Xem Nhiều 3/2023 #️ Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thường xuyên đau đầu dữ dội, đau sau mắt

Nghe thấy tiếng vù vù trong đầu, đập theo mạch

Buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt

Mất thị lực

Có các giai đoạn mù trong vài giây ở một hoặc hai mắt

Khó nhìn sang một bên

Nhìn đôi

Thấy các chớp sáng

Đau cổ, vai và lưng

Thỉnh thoảng, các triệu chứng đã ngưng có thể tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.

2. Nguyên nhân gây ra Giả u não là gì?

Nguyên nhân của giả u não vẫn chưa được biết rõ. Nếu xác định được nguyên nhân, thì tình trạng giả u này được gọi là tăng áp lực nội sọ thứ phát.

Não và tủy sống được bao quanh bởi dịch não tủy, giúp hạn chế chấn thương do va chạm. Dịch não tủy được tiết ra ở não và cuối cùng được hấp thu vào mạch máu ở một mức độ hằng định. Tăng áp lực nội sọ trong giả u não có thể do rối loạn trong quá trình hấp thu dịch não tủy.

3. Yếu tố nguy cơ của Giả u não là gì?

Béo phì

Phụ nữ béo phì ở độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao mắc bệnh giả u não.

Thuốc

Các chất gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:

Hormon tăng trưởng

Kháng sinh tetracycline

Vitamin A quá mức

Bệnh lý

Các tình trạng gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:

Bệnh Addison

Thiếu máu

Rối loạn đông máu

Bệnh thận

Lupus

Hội chứng buồng trứng đa nang

Ngưng thở khi ngủ

Suy tuyến cận giáp

4. Giả u não gây ra biến chứng gì?

Một số trường hợp giả u não gây giảm thị lực và dần có thể dẫn đến mù lòa.

5. Chẩn đoán Giả u não bằng cách nào?

Để chẩn đoán giả u não, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng và tiền căn bệnh lý, kết hợp với khám lâm sàng và xét nghiệm.

Khám mắt

Nếu nghi ngờ giả u não, khám mắt để tìm dấu hiệu phù gai thị.

Khám thị trường để tìm các điểm mù bất thường. Ngoài ra, có thể xét nghiệm hình ảnh học mắt để đo độ dày của võng mạc (chụp cắt lớp võng mạc).

Hình ảnh học sọ não

Chụp MRI hoặc CT scan sọ não để loại trừ các bệnh lý khác gây ra triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như u não và huyết khối.

Chọc dò tủy sống

Giúp đo áp lực nội sọ và phân tích dịch não tủy. Thủ thuật này sử dụng một cây kim đưa vào giữa 2 đốt sống thắt lưng và lấy một lượng nhỏ dịch não tủy ra để đem đi xét nghiệm.

6. Điều trị bệnh Giả u não như thế nào?

Mục tiêu điều trị bệnh giả u não là cải thiện triệu chứng và giữ cho thị lực không giảm nữa.

Nếu bạn bị béo phì, bác sĩ có thể đề nghị chế độ giảm cân ít natri để cải thiện triệu chứng.

Thuốc

Thuốc điều trị glaucoma. Một trong những thuốc được sử dụng đầu tiên là acetazolamide. Giúp giảm tiết dịch não tủy và giảm triệu chứng. Tác dụng phụ bao gồm đau dạ dày, mệt mỏi, tê ngứa ngón tay, ngón chân và miệng, sỏi thận.

Các thuốc lợi tiểu khác. Nếu acetazolamide không hiệu quả sẽ kết hợp thêm một thuốc lợi tiểu khác, giúp làm giảm lượng dịch bằng cách tăng lượng nước tiểu.

Thuốc điều trị migraine. Các thuốc này đôi khi có thể làm giảm đau đầu nặng trong giả u não.

Phẫu thuật

Nếu thị lực bị giảm, phẫu thuật giảm áp lực quanh thần kinh thị hoặc giảm áp lực nội sọ là cần thiết.

Mở bao thần kinh thị. Trong phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ tạo một cửa sổ trên bao thần kinh thị để cho dịch thoát ra ngoài. Thị lực thường sẽ ổn định hoặc cải thiện hơn. Hầu hết người bệnh điều trị một bên mắt đều cho kết quả tốt ở cả hai mắt. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công và cũng có thể làm nặng thêm các vấn đề về thị lực.

Tạo shunt. Đưa một ống dài, nhỏ (shunt) vào não hoặc tủy sống thắt lưng để dẫn lưu dịch não tủy. Ống dẫn lưu sẽ được để dưới da và thông đến bụng. Thường chỉ đặt shunt khi tình trạng sức khỏe ổn định. Tác dụng phụ bao gồm tắc ống dẫn lưu, đau đầu nhẹ và nhiễm trùng.

Đặt stent xoang tĩnh mạch. Hiếm khi được sử dụng. Stent sẽ được đặt vào tĩnh mạch lớn trong sọ để làm tăng khả năng lưu thông máu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích và nguy cơ của thủ thuật này.

Khi bạn có giả u não, bạn cần phải đi khám mắt thường xuyên để theo dõi những thay đổi trong diễn tiến bệnh.

Lối sống

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ giả u não ở phụ nữ. Ngay cả ở phụ nữ không bèo phì, tăng cân vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn thị giác này.

Giả u não có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở phụ nữ béo phì và trong độ tuổi sinh đẻ. Điều trị thuốc giúp làm giảm áp lực nội sọ và giảm đau đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật. Nếu bạn có các triệu chứng của giả u não, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Vũ Thành Đô

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Lý U Màng Não

U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên tỉ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.

PGS.TS Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: U màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ, biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực.Dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ: mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực 1 phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi,lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, co giật. Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

Chụp Cộng hưởng từ sọ não là chỉ định được khuyến cáo cho các trường hợp có biểu hiện lâm sàng gợi ý trên. Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định u não.Cắt lớp vi tính sọ não có tiêm thuốc cản quang cũng giúp chẩn đoán xác định khối u màng não.Giải phẫu bệnh lý: kết quả giải phẫu bệnh thường có sau 7 – 10 ngày sau mổ, giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo sau mổ.Đa số khối u màng não đều có chỉ định phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u (toàn bộ, gần toàn bộ hoặc sinh thiết một phần u) và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sỹ lựa chọn các kỹ thuật mổ như:Phẫu thuật mở nắp sọ kinh điển, phẫu thuật ít xâm lấn mở nắp sọ lỗ khoá, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm hoặc qua não thất.

Theo dõi là một lựa chọn điều trị với một số trường hợp: Khối u màng não nhỏ không có biểu hiện lâm sàng, tình cờ phát hiện; U nằm ở vị trí vùng chức năng quan trọng như: vùng vận động, quanh mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, xoang tĩnh mạch lớn; Khối u được theo dõi trong một thời gian tái khám nhiều lần tăng kích thước không đáng kể; Khối u đã phẫu thuật nhưng còn 1 phần tồn dư hoặc tái phát ở các vị trí khó phẫu thuật.

Tuổi cao và bệnh lý kèm theo là yếu tố cân nhắc có phẫu thuật được hay không. Chỉ định sau mổ với khối u có giải phẫu bệnh lý độ 2 trở lên hoặc khối u kích thước nhỏ dưới 3cm với các trường hợp không phẫu thuật được.Các phương pháp tia xạ sử dụng: xạ trị phân liều, xạ trị định vị, xạ trị bằng chùm proton, dao gamma (sử dụng chùm mảnh photon gamma).Mục đích nhằm giảm nguy cơ tái phát u, u tồn dư sau mổ.

Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, U thần kinh đệm, U tuyến yên, U sọ hầu, U nền sọ.

Đặc biệt, chương trình miễn phí cho 10 người đầu tiên có chỉ định chụp MRI/Cộng hưởng từ đã đăng ký qua tổng đài chăm sóc khách hàng 19001902.

Thời gian khám: Ngày 28 tháng 3 năm 2020

Địa điểm: Phòng khám 11, Tầng 2, nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Đăng ký trực tiếp qua Tổng đài CSKH 19001902

Chẩn Đoán Bệnh Đột Quỵ Não, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Đột Quỵ Não

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não).

Đột quỵ não xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân. Đặc biệt, đột quỵ có thể xảy đến với tất cả mọi người không kể lứa tuổi hay giới tính (ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi, tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua). Người bệnh bị đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong thứ ba mà còn gây tàn phế hàng đầu cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%.

Đột quỵ não được chia làm 2 loại chính: đột quỵ do chảy máu não (chảy máu nội sọ, chảy máu khoang dưới nhện) và đột quỵ do thiếu máu não (nhồi máu não, cơn tai biến mạch máu não thoáng qua).

Phòng ngừa bệnh Đột quỵ não

Mặc dù đột quỵ não có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn có nhiều cách phòng tránh như:

Thay đổi lối sống: không hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu, bia, không sử dụng các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh ăn mặn, đồ chiên dầu mỡ và hạn chế đồ ngọt..), hạn chế làm việc căng thẳng thần kinh quá sức, tránh thức khuya,…

Dùng thuốc và điều trị bệnh (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ (kiểm soát huyết áp, đường máu và các rối loạn chuyển hóa khác nếu có)

Triệu chứng bệnh Đột quỵ não

Các triệu chứng của đột quỵ não có bản chất là do sự thiếu hụt các chức năng thần kinh do thiếu mãu não gây ra. Có các nhóm triệu chứng chính bao gồm:

Liệt vận động: từ mức độ nhẹ (giảm khả năng vận động của các chi) đến mức độ nặng (liệt hoàn toàn một bên cơ thể, bên trái hoặc phải)

Liệt các dây thần kinh sọ: có nhiều biểu hiện phong phú như liệt mặt, mắt nhắm không kín,…

Rối loạn cảm giác: cảm giác tê bì trên da hoặc không cảm nhận được sự đau, nóng hay lạnh…

Rối loạn ý thức: mức độ nhẹ từ trạng thái lơ mơ đến mức độ nặng là hôn mê

Rối loạn ngôn ngữ: không nói được hoặc lời nói không rõ, không hiểu người khác nói gì,…

Các biện pháp điều trị bệnh Đột quỵ não

Tùy theo các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não, phương pháp điều trị đột quỵ bao gồm:

Đột quỵ do nhồi máu não gây ra: tiêu sợi huyết (dùng thuốc để làm tan cục máu đông đang gây tắc mạch máu), đặt stent mạch não, can thiệp nội mạch não.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như warfarin (Coumadin), aspirin hoặc lopidogrel (Plavix).

Đột quỵ do xuất huyết não: tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định từ điều trị nội khoa đến can thiệp phẫu thuật.

Chẩn đoán đột quỵ não dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, tuy nhiên để chẩn đoán xác định loại đột quỵ thì phải dựa vào các biện pháp chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI).

Nguyên nhân bệnh Đột quỵ não

Tùy loại đột quỵ não mà có những nguyên nhân khác nhau: tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, rung nhĩ, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá…

Đối tượng nguy cơ bệnh Đột quỵ não

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não, bao gồm:

Lối sống tĩnh tại, lười vận động, thừa cân, béo phì, lạm dụng các chất kích thích như rượu, ma túy

Các yếu tố nguy cơ tim mạch: hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), lứa tuổi và giới tính (nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi)

Các yếu tố khác: tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch (suy tim, rung nhĩ, một số bệnh van tim, tim bẩm sinh…)

Copyright © 2019 – Sitemap

U Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tổng quan bệnh U tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone tư các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone tăng tiết sữa prolactin, hormone kích thích tuyến giáp.

U tuyến yên là hiện tượng một khối khối u nằm trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Khi khối u tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.

Nguyên nhân bệnh U tuyến yên

Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của u tuyến yên, chỉ có rất ít trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ.

U tuyến yên có nguy hiểm với sức khoẻ của con người và đặc biệt nguy hiểm hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh U tuyến yên

Tùy thuộc vào các loại nội tiết tố do khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u mà mỗi người bệnh lại có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó có thể chia ra 3 nhóm dấu hiệu như sau:

Rối loạn nội tiết:

Dấu hiệu này do tăng tiết prolactin làm cho người bị bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, nặng hơn có thể bị vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có thể biểu hiện bằng dấu hiệu giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH làm cho người bị bệnh có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to bất thường…dẫn đến hình dáng người bệnh rất đặc biệt so với người bình thường.

Các dấu hiệu suy tuyến yên, giảm các nội tiết tố gây đến các dấu hiệu vô sinh, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Có một số trường hợp có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ.

Rối loạn thị giác:

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn nhìn, nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Khi khối u lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt… do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V.

Tăng áp lực trong sọ:

Khi có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê chính là lúc khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.

Đường lây truyền bệnh U tuyến yên

Đối tượng nguy cơ bệnh U tuyến yên

Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là người già. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình đã từng bị mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.

Phòng ngừa bệnh U tuyến yên

Để phòng ngừa bệnh u tuyến yên, trước hết cần thay đổi những thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau:

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

Không tự ý, tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi có bất kỳ các biểu hiện của bệnh, kịp thời thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên trong não, ngoài thăm khám có thể dùng các phương pháp sau:

Đo lường mức độ hormone thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Để tìm ra khối u và đo kích thước của khối u, sử dụng phương pháp chụp cộng huởng từ.

Kiểm tra thị lực để xác định được những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác.

Các biện pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị u tuyến yên hiện nay: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Điều trị u tuyến yên bằng những phương pháp cụ thể sau:

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với các bệnh nhân này cần duy trì việc tái khám thường xuyên để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển.

Đối với các trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu không thể cắt bỏ khối u bằng cách này có thể sử dụng loại bỏ khối u thông qua hộp sọ.

Phương pháp xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u vẫn bị tái phát.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!