nước đảm bảo sẽ giúp sức khoẻ của bạn cũng như của gia đình bạn được bảo vệ.

Sốt Xuất Huyết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vì thế hãy hiểu biết về sốt xuất huyết triệu chứng và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa có tính chất truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây lan nhanh thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Do chưa có vacxin phòng tránh vì vậy bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi và chẩn đoán sớm, có cách xử lí kịp thời.

Sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng sốt cao

Triệu chứng và cách điều trị sốt xuất huyết

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khởi phát đột ngột nhưng sẽ trải qua 3 giai đoạn chính là:

Giai đoạn sốt nóng: Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40 độ. Sốt liên tục trong 3-4 ngày liền mà không dứt.

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) bệnh thường được bộc lộ ở nhiều dạng như xuất huyết trên da đó là những vết chấm đỏ hoặc vết bầm. Sốt xuất huyết chảy máu chân răng, chảy máu nướu hoặc chảy máu cam. Nôn hoặc đi đại tiện ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn. Dấu hiệu này rất giống với xuất huyết dạ dày hoặc viêm đại tràng cấp tính.

Giai đoạn sốc: Giai đoạn này thường rơi vào ngày 3 – 6 của bệnh, lúc này bệnh đã chuyển nặng. Với trẻ em khi đã hết sốt cao sẽ chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Những dấu hiệu của sốc bệnh nhân sẽ mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chan tay lạnh.

Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể biến chứng thành xuất huyết não, biểu hiện ban đầu là không rõ ràng nhưng cuối cùng người bệnh sẽ bị hôn mê nhanh và nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả nhất

Khi phát hiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà đưa ra cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:

Khi điều trị triệu chứng, bệnh nhân sốt cao từ 39oC trở lên, thì cần phải dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo đang mặc và lau mát bằng nước ấm.

Cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc, lao động nặng nhọc.

Nên ăn cháo loãng, uống sữa, súp để tiêu hóa dễ dàng hơn

Chú ý bù nước nhiều hơn bình thường có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oserol.

Nên sử dụng thuốc Paracetamol và lau và chườm nước ấm khi bị sốt cao. Khi dùng thuốc hạ nhiệt chỉ nên sử dụng loại paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 – 15mg/kg cân nặng trong một lần. Mỗi lần uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 giờ. Tổng liều lượng thuốc paracetamol cần dùng không được quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ.

Tuyệt đối không dùng những lọai thuốc khác có tác dụng hạ nhiệt như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen… để điều trị sốt xuất huyết.

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc người có dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, sốt li bì , chân tay lạnh, đau bụng nhiều hơn, nôn ói không ngớt, da môi bầm, mất nước trầm trọng, da nhăn nheo thì nên chuyển ngay đến các cơ sở ý tế biết được sốt xuất huyết triệu chứng và cách điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sốt Virus, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!